Phương pháp giải nhanh bài hóa hữu cơ

H

hocmai.hoahoc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các em!

Chỉ còn 3 tháng nữa là các em bước vào kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2014. Ở thời điêm này các em đã được học các kiến thức căn bản, nên việc ôn tập các phương pháp giải nhanh ở thời điểm này là rất cần thiết để các em được củng cố kỹ năng giải nhanh các bài tập trắc nghiêm.
Trong topic này, hocmai.hoahoc cùng các em trao đổi một số phương pháp giải nhanh hóa hữu cơ.

Yêu cầu: Các em phải giải hết các bài tập của phương pháp cũ, hocmai.hoahoc mới cung cấp phương pháp mới cho các em luyện tập.

Phương pháp tăng giảm khối lượng
Lý thuyết
Nguyên tắc: Dựa vào sự tăng giảm khối lượng khi chuyển từ chất này sang chất khác để xác định khối lượng một hỗn hợp hay một chất
- Đối với rượu ROH + Na -> R(ONa) + H2
1mol rượu -> 1mol ancolat thì khối lượng tăng (23 - 1) = 22g.
- Đối với anđehyt : Xét phản ứng tráng gương của anđehyt .
RCHO + Ag2O -> RCOOH + 2Ag
1mol anđehyt -> 1mol axit -> khối lượng tăng = 45 - 29 = 16g
- Đối với axit: Xét phản ứng axit với kiềm .
RCOOH + NaOH -> RCOONa + H2O
1mol axit -> 1 mol muối -> khối lượng tăng = 23 - 1 = 22g
- Đối với este: Xét phản ứng xà phòng hóa
RCOOR' + NaOH RCOONa + R'OH
1mol este -> 1mol muối -> khối lượng tăng = 23 - MR'
- Đối với aminoaxit : xét phản ứng với HCl
H2N - R - COOH + HCl -> NH3Cl - R - COOH
1mol aminoaxit -> 1mol muối -> khối lượng tăng = 36,5g
Bài tập áp dụng

Bài 1. Cho 10gam hỗn hợp 2 rượu no đơn chức mạch hở tác dụng vừa đủ với Na kim loại thu được 14,4 gam chất rắn và V lít H2 (đktc). V có giá trị là: a. 1,12 lít b. 2,24lít c. 3,36 lít d. 4,48 lít .

Bài 2. Cho 2,83 gam hỗn hợp 2 rượu 2 chức tác dụng vừa đủ với Na thì thu được 0,896 lít H2 (đktc) và m gam muối khan. Giá trị của m là:
a. 5,49gam b. 4,59gam c. 5,94gam d. 4,95gam.

Bài 3.Cho 3,0 gam một axit no, đơn chức A tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH. Cô cạn dung
dịch sau phản ứng thu được 4,1 gam muối khan. CTPT của A là
A. HCOOH. B. C3H7COOH. C. CH3COOH. D. C2H5COOH.

Bài 4. Thủy phân 0,01 mol este của 1 rượu đa chức với 1 axit đơn chức tiêu tốn hết 1,2 gam NaOH. Mặt khác khi thủy phân 6,35 gam este đó thì tiêu tốn hết 3 gam NaOH và thu được 7,05 gam muối. CTPT và CTCT của este là:
A. (CH3COO)3C3H5. B. (C2H3COO)3C3H5. C. C3H5(COOCH3)3.D. C3H5 (COOC2H3)3.

Bài 5. Cho 5,76 gam axit hữu cơ X đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 7,28
gam muối của axit hữu cơ. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH2=CHCOOH. B. CH3COOH. C. HCCCOOH. D. CH3CH2COOH.
 
Last edited by a moderator:
S

sieuquay2012

Bài 1. Cho 10gam hỗn hợp 2 rượu no đơn chức mạch hở tác dụng vừa đủ với Na kim loại thu được 14,4 gam chất rắn và V lít H2 (đktc). V có giá trị là: a. 1,12 lít b. 2,24lít c. 3,36 lít d. 4,48 lít .


