- 10 Tháng bảy 2017
- 2,064
- 2,347
- 434
- Hà Nam
- NEU (Dream)


Miệt mài, mệt mỏi với kì thi chuyển cấp, với việc luyện thi cấp 3, bước chân vào ngôi trường mong ước, các bạn học sinh lại tiếp tục thấy sao mà mền mệt với môi trường mới phải không. Có quá nhiều thứ để tập thích nghi: trường mới, thầy cô mới, bạn mới và cả cách học, cách chơi mới nữa. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích một phần nào đó cho các bạn học sinh đầu cấp để các bạn có thể học tập dễ dàng và thoải mái hơn tại trường THPT.
Ai cũng nói trường cấp ba là thiên đường của tuổi học trò và rằng thì là đó là nơi bao chuyện lãng mạn, bao chuyện thú vị, là nơi bao nhiêu kỉ niệm trong sáng, hồn nhiên và những tình bạn chân thành nhất diễn ra, sau đó thì đeo theo mãi cả cuộc đời. Nó quả là như vậy thật. Nhưng với những bạn vừa bước vào đó thì những điều đó chưa hiện ra ngay. Trường cấp 3 đơn giản chỉ là một nơi lạ lẫm, cái gì cũng lạ và tất nhiên… chán hơn trường cấp 2 rất nhiều. Thậm chí tất cả những gì bạn muốn lúc này là về lại trường cấp 2 yêu dấu, về lại với năm lớp 9 thân thương. Cảm giác đó sẽ qua đi, chúng ta đều biết điều đó nhưng khi nó chưa qua đi thì chúng ta phải làm gì?
Việc đầu tiên có lẽ là hãy mở lòng với những người bạn mới. Ai thân quen thì cũng đã có lúc là người xa lạ. Bạn hãy nhớ lại năm lớp 6 xem, mình cũng đã ngơ ngác khi bước vào tập thể mới thế nào. Hãy tỏ ra thân thiện với lớp hay ít nhất là với bạn cùng bàn, hãy cùng chia sẻ với nhau những cảm giác bỡ ngỡ đầu tiên của năm lớp 10, chẳng mấy chốc chúng ta sẽ thân quen thôi. Thay vì chán nản trước tất cả mọi người đều xa lạ, hãy bắt đầu tạo dựng những tình bạn mới.
Nhưng không chỉ vì không có cạ cứng mà chúng ta thấy căng thẳng. Việc học ở trường cấp 3 cũng khác. Hầu như thì ai cũng thấy học hành khó khăn hơn. Đầu óc lúc nào cũng căng ra mà điểm số thì lẹt đẹt hơn cấp 2 nhiều. Nhiều bạn thậm chí thấy nguy và phải tìm tới việc học gia sư, tìm gia sư tại nhà ngay lập tức. Thực sự thì học cấp 3 có những đặc điểm khác với các cấp học dưới. Thầy cô sẽ coi bạn là những đứa trẻ đã lớn khôn và đặt trách nhiệm học tập lên bạn nhiều hơn cách thầy cô giáo cấp 2 chỉ bảo tận tình, cầm tay chỉ việc. Các kiến thức ở cấp 3 cũng khó hơn, phức tạp hơn bởi mục đích của bậc học cấp 3 là hình thành cho học sinh những kiến thức có tính chuyên sâu hơn, nhằm đào tạo những người có tri thức toàn diện và gợi mở định hướng lựa chọn chuyên ngành, nghề nghiệp cho cá nhân sau khi tốt nghiệp THPT và học lên đại học.
Bước 1: Hòa nhập môi trường mới
Trường mới, bạn mới, cách thầy, cô giảng cũng khác cấp 2….nên chắc chắn nhiều teen không khỏi bỡ ngỡ. Hãy vượt qua những rào cản ấy
Bước 2: Xây dựng kế hoạch học tập hợp lý
Lên cấp ba, teen sẽ phải học tập một cách chủ động chứ không phụ thuộc vào thầy cô đọc-chép như trước. Lượng bài tập về nhà cũng nhiều và nặng hơn. Việc kiểm tra 15p sẽ diễn ra thường xuyên và kiểm tra miệng thì “như cơm bữa” rồi. Chính vì vậy, teen cần xây dựng một thời gian biểu hợp lý để học tập hiệu quả nhất.
Bước 3: Lựa chọn nghề, khối thi
Nhiều teen lo ngại sự thay đổi trong cách thi liên tục những năm gần đây nên nghĩ phải đến lớp 12 mới nên lựa chọn khối thi. Sai lầm nhé! Teen nên có định hướng chọn ngành, chọn nghề ngay từ bây giờ bởi nếu không có đam mê, ước mơ làm nghề gì sau này…thì teen sẽ mất đi phần lớn động lực học. Hoặc sẽ chỉ học như một cái máy. Lựa chọn ngành/nghề cũng giúp teen xác định được khối thi của mình, từ đó biết được những môn nào mình cần đầu tư nhiều thời gian hơn để có kết quả tốt. Teen thấy đấy, nhiều năm nay dù đổi cách thi nào đi nữa thì vẫn duy trì việc thi ĐH theo khối phải không?
Bước 4: Chọn đúng phương pháp học tập hiệu quả.
+ Liên tưởng về điều đang học, cố gắng sử dụng trí tưởng tượng của mình để tìm sự liên quan giữa vấn đề cần ghi nhớ với những vấn đề khác. Điều này sẽ giúp teen nhớ lâu và nhớ nhiều hơn.
