Sinh 12 Phương pháp gây đột biến, công nghệ tế bào

DimDim@

Học sinh chăm học
Thành viên
30 Tháng chín 2021
608
676
121
Cần Thơ
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Phương pháp gây đột biến nhân tạo được sử dụng phổ biến đối với
A. thực vật và vi sinh vật.
B. động vật và vi sinh vật.
C. động vật bậc thấp.
D. động vật và thực vật.
Câu 2: Sử dụng đột biến nhân tạo hạn chế ở đối tượng nào?
A. nấm.
B. vi sinh vật.
C. vật nuôi.
D. cây trồng.
Câu 3: Kỹ thuật nào dưới đây là ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật?
A. Nuôi cấy hạt phấn.
B. Phối hợp hai hoặc nhiều phôi tạo thành thể khảm.
C. Phối hợp vật liệu di truyền của nhiều loài trong một phôi.
D. Tái tổ hợp thông tin di truyền của những loài khác xa nhau trong thang phân loại.
Câu 4: Cây pomato – cây lai giữa khoai tây và cà chua được tạo ra bằng phương pháp
A. cấy truyền phôi.
B. nuôi cấy tế bào thực vật.
C. dung hợp tế bào trần.
D. nuôi cấy hạt phấn.
Câu 5: Ứng dụng nào của công nghệ tế bào tạo được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài khác nhau?
A. Nuôi cấy tế bào, mô thực vật.
B. Cấy truyền phôi.
C. Nuôi cấy hạt phấn.
D. Dung hợp tế bào trần.
Xin cảm ơn!
 
  • Like
Reactions: H.Bừn

H.Bừn

Cựu Mod phụ trách Sinh học
Thành viên
18 Tháng ba 2017
1,218
2,569
419
Gia Lai
Câu 1: Phương pháp gây đột biến nhân tạo được sử dụng phổ biến đối với
A. thực vật và vi sinh vật.
B. động vật và vi sinh vật.
C. động vật bậc thấp.
D. động vật và thực vật.
Câu 2: Sử dụng đột biến nhân tạo hạn chế ở đối tượng nào?
A. nấm.
B. vi sinh vật.
C. vật nuôi.
D. cây trồng.
Câu 3: Kỹ thuật nào dưới đây là ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật?
A. Nuôi cấy hạt phấn.
B. Phối hợp hai hoặc nhiều phôi tạo thành thể khảm.
C. Phối hợp vật liệu di truyền của nhiều loài trong một phôi.
D. Tái tổ hợp thông tin di truyền của những loài khác xa nhau trong thang phân loại.
Câu 4: Cây pomato – cây lai giữa khoai tây và cà chua được tạo ra bằng phương pháp
A. cấy truyền phôi.
B. nuôi cấy tế bào thực vật.
C. dung hợp tế bào trần.
D. nuôi cấy hạt phấn.
Câu 5: Ứng dụng nào của công nghệ tế bào tạo được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài khác nhau?
A. Nuôi cấy tế bào, mô thực vật.
B. Cấy truyền phôi.
C. Nuôi cấy hạt phấn.
D. Dung hợp tế bào trần.
Xin cảm ơn!

Câu 1: Phương pháp gây đột biến nhân tạo được sử dụng phổ biến đối với
A. thực vật và vi sinh vật.
B. động vật và vi sinh vật.
C. động vật bậc thấp.
D. động vật và thực vật.
Ở vật nuôi - động vật, có cấu trúc cơ thể phức tạp, mẫn cảm với các tác nhân đột biến, khó có thể tác động tới các cơ quan sinh sản sau trong cơ thể các phương pháp gây đột biến lên cơ thể, dễ gây chết nên hạn chế sử dụng.

Câu 2: Sử dụng đột biến nhân tạo hạn chế ở đối tượng nào?
A. nấm.
B. vi sinh vật.
C. vật nuôi.
D. cây trồng.

Câu 3: Kỹ thuật nào dưới đây là ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật?
A. Nuôi cấy hạt phấn.
B. Phối hợp hai hoặc nhiều phôi tạo thành thể khảm.
C. Phối hợp vật liệu di truyền của nhiều loài trong một phôi.
D. Tái tổ hợp thông tin di truyền của những loài khác xa nhau trong thang phân loại.
=> Các phương pháp còn lại không phải tác động lên tế bào, ứng dụng công nghệ tế bào mà là các phương pháp khác: cấy truyền phôi, ứng dụng di truyền học.

Câu 4: Cây pomato – cây lai giữa khoai tây và cà chua được tạo ra bằng phương pháp
A. cấy truyền phôi.
B. nuôi cấy tế bào thực vật.
C. dung hợp tế bào trần.
D. nuôi cấy hạt phấn.
Dung hợp tế bào trần, tức tế bào không có thành tế bào => Tạo thành tế bào lai mang đặc điểm di truyền của cả 2 tế bào khi dung hợp.
Em xem hình để hình dung rõ hơn nhé :>

thanh-tuu-cong-nghe-te-bao-tran.jpg

Câu 5: Ứng dụng nào của công nghệ tế bào tạo được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài khác nhau?
A. Nuôi cấy tế bào, mô thực vật.
=> Tạo ra cơ thể từ mô, tế bào mẹ ban đầu, không có loài khác can thiệp.
B. Cấy truyền phôi.
=> Cấy truyền phôi từ cơ thể của cá thể mẹ này sang cơ thể mẹ khác, cùng loài và không có loài khác.
C. Nuôi cấy hạt phấn.
=> Phương pháp gây lưỡng bội hóa cho tế bào hạt phấn đơn bội(n), không có sự can thiệp của loài khác.
D. Dung hợp tế bào trần.

Một số thông tin về dung hợp tế bào trần: Dung hợp tế bào trần khác loài, khác chi, khác họ để tạo thành tế bào lai cần phải có thêm điều kiện là môi trường nuôi dưỡng thích hợp cho sự phát triển của cả 2 loài.
Sau đó, các tế bào lai có khả năng phát sinh đầy đủ thành cây lai Xoma giống như lai hữu tính khác loài, giống như câu trắc nghiệm số 4 đề cập.

Chúc em học tốt !!!
 
Top Bottom