ROH + Na -> RONa + 1/2 H2
1mol........... 1mol -> tăng khối lượng = 23 – 1 = 22g
............thực tế tăng khối lượng 14,4 – 10 = 4,4g
=> Số mol OH = = 0,2mol -> số mol H2 = 0,1mol
VH2 = 0,1 x 22,4 = 2,24 lít -> chọn b
 
L

lalaheosua

Bài 2. Cho 2,83 gam hỗn hợp 2 rượu 2 chức tác dụng vừa đủ với Na thì thu được 0,896 lít H2 (đktc) và m gam muối khan. Giá trị của m là:
a. 5,49gam b. 4,59gam c. 5,94gam d. 4,95gam.

1mol rượu -> 1 mol ancolat -> tăng khối lượng = 2(23-1) = 44g
0,04mol -> 0,04mol -> tăng khối lượng = 0,04 x 44 = 1,76g
m = m rượu + khối lượng tăng
= 2,83 + 1,76 = 4,59 gam -> chọn b
 
C

cobemongmo95

Bài 3.Cho 3,0 gam một axit no, đơn chức A tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH. Cô cạn dung
dịch sau phản ứng thu được 4,1 gam muối khan. CTPT của A là
A. HCOOH. B. C3H7COOH. C. CH3COOH. D. C2H5COOH.

Cứ 1 mol axit đơn chức tạo thành 1 mol muối thì khối lượng tăng (23 - 1) = 22 gam, mà theo đầu bài khối lượng muối tăng (4,1 - 3) = 1,1 gam nên số mol axit là
naxit = = 0,05 mol. Maxit = 60 gam.
Đặt CTTQ của axit no, đơn chức A là CnH2n+1COOH nên ta có:
14n + 46 = 60 => n = 1.
Vậy CTPT của A là CH3COOH. Đáp án C.
 
S

sieuquay2012

Bài 4. Thủy phân 0,01 mol este của 1 rượu đa chức với 1 axit đơn chức tiêu tốn hết 1,2 gam NaOH. Mặt khác khi thủy phân 6,35 gam este đó thì tiêu tốn hết 3 gam NaOH và thu được 7,05 gam muối. CTPT và CTCT của este là:
A. (CH3COO)3C3H5. B. (C2H3COO)3C3H5. C. C3H5(COOCH3)3.D. C3H5 (COOC2H3)3.

Vì nNaOH = 3neste => este 3 chức (Rượu 3 chức + axit đơn chức)
Đặt công thứ este (RCOO)3R'
....................(RCOO)3R' + 3NaOH => (RCOONa)3 + R'(OH)3
Theo pt: cứ ....1 mol ........... 3 mol ...............thì khối lượng tăng: 23 x 3 - R' = 69 - R'
Theo gt: cứ.... 0,025 mol..... 0,075 mol........ thì khối lượng tăng:7,05 - 6,35 = 0,7 gam
=> 0,7 = 0,025 (69-R')=> R’ = 41 => R': C3H5-
=> mR = 27 => R: C2H3 -
Vậy công thức của este là (CH2=CHCOO)3C3H5 Đáp án ...B.
 
L

lalaheosua

Bài 5. Cho 5,76 gam axit hữu cơ X đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 7,28
gam muối của axit hữu cơ. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH2=CHCOOH. B. CH3COOH. C. HCCCOOH. D. CH3CH2COOH.

Đặt CTTQ của axit hữu cơ X đơn chức là RCOOH.
2RCOOH + CaCO3 => (RCOO)2Ca + CO2 + H2O
Cứ 2 mol axit phản ứng tạo muối thì khối lượng tăng (40 - 2) = 38 gam.
x mol axit............................................................ (7,28 - 5,76) = 1,52 gam.
=> x = 0,08 mol => R = 27
=> Axit X: CH2=CH-COOH. Đáp án A.
 
