Phương pháp quy đổi hóa thầy sơn

K

kite_lovely

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 17 : Cho 13,92 gam hỗn hợp X gồm Cu và một oxit sắt vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 2,688 lít khí
NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 42,72 gam muối khan. Công thức
của oxit sắt là
A. FeO. B. Fe3O4 C. Fe2O3 D. Fe3O4 hoặc FeO.
Câu 5: Cho 32 gam hỗn hợp gồm Fe, FeS và FeS2 tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 22,4 lít khí NO (ở
đktc) và dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, lọc, nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu
được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 32. B. 101,9. C. 69,9. D. 96,6
Câu 11: Cho 18,5 gam hỗn hợp gồm Fe và Fe3O4 vào 200ml HNO3 đun nóng. Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí
NO duy nhất (đktc), dung dịch X và còn lại 1,46 gam kim loại chứa tan. Nồng độ mol của dung dịch HNO3 đã dùng

A. 2,7M. B. 3,2M. C. 3,5M. D. 2,9M.
Câu 13: Hoà tan hoàn toàn 34,8 gam một oxit sắt dạng FexOy trong dung dịch H2SO4 đặc nóng. Sau phản ứng thu
được 1,68 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất đo ở đktc). Oxit FexOy là
A. FeO. B. Fe3O4 C. FeO hoặc Fe3O4 D. Fe2O3
Câu 15 : Cho hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 , Fe3O4 với số mol bằng nhau. Lấy a gam X cho phảnứng với CO nung
nóng sau phản ứng trong bình còn lại 16,8 lít hỗn hợp rắn Y. Hoà tan hoàn toàn Y trong H2SO4 đặc, nóng thu được
3,36 lít khí SO2 duy nhất (đktc). Giá trị của a và số mol H2SO4 đã phản ứng lần lượt là
A. 19,20 và 0,87. B. 19,20 và 0,51.
C. 18,56 và 0,87. D. 18,56 và 0,51.
Câu 15 e giải ra đc 0,87 còn a e tính ko đc nhờ thầy hướng dẫn cụ thế
Câu 16 : Hoà tan hoàn toàn 14,52 gam hỗn hợp X gồm NaHCO3 , KHCO3 và MgCO3 trong dung dịch HCl dư, thu
được 3,36 lít khí CO2 (đktc). Khối lượng muối KCl tạo thành trong dung dịch sau phản ứng là
Bài 16 mình quy thế nào và giải ra sao ạ .
 
K

kienthuc.

Mình xin góp ý!

Câu 17.
Bạn có để ý rằng nếu một hỗn hợp chứa các chất khử có lượng cho trước và độ tăng số oxi hóa không đổi sẽ phóng ra một lượng mol electron không đổi cho các chất oxi hóa.
Trở về bài toán, ta thấy X phóng ra lượng mol electron không đổi là 0,36mol (ĐLBT Electron)
Vậy, khi pứ với [TEX]O[/TEX] cũng sẽ phóng ra lượng mol electron trên => [TEX]nO[/TEX]=0,18mol. =>[TEX]mO[/TEX]=2,88.
Ta thấy rằng [TEX]mX+mO=mFe_2O_3+mCuO[/TEX] => [TEX]mFe_2O_3+mCuO[/TEX]=16,8g.
Ta gọi x là [TEX]nFe_2O_3[/TEX], y là [TEX]nCuO[/TEX].
=> 160x+80y=16,8 (I)
Từ khối lượng Muối => 484x+126y=42,72 (II)
=>x=0,03 . y=0,15
Ta có [TEX]nO[/TEX] trong oxit sắt ban đầu = [TEX]nO(Fe_2O_3)[/TEX]-[TEX]nO[/TEX] pứ với oxit sắt ban đầu (0,18-[TEX]nO[/TEX][TEX](CuO)[/TEX])
==> [TEX]nO[/TEX] trong oxit sắt ban đầu = 0,03.3 - 0,03=0,06 mol.
Ta có [TEX]nFe[/TEX]=0,06. [TEX]nO[/TEX]=0,06 => [TEX]FeO[/TEX].
Gặp những bài này bạn chỉ cần tưởng tượng trong đầu và bấm máy là ok :D!
Rất mong các bạn góp ý!
 
K

kienthuc.

Mình xin góp ý!

Câu 5.
Ta quy về [TEX]Fe[/TEX] và [TEX]S[/TEX].
Gọi x-->[TEX]Fe[/TEX], y-->[TEX]S[/TEX].
56x+32y=32 (I)
ĐLBT Electron: 3x+6y=3 (II)
Từ (I) và (II) => x=0,4 . y=0,3
[TEX]2Fe---->Fe_2O_3[/TEX]
0,4--------->0,2
=>[TEX]mFe_2O_3[/TEX]=32g.
Rất mong các bạn góp ý :D!
 
