Phương pháp quy đổi của thầy Sơn.

Y

yolkstar

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

thầy ơi thầy làm ơn hướng dẫn giải bài 9, 11, 16, 18 trong phần bài tập tự luyện được không ạ? Đó là những bài em chưa làm được. Em cảm ơn thầy ạ.
Bài 9: đốt cháy 6,72 gam bột Fe trong không khí dư thu được hh X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 và Fe dư. Để hòa tan hết X cần dùng hết 255ml dung dịch chứa HNO3 2M thu được V lít khí NO2 (sp khử duy nhất, đo ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là ?
Bài 11: cho 18,5 gam hỗn hợp Fe và Fe3O4 vào 200ml dung dịch HNO3 đun nóng. Sau pứ thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch X còn lại 1,46 gam kim loại chưa tan. Nồng độ mol của HNO3 đã dùng là bao nhiêu?
Bài 16: Hòa tan 14,52 gam hỗn hợp X gồm NaHCO3, KHCO3 và MgCO3 trong dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít CO2 (đktc). Khối lượng KCl tạo thành trong dung dịch sau phản ứng là bao nhiêu ?
Bài 18: cho 9,12 gam hỗn hợp FeO, Fe2O3 và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl dư, sau khi các pứ xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y; cô cạn dung dịch Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. giá trị của m là bao nhiêu ?
Em cảm ơn.
 
N

ngocthao1995

Bài 9: đốt cháy 6,72 gam bột Fe trong không khí dư thu được hh X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 và Fe dư. Để hòa tan hết X cần dùng hết 255ml dung dịch chứa HNO3 2M thu được V lít khí NO2 (sp khử duy nhất, đo ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là ?

nHNO3=0,51 mol

nFe=0,12 mol

--> nFe(NO3)3=0,12 mol (bảo toàn Fe)

Bảo toàn N --> nNO2=nHNO3-3.nFe(NO3)3

--> nNO2=0,15 mol

--> VNO2=3,36L

m là gì vậy bạn?
 
K

kienthuc.

Mình xin giúp bạn ở những câu hỏi này nhé!

thầy ơi thầy làm ơn hướng dẫn giải bài 9, 11, 16, 18 trong phần bài tập tự luyện được không ạ? Đó là những bài em chưa làm được. Em cảm ơn thầy ạ.
Bài 9: đốt cháy 6,72 gam bột Fe trong không khí dư thu được hh X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 và Fe dư. Để hòa tan hết X cần dùng hết 255ml dung dịch chứa HNO3 2M thu được V lít khí NO2 (sp khử duy nhất, đo ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là ?
Bạn ngocthao1995 đã làm chính xác rồi, mình nghĩ m đo chính là hỗn hợp X.
Bạn dùng ĐLBT Electron: 3nFe=2nO+3nNO =>nO=0,045 mol => mX=mFe+mO = 7,44g.
Bài 11: cho 18,5 gam hỗn hợp Fe và Fe3O4 vào 200ml dung dịch HNO3 đun nóng. Sau pứ thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch X còn lại 1,46 gam kim loại chưa tan. Nồng độ mol của HNO3 đã dùng là bao nhiêu?
Sau pứ còn lại 1,46g kim loại vậy lượng pứ là 17,04g.
Do Fe dư nên theo quy tắc Anpha ta nhận được toàn [TEX]Fe^{2+}[/TEX]
Gọi x-->[TEX]Fe[/TEX]; y-->[TEX]Fe_3O_4[/TEX].
Theo đề bài, ta có: 56x+232y=17,04 (I)
Theo ĐLBT Electron: 2x-2y=0,3 (II)
Từ (I) và (II) =>x=0,18; y=0,03.
Ta có: [TEX]nHNO_3=2nFe+nNO=>nHNO_3[/TEX]=0,64mol => CM[TEX]HNO_3[/TEX]=3,2M
Bài 16: Hòa tan 14,52 gam hỗn hợp X gồm NaHCO3, KHCO3 và MgCO3 trong dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít CO2 (đktc). Khối lượng KCl tạo thành trong dung dịch sau phản ứng là bao nhiêu ?
Bạn thấy rằng phân tử khối của [TEX]MgCO_3[/TEX] bằng với phân tử khối của [TEX]NaHCO_3[/TEX]. Vậy ta quy chúng về 1 trong 2 chất tùy bạn chọn. Ở đây mình quy về [TEX]MgCO_3[/TEX].
Gọi x-->[TEX]MgCO_3[/TEX]; y-->[TEX]KHCO_3[/TEX].
Ta có: 84x+100y=14,52 (I)
Theo ĐLBTNT C, ta có: x+y=0,15 (II)
Từ (I) và (II) => x=0,03; y=0,12.
=>mKCl=8,94g.
Bài 18: cho 9,12 gam hỗn hợp FeO, Fe2O3 và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl dư, sau khi các pứ xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y; cô cạn dung dịch Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. giá trị của m là bao nhiêu ?
Em cảm ơn.
Bạn thấy đó khi pứ lượng Fe không tăng cũng không giảm vậy ở đây bạn dùng phương pháp bảo toàn nguyên tố là được rồi.
Thật ra [TEX]Fe_3O_4[/TEX] chính là [TEX]FeO.Fe_2O_3[/TEX] vậy bạn xem hỗn hợp ban đầu chỉ có [TEX]FeO[/TEX] và [TEX]Fe_2O_3[/TEX] thôi.
Vậy ta có [TEX]nFeCl_2=nFeO=nFe[/TEX]=0,06mol => mFeO=4,32g =>m[TEX]Fe_2O_3[/TEX]=4,8g =>[TEX]nFe_2O_3[/TEX]=0,03mol =>[TEX]nFeCl_3[/TEX]=0,06mol =>[TEX]mFeCl_3[/TEX]=9,75g.
Mến chào bạn!
 
Y

yolkstar

bạn ơi, ở bài 11 thì quy tắc alpha là như nào ??? :D
 
Last edited by a moderator:
K

kienthuc.

bạn ơi, ở bài 11 thì quy tắc alpha là như nào ??? :D
Mình viết phương trình minh họa cho bạn nè!
Khi pứ với [TEX]HNO_3[/TEX] thì tạo [TEX]Fe^{3+}[/TEX] truớc sau đó Fe dư nên sẽ xảy ra:
[TEX]Fe+Fe^{3+}------>Fe^{2+}[/TEX].

Bạn viết đúng vị trị của Fe và [TEX]Fe^{2+}[/TEX] theo dãy điện hóa là bạn thấy ngay :D
 
Top Bottom