H

hocmai.hoahoc

Phương pháp trung bình:
Nguyên tắc: Dùng xác định công thức phân tử các chất hữu cơ trong hỗn hợp.
- Phương pháp khối lượng phân tử trung bình: Mtb=số gam hỗn hợp/số mol hỗn hợp.
M1 < Mtb < M2 trong đó M1 < M2 .
- Phương pháp số nguyên tử trung bình:
+ Số nguyên tử C trung bình: Ctb=molCO2/mol hỗn hợp

+ Số nguyên tử H trung bình: Htb =2*molH2O/mol hỗn hợp
- Ngoài ra còn mở rộng cho số liên kết pi trung bình, hóa trị trung bình, gốc hidrocacbon trung bình, nhóm nguyên tử trung bình.
Bài tập vận dụng

Bài 1.Dẫn 1,68 lít hỗn hợp khí X gồm hai hidrocacbon vào bình đựng dung dịch brôm (dư). Sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 4 gam brom đã phản ứng và còn lại 1,12 lít khí. Nếu đốt chảy hoàn toàn
l,68 lít X thì sinh ra 2,8 lít khí CO2. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là (các thể tích khí đều do ở
đktc)
A. CH4 và C2H4
B. CH4 và C3H4 C. CH4 vÀ C3H6
D. C2H6 và C3H6.

Bài 2.: Đem hoá hơi 6,7 gam hỗn hợp X gồm CH3COOH, CH3COOC2H5 , CH3COOCH3 và HCOOC2H5
thu được 2,24 lít hơi (đktc). Đốt cháy hoàn toàn 6,7 gam X thu được khối lượng nước là
A. 4,5 gam. B. 3,5 gam. C. 5,0 gam. D. 4,0 gam.

Bài 3.Đốt cháy hoàn toàn 1 lít hỗn hợp khí gồm C2H2 và hiđrocacbon X sinh ra 2 lít khí CO2 và 2 lít
hơi H2O (các thể tích khí và hơi đã ở cùng điều kiện nhiệt độ áp suất). Công thức phân từ của X là
A. C2H6 B. C2H4 C. CH4 D. C3H8

Bài 4.Hỗn hợp X gồm 2 ancol no. Đốt cháy hoàn toàn 8,3 gam X bằng 10,64 là O2 thu được 7,84 lít
CO2 các thể tích khí đều đo ở đktc. Công thứ hai ancol trong X lần lượt là :
A. CH3CH2CH2OH và CH3CH2CH2CH2OH.
B. CH3CH2CH2OH và HOCH2CH2CH2CH2OH.
C. HOCH2CH2CH2OH và CH3CH2CH2CH2OH.
D. HOCH2CH2CH2OH và HOCH2CH2CH2CH2OH.

Bài 5.Cho 4,48 lít hỗn hợp X (ở đktc) gồm 2 hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 1,4 lít dung
dịch Br2 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn số mol Br2 giảm đi một nửa và khối lương bình tăng thêm
6,7 gam. Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon là :
A. C2H2 và C4H6 B. C2H2 và C4H8
C. C3H4 và C4H8 D. C2H2 và C3H8

Bài 6.Thuỷ phân hoàn toàn 444 gam một lipit thu được 46 gam glixerol và hai loại axit béo. Hai loại
axit béo đó là :
A. C15H31COOH và C17H35COOH. B. C17H33COOH và C15H31COOH.
C. C17H31COOH và C17H33COOH. D C17H33COOH và C17H35COOH.

Bài 7.Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH (tỉ lệ mỗi 1 : 1). Hỗn hợp Y gồm ancol
CH3OH và ancol C2H5OH (tỉ lệ mỗi 3 : 2). Lấy 11,13 gam hỗn hợp X tác dụng với 7,52 gam hỗn hợp Y
(có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất của các phản ứng este hoá đều bằng 80%)
Giá trị của m là
A 11,616 B. 12,197. C. 14,52. D. 15,246.

Bài 8.Nitro hoá benzen thu được 2 chất hữu cơ X và Y, trong đó Y nhiều hơn X một nhóm -NO2. Đốt
cháy hoàn toàn 12,75 gam hỗn hợp X,Y thu được CO2 , H2O và 1,232 lít khí N2 (đktc). Công thức phân tử
và số mol của X trong hỗn hợp là
A. C6H5NO2 và 0,9 mol. B. C6H5NO2 và 0,09 mol
C. C6H4(NO2)2 và 0,1 mol. D. C6H4(NO)2 và 0,01 mol.
 
