Ngoại ngữ PHƯƠNG PHÁP NGHE CHÉP CHÍNH TẢ

Thư Võ

Cựu Cố vấn tập sự Tiếng Anh
Thành viên
14 Tháng tư 2017
88
126
46
23
Quảng Nam
Đại học ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Luyện nghe luôn là một vấn đề khó khăn mà đối với những bạn học ngôn ngữ mắc phải. Ai cũng muốn kĩ năng nghe mình tốt nhưng mình nghĩ rằng cái gì cũng cần quá trình nên hôm nay các bạn hãy thử qua phương pháp nghe chép chính tả nhé. Kiên trì thì khả năng nghe của các bạn sẽ tốt hơn nè.
I. NGHE CHÉP CHÍNH TẢ LÀ GÌ?

Nghe chép chính tả - đúng như cái tên của nó - là việc chúng ta nghe và chép lại mọi thứ mà mình nghe được một cách chính xác từng từ.
Ban đầu bạn sẽ cảm thấy phương pháp này thật sự khó khăn, vất vả và có phần nhàm chán, nhưng như người Anh đã nói: “Hard work pays off”, “No pain no gain”; điều gì càng khó khăn thì kết quả nó mang lại lại càng bất ngờ.
Nghe chép chính tả là phương pháp được khuyên dùng rất nhiều trong việc luyện nghe, đặc biệt là trong các bài thi lấy chứng chỉ như TOEIC (và cả IELTS).
II. CÁCH LUYỆN NGHE TOEIC THEO PHƯƠNG PHÁP NGHE CHÉP CHÍNH TẢ

1. Chuẩn bị

Điều quan trọng đầu tiên trước khi nghe đó là các bạn cần hết sức lưu ý trong việc chọn lọc nguồn để nghe chép:
▶ Khi mới bắt đầu, bạn chỉ nên chọn những đoạn ngắn 2-3 phút vì nếu chọn đoạn chép dài bạn sẽ nản mà không thể chép hết, cũng như khó tập trung trong suốt phần nghe của mình. Một đoạn nói khoảng 2 phút khi chép ra giấy sẽ có dung lượng khoảng 600-700 chữ (một trang A4 đánh máy, chữ size 12).
▶ Trước hết bạn nên chọn những chủ đề nghe mà bạn thấy thú vị để kích thích năng lượng cho đôi tai bạn thính hơn. Bạn cũng có thể tập nghe và chép những đoạn phim ngắn mà bạn yêu thích. Sau khi khả năng nghe được cải thiện bạn mới chuyển sang nghe các chủ đề khác đa dạng hơn.
▶ Chọn những đoạn phù hợp với trình độ nghe của bạn, nếu bạn nghe qua một hai lượt mà thấy không hiểu được ý chính và thấy quá khó thì bạn hãy chọn những đoạn khác phù hợp hơn.
▶ Chọn nghe nhiều giọng tiếng Anh (Anh-Anh, Anh-Mỹ, Anh-Úc…) và số lượng người tham gia hội thoại khác nhau để có thể thích ứng với đa dạng các ngữ điệu. Trong bài thi TOEIC không bao giờ chỉ có một giọng đọc và một người đọc.
2. Nghe và chép

▶ Đầu tiên, bạn nên nghe qua một lượt để nắm bắt tổng quan nội dung của video và làm quen với ngữ âm. Nếu bạn nghe phim thì không được bật phụ đề.
▶ Sau đó nghe kỹ từng câu một.
▶ Pause lại và chép hết những gì bạn nghe được.
▶ Bạn cũng có thể rewind (tua) để nghe lại và sửa nhé.
***Lưu ý:
- Bạn nên sử dụng GOM player thay vì trình chơi nhạc mặc định Window media player. Phần mềm này bạn có thể nghe từ đoạn A đến B, tua đi hoặc tua lại trong bao nhiêu giây bằng phím tắt…và rất nhiều tính năng hữu ích khác.
- Nếu bài đọc quá nhanh khiến bạn không chép kịp hoặc nghe kịp, hãy giảm tốc độ âm thanh của video xuống khoảng 0,75 (mức mặc định là 1) để dễ bắt kịp giọng đọc hơn mà vẫn rõ âm thanh. Tránh giảm tốc độ âm thanh xuống quá chậm, sẽ khiến giọng đọc bị méo và ríu chữ.
3. Đối chiếu transcript hoặc phụ đề:

▶ Mở transcript hoặc bật phụ đề và đối chiếu với những gì bạn chép.
▶ Chú ý những đoạn bạn không nghe chính xác.
▶ Sau khi kiểm tra, bạn phải biết tại sao mình lại nghe sai: có phải vì đó là từ mới, hay do bạn phát âm không đúng nên khi nghe bạn không hiểu được, hay do họ nối âm/nuốt âm nên bạn tưởng là từ mới… và ghi lại vào một quyển sổ để ghi nhớ sau này.
4. Đọc lại transcript

▶ Tra phiên âm những từ bạn không biết phát âm. Bạn nên sử dụng từ điển Oxford để chính xác và đầy đủ nhất.
untitledda.png

▶ Mở file nghe theo từng câu một.
▶ Pause lại sau đó nhìn vào transcript hoặc phụ đề đọc lại y hệt từng câu đó.
▶ Bạn cũng có thể rewind (tua) nghe lại và đọc nhại lại nhiều lần.
Đây được gọi là phương pháp Shadowing.
*** Lưu ý:
- Bạn hãy nghe thật kỹ phát thanh viên đọc, nhấn nhá, nối âm, lên xuống ở đâu. Bạn bắt chiếc giống hệt thế rồi đọc. Sau đó nghe lại phần thu âm giọng đọc của mình, xem chỗ nào chưa giống thì đọc lại. Sửa đến khi nghe lại thấy ưng ý thì thôi.Công việc này cũng khá là nản nhưng đây là cách luyện Pronunciation cực kỳ hiệu quả.
Đối với những trình độ cao hơn như IELTS và TOEIC thì phương pháp này không hẳn là hay nhưng đối với những bạn đang yếu kĩ năng nghe thì mình nghĩ phương pháp này sẽ hiệu quả và cải thiện kĩ năng nghe của các bạn.Thoạt đầu nên chọn những đoạn nghe đơn giản thôi sẽ đỡ nản và có động lực đừng dại mà chọn đoạn khó nha các bạn sẽ dễ làm mình nản lắm đấy. Phương pháp là một phần nhưng các bạn cần phải kiên trì nữa nha và lập cho mình 1 kế hoạch cụ thể để đạt được những gì mình mong muốn nhé.
Những nội dung trên đây mình cũng cop nhặt qua gg nên có lẽ 1 số bạn sẽ đọc rồi. Mình thì thấy phương pháp hay và tìm thêm thông tin cho phương pháp đó để mọi người được rõ hơn. Mong sự đóng góp ý kiến của các bạn nha. Và nếu có một nguồn nghe nào thú vị thì cùng chia sẻ để mọi người cùng biết nhé <3
 
Last edited:

38 LAND

Học sinh mới
Thành viên
1 Tháng chín 2019
1
1
1
29
TP Hồ Chí Minh
Đại học FPT
Cảm ơn bạn đã chia sẻ. Mình cũng đang rèn luyện nghe
 
  • Like
Reactions: Thư Võ
Top Bottom