Ai cũng nói trường cấp ba là thiên đường của tuổi học trò và rằng thì là đó là nơi bao chuyện lãng mạn, bao chuyện thú vị, là nơi bao nhiêu kỉ niệm trong sáng, hồn nhiên và những tình bạn chân thành nhất diễn ra, sau đó thì đeo theo mãi cả cuộc đời. Nó quả là như vậy thật. Nhưng với những bạn vừa bước vào đó thì những điều đó chưa hiện ra ngay. Trường cấp 3 đơn giản chỉ là một nơi lạ lẫm, cái gì cũng lạ và tất nhiên… chán hơn trường cấp 2 rất nhiều. Thậm chí tất cả những gì bạn muốn lúc này là về lại trường cấp 2 yêu dấu, về lại với năm lớp 9 thân thương. Cảm giác đó sẽ qua đi, chúng ta đều biết điều đó nhưng khi nó chưa qua đi thì chúng ta phải làm gì?
Việc đầu tiên có lẽ là hãy mở lòng với những người bạn mới. Ai thân quen thì cũng đã có lúc là người xa lạ. Bạn hãy nhớ lại năm lớp 6 xem, mình cũng đã ngơ ngác khi bước vào tập thể mới thế nào. Hãy tỏ ra thân thiện với lớp hay ít nhất là với bạn cùng bàn, hãy cùng chia sẻ với nhau những cảm giác bỡ ngỡ đầu tiên của năm lớp 10, chẳng mấy chốc chúng ta sẽ thân quen thôi. Thay vì chán nản trước tất cả mọi người đều xa lạ, hãy bắt đầu tạo dựng những tình bạn mới.
Nhưng không chỉ vì không có cạ cứng mà chúng ta thấy căng thẳng. Việc học ở trường cấp 3 cũng khác. Hầu như thì ai cũng thấy học hành khó khăn hơn. Đầu óc lúc nào cũng căng ra mà điểm số thì lẹt đẹt hơn cấp 2 nhiều. Nhiều bạn thậm chí thấy nguy và phải tìm tới việc học gia sư, tìm gia sư tại nhà ngay lập tức. Thực sự thì học cấp 3 có những đặc điểm khác với các cấp học dưới. Thầy cô sẽ coi bạn là những đứa trẻ đã lớn khôn và đặt trách nhiệm học tập lên bạn nhiều hơn cách thầy cô giáo cấp 2 chỉ bảo tận tình, cầm tay chỉ việc. Các kiến thức ở cấp 3 cũng khó hơn, phức tạp hơn bởi mục đích của bậc học cấp 3 là hình thành cho học sinh những kiến thức có tính chuyên sâu hơn, nhằm đào tạo những người có tri thức toàn diện và gợi mở định hướng lựa chọn chuyên ngành, nghề nghiệp cho cá nhân sau khi tốt nghiệp THPT và học lên đại học.
Bước 1: Hòa nhập môi trường mới
Trường mới, bạn mới, cách thầy, cô giảng cũng khác cấp 2….nên chắc chắn nhiều teen không khỏi bỡ ngỡ. Hãy vượt qua những rào cản ấy
Bước 2: Xây dựng kế hoạch học tập hợp lý
Lên cấp ba, teen sẽ phải học tập một cách chủ động chứ không phụ thuộc vào thầy cô đọc-chép như trước. Lượng bài tập về nhà cũng nhiều và nặng hơn. Việc kiểm tra 15p sẽ diễn ra thường xuyên và kiểm tra miệng thì “như cơm bữa” rồi. Chính vì vậy, teen cần xây dựng một thời gian biểu hợp lý để học tập hiệu quả nhất.
Bước 3: Lựa chọn nghề, khối thi
Nhiều teen lo ngại sự thay đổi trong cách thi liên tục những năm gần đây nên nghĩ phải đến lớp 12 mới nên lựa chọn khối thi. Sai lầm nhé! Teen nên có định hướng chọn ngành, chọn nghề ngay từ bây giờ bởi nếu không có đam mê, ước mơ làm nghề gì sau này…thì teen sẽ mất đi phần lớn động lực học. Hoặc sẽ chỉ học như một cái máy. Lựa chọn ngành/nghề cũng giúp teen xác định được khối thi của mình, từ đó biết được những môn nào mình cần đầu tư nhiều thời gian hơn để có kết quả tốt. Teen thấy đấy, nhiều năm nay dù đổi cách thi nào đi nữa thì vẫn duy trì việc thi ĐH theo khối phải không?
Bước 4: Chọn đúng phương pháp học tập hiệu quả.
- Với các môn học thuộc lòng, teen có thể chọn một trong hai cách sau để nâng cao hiệu quả:
+ Liên tưởng về điều đang học, cố gắng sử dụng trí tưởng tượng của mình để tìm sự liên quan giữa vấn đề cần ghi nhớ với những vấn đề khác. Điều này sẽ giúp teen nhớ lâu và nhớ nhiều hơn.
- Trong lúc học, nên chuẩn bị giấy nhớ hoặc sổ tay để ghi lại vắn tắt (không cần chi tiết, chỉ cân đủ để bạn hiểu là được). Thi thoảng mở ra ôn lại và kiến thức sẽ tự động ngấm vào đầu.
- Luôn học tại bàn học. Tuyệt đối tránh học trong tư thế nằm, ngồi không nghiêm chỉnh. Những tư thế như vậy sẽ khiến teen nhanh chóng mỏi, buồn ngủ và mất tập trung.