C

cobemongmo95

Bài 1.Dẫn 1,68 lít hỗn hợp khí X gồm hai hidrocacbon vào bình đựng dung dịch brôm (dư). Sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 4 gam brom đã phản ứng và còn lại 1,12 lít khí. Nếu đốt chảy hoàn toàn
l,68 lít X thì sinh ra 2,8 lít khí CO2. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là (các thể tích khí đều do ở
đktc)
A. CH4 và C2H4
B. CH4 và C3H4 C. CH4 vÀ C3H6
D. C2H6 và C3H6.

Bài 1.
Số liên kết pi = nBr2/n hidrocacbon = 1.
Số nguyên tử cacbon trung binh= VCO2/V hon hợp = 1,67.
Số nguyên tử cacbon trong hidrocacbon không no= (2,8-1,12.1)/0,56=3.
=> CH4 và C3H6.
 
L

lalaheosua

Bài 2.: Đem hoá hơi 6,7 gam hỗn hợp X gồm CH3COOH, CH3COOC2H5 , CH3COOCH3 và HCOOC2H5
thu được 2,24 lít hơi (đktc). Đốt cháy hoàn toàn 6,7 gam X thu được khối lượng nước là
A. 4,5 gam. B. 3,5 gam. C. 5,0 gam. D. 4,0 gam.

Bài 3.Đốt cháy hoàn toàn 1 lít hỗn hợp khí gồm C2H2 và hiđrocacbon X sinh ra 2 lít khí CO2 và 2 lít
hơi H2O (các thể tích khí và hơi đã ở cùng điều kiện nhiệt độ áp suất). Công thức phân từ của X là
A. C2H6 B. C2H4 C. CH4 D. C3H8

Bài 4.Hỗn hợp X gồm 2 ancol no. Đốt cháy hoàn toàn 8,3 gam X bằng 10,64 là O2 thu được 7,84 lít
CO2 các thể tích khí đều đo ở đktc. Công thứ hai ancol trong X lần lượt là :
A. CH3CH2CH2OH và CH3CH2CH2CH2OH.
B. CH3CH2CH2OH và HOCH2CH2CH2CH2OH.
C. HOCH2CH2CH2OH và CH3CH2CH2CH2OH.
D. HOCH2CH2CH2OH và HOCH2CH2CH2CH2OH.

Bài 5.Cho 4,48 lít hỗn hợp X (ở đktc) gồm 2 hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 1,4 lít dung
dịch Br2 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn số mol Br2 giảm đi một nửa và khối lương bình tăng thêm
6,7 gam. Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon là :
A. C2H2 và C4H6 B. C2H2 và C4H8
C. C3H4 và C4H8 D. C2H2 và C3H8

Bài 6.Thuỷ phân hoàn toàn 444 gam một lipit thu được 46 gam glixerol và hai loại axit béo. Hai loại
axit béo đó là :
A. C15H31COOH và C17H35COOH. B. C17H33COOH và C15H31COOH.
C. C17H31COOH và C17H33COOH. D C17H33COOH và C17H35COOH.

Bài 7.Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH (tỉ lệ mỗi 1 : 1). Hỗn hợp Y gồm ancol
CH3OH và ancol C2H5OH (tỉ lệ mỗi 3 : 2). Lấy 11,13 gam hỗn hợp X tác dụng với 7,52 gam hỗn hợp Y
(có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất của các phản ứng este hoá đều bằng 80%)
Giá trị của m là
A 11,616 B. 12,197. C. 14,52. D. 15,246.

Bài 8.Nitro hoá benzen thu được 2 chất hữu cơ X và Y, trong đó Y nhiều hơn X một nhóm -NO2. Đốt
cháy hoàn toàn 12,75 gam hỗn hợp X,Y thu được CO2 , H2O và 1,232 lít khí N2 (đktc). Công thức phân tử
và số mol của X trong hỗn hợp là
A. C6H5NO2 và 0,9 mol. B. C6H5NO2 và 0,09 mol
C. C6H4(NO2)2 và 0,1 mol. D. C6H4(NO)2 và 0,01 mol.
 
Top Bottom