CLB Hóa học vui Phương pháp định tuổi mẫu vật bằng cacbon phóng xạ

Yorn SWAT

Cựu TMod Hóa|Cựu PCN CLB Hóa học vui
Thành viên
23 Tháng ba 2018
1,367
1,923
241
19
Thanh Hóa
Trường THPT Triệu Sơn 4
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào mừng các bạn đã đến với số tiếp theo của " Lý thú quanh ta " :rongcon12
Có bao giờ bạn thắc mắc làm sao các nhà khoa học có thể biết được tuổi của những mẫu vật khảo cổ cách chúng ta hàng ngàn năm chưa ?
Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về một phương pháp trong số đó nhé .


upload_2021-8-28_9-9-10-jpeg.182464
upload_2021-8-28_9-9-22-jpeg.182465

( hình ảnh minh họa )

Có rất nhiều cách xác định tuổi cổ vật như phương pháp định tuổi theo vết phân hạch,phương pháp xác định bằng đồng vị phóng xạ, phương pháp Rehydroxylation, phương pháp Kali-Argon,...

Trong đó, chúng ta thường nghe nói đến phương pháp xác định niên đại cổ vật bằng cacbon phóng xạ ( cacbon-14 ). Vậy cụ thể thì phương pháp này tiến hành như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sau đây

Đây là một phương pháp xác định tuổi của mẫu vật khảo cổ có chứa chất hữu cơ dựa trên đặc tính đặc hữu của cacbon phóng xạ. Phương pháp này được phát triển bởi Willard Libby ( 1908 - 1980 ) và 1 số đồng nghiệp tại đại học Chicago năm 1949. Năm 1960, ông đã nhận được giải Nobel Hóa học nhờ thành tựu này.

Nói dễ hiểu thì phương pháp này đơn giản là " đếm " lượng 14C còn lại trong mẫu vật mà thôi.

Cacbon-14 được sinh ra do tia vũ trụ tương tác với nitơ-14 trong khí quyển như sau :
[tex]1n + _{}^{14}\textrm{N}\rightarrow _{}^{14}\textrm{C} + 1p[/tex] ( trong đó n là nơtron, p là proton )

Sau thời gian dài các phản ứng tạo ra và phân rã 14C cân bằng nhau, cho ra tỷ lệ đồng vị 14C trong CO2 trong không khí là xác định. Qua quá trình quang hợp của thực vật tiếp nhận carbon từ CO2 trong không khí tạo ra chất hữu cơ, và từ đó làm thức ăn cho các sinh vật khác. Nó dẫn đến tỷ lệ đồng vị carbon trong các mô hữu cơ của một cơ thể đang sống giống như trong CO2 của khí quyển.

Khi sinh vật còn sống, lượng 14C là không đổi. Nhưng khi sinh vật chết đi, lượng 14C không còn ổn định. Chúng bắt đầu phân rã, khiến lượng phóng xạ giảm dần. Cacbon 14 có chu kì bán rã là 5730 năm có nghĩa là cứ sau 5730 năm thì một nửa nguyên tử cacbon phân hủy thành nitơ. Để định tuổi hóa thạch, các nhà khoa học sẽ xác định lượng 14C bằng cách đo độ phóng xạ của mẫu vật hoặc đếm lượng cacbon-14 bằng phương pháp khối phổ. Thông qua việc so sánh lượng cacbon-14 và cacbon-12 trong mẫu vật, các nhà khoa học có thể xác định thời điểm sinh vật chết.

Phương pháp định tuổi mẫu vật hiện nay được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như khảo cổ, địa chất học, khí hậu học, nghiên cứu nông nghiệp và hải dương học.
Kĩ thuật này rất chính xác nhưng cũng có hạn chế là mẫu vật phải ít hơn 50000 năm tuổi và thuộc về các sinh vật sống , do đó ta không thể dùng phương pháp này để xác định niên đại của đá.
___________________
Bài viết trên đây do mình tìm hiểu và tổng hợp lại, do đó sẽ còn thiếu sót.
Nếu các bạn có thêm thông tin liên quan đến bài viết, hãy bình luận bên dưới để mình và mọi người cùng biết nhé :D

Giờ thì xin chào và hẹn gặp lại :rongcon29
 
Last edited:
Top Bottom