1. Lai cùng dòng( tự̣ thụ̣ phấn, giao phối cận huyết):
a.Hiện tượng thóai hóa giống:
-Khi tự thụ phấn, giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ thì sức sống đời sau giảm dần, sinh trưởng, phát triển chậm, bộc lộ nhiều tính trạng xấu.
b.Nguyên nhân:
-Khi tự thụ phấn, giao phối cận huyết liên tục thì tỉ lệ dị hợp ngày càng giảm, tỉ lệ đồng hợp ngày càng tăng, các gen lặn có hại có cơ hội được biểu hiên.
c.Vai trò của lai cùng dòng:
- Duy trì và củng cố các đặc tính tốt của giống.
- Tạo ra các dòng thuần chủng. Dòng thuần là cơ sở cho các phép lai giống.
- Tạo nên các dạng đồng hợp tử. Trong dạng đồng hợp tử̉, tính trạng tốt hay xấu đều được biểu hiên. Nhờ đó, con người vừa kiểm tra được kiểu hình, vừa đánh giá được thành phần kiểu gen.
2. Lai khác dòng - Ưu thế lai:
a.Ưu thế lai:
- Khi lai hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau thì các con lai ở đời F1 có sức sống cao, sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, đó là ưu thế lai.
- Ưu thế lai cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ. Đáng chú ý, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất khi lai khác dòng.
b. Nguyên nhân: ( cơ sở di truyền học của ưu thế lai)
- Hiện nay, tồn tại 3 giả thuyết giải thích về hiện tượng này:
+ Giả thuyết về trạng thái dị hợp:
P AABBDD x aabbdd
F1 AaBbDd
trong F1, các gen lặn có hại không được biểu hiện vì bị gen trội lấn át.
+ Giả thuyết cộng gộp của các gen trội có lợi:
P AABBdd x aabbDD
F1 AaBbDd
trong F1 có 3 gen trội có lợi, còn bố hay mẹ chỉ có 1 đến 2 gen trội có lợi.
+ Giả thuyết siêu trội:
P AA x aa
F1 Aa
AA < Aa > aa
trong F1 có sự tương tác giữa hai alen khác nhau của cùng một lô cut. Do đó có ưu thế lai.
3.Lai khác thứ:
- Khi lai hai thứ thuần chủng khác nhau, con người có thể tạo ra ưu thế lai, đồng thời có thể tạo nên giống mới.
- Chú ý: Khi lai 2 thứ khác nhau có thể tạo ra giống mới.
Lai 2 giống khác nhau chỉ tạo ra giống lai -> dùng làm thương phẩm.