A

anhtraj_no1

câu 11 :


3 Fe3O4 +28 HNO3->9Fe(NO3)3 +NO+14H2O
a .................................. 3a
Fe+4HNO3->Fe(NO3)3 +NO+2H2O ( * )
b .....4b................. b
Fe + 2 Fe(NO3)3->3Fe(NO3)2 ( * * )

[TEX]\frac{3a+b}{2}[/TEX].... 3a+b
nFe3O4 = a mol nFe ( * ) = b mol

ta có 232a+56b +56* [TEX]\frac{3a+b}{2}[/TEX] =18,5 - 1,46

[TEX]\frac{a}{3}[/TEX] + b=0.1 mol

=>a=0.03 mol b=0.09 mol
=>nHNO3=0.64 mol
=>CM=3.2 M
 
K

kienthuc.

Mình xin góp ý!

Tương tự ở đây mình cũng quy đổi thành [TEX]Fe[/TEX] và [TEX]O[/TEX].
Sau pứ còn lại 1,46g [TEX]Fe[/TEX] => dd X chứa toàn là [TEX]Fe^{2+}[/TEX].
Gọi x-->[TEX]nFe[/TEX](pứ), y-->[TEX]nO[/TEX]
56x+16y=17,04 (I)
ĐLBT Electron: 2x-2y=0,3 (II)
Từ (I) và (II) => x=0,27. y=0,12.
Ta biết rằng [TEX]HNO_3[/TEX] pứ sẽ đi theo 2 hướng là muối và SPK ở đây là [TEX]NO[/TEX] => [TEX]nHNO_3[/TEX] = 2[TEX]Fe^{2+}+nNO[/TEX] = 0,64mol.
=>CM[TEX]HNO_3[/TEX]=3,2M
Rất mong các bạn góp ý :D!
 
K

kienthuc.

Mình xin góp ý!

Câu 13. Tương tự bài với câu 17 mình làm như thế này.
Ta quy oxit sắt trên thành [TEX]Fe_2O_3[/TEX].
m[TEX]Fe_xO_y[/TEX]+m[TEX]O[/TEX]=m[TEX]Fe_2O_3[/TEX] = 34,8 + 0,075.16 = 36g =>[TEX]nFe_2O_3[/TEX]=0,225mol =>[TEX]Fe[/TEX][TEX](Fe_2O_3)[/TEX]=0,45mol
Bạn cần chú ý rằng lượng [TEX]Fe[/TEX] hoàn toàn không bị thay đổi => n[TEX]Fe[/TEX]([TEX]Fe_xO_y[/TEX]) = 0,45mol => [TEX]nO[/TEX][TEX](Fe_xO_y)[/TEX]= 0,6mol =>[TEX]\frac{0,45}{0,6}=\frac{3}{4}[/TEX] =>[TEX]Fe_3O_4[/TEX]
Rất mong các bạn góp ý :D!
 
K

kienthuc.

Mình xin góp ý!

Câu 15. Mình cũng dùng pp ở câu 17 ;)
Ta quy hỗn hợp [TEX]Y[/TEX] thành [TEX]Fe_2O_3[/TEX] => [TEX]mY[/TEX]+[TEX]mO[/TEX]=[TEX]mFe_2O_3[/TEX] = 19,2g.
[TEX]nFe_2O_3[/TEX] = 0,12mol =>[TEX]nFe(Fe_2O_3)[/TEX]=0,24.
Bạn chú ý rằng [TEX]Fe_3O_4[/TEX] thực chất là [TEX]FeO.Fe_2O_3[/TEX] vậy ta quy đổi [TEX]X[/TEX] thành 2 chất có số mol bằng nhau.
Mình đã nói rằng [TEX]nFe[/TEX] không thay đổi =>[TEX]nFe(X)[/TEX]=0,24mol
Ta gọi x-->[TEX]nFeO[/TEX]=[TEX]nFe_2O_3[/TEX].
ĐLBTNT [TEX](Fe)[/TEX]: x + 2x = 0,24 =>x = 0,08.
=>[TEX]mX[/TEX]=0,08.72+0,08.160=18,56.
Cái số mol của [TEX]H_2SO_4[/TEX] bạn đã tính được vậy mình kết thúc ở đây :)!
Rất mong các bạn góp ý!
 
Top Bottom