phương pháp cân bằng phản ứng khó này

F

findtrust

cái này bạn chỉ cần chú ý chỗ H2O2 Oxi có số OXH là -1 là ok
rồi cân bằng như bình thường:
Mn+7 + 5e ----Mn+2
2O-1 -----> O2 +2e
đổi chéo 2 5
là ra
lắp vào ta dk:
2MnO4 - +5H2O2 + 6H+---->2Mn2+ +5O2+8H2O
có đúng ko hề?
 
N

ngoctu_a12

cái này bạn chỉ cần chú ý chỗ H2O2 Oxi có số OXH là -1 là ok
rồi cân bằng như bình thường:
Mn+7 + 5e ----Mn+2
2O-1 -----> O2 +2e
đổi chéo 2 5
là ra
lắp vào ta dk:
2MnO4 - +5H2O2 + 6H+---->2Mn2+ +5O2+8H2O
có đúng ko hề?

cái nguyên tố O mới chính là điều mình cần hỏi.trong vế sản phẩm có O trong nước và khí.vậy O nào tham gia phản ứng O hóa khủ.
tại sao lại 2O-1 ---> O2 +2e.
mà ko là 3O-1 ----> ......... vì bên vế phải có 3 O2-
 
F

findtrust

tất nhiên là thế rồi thầy.nhưng em thắc mắc khi nhân hệ số của O

tại sao ko là 3O1- + 3e --> 3O2- ( với 3 đây là số o bến vế phải của phản ứng )
mà lại là 2O1- + 2 --> 2O2- ( với 2 đây là số O trong H2O2)

:) em lấy hệ số 3 ở vế phải là sai hoàn toàn rồi em ạ, hệ số đó chỉ bằng 3 khi O2 : H2O = 1:1, em đã mặc định cái tỷ lệ không đúng đó nên bị sai.

Cái này phải hết sức lưu ý, thầy chưa xem kỹ nhưng hình như trong bài giảng cân bằng phản ứng oxh-kh của thầy Phạm Ngọc Sơn trên hocmai cũng có cái lỗi y hệt thế này khi cân bằng phản ứng Al + HNO3 ----> NO + N2O, mặc định cho tỷ lệ là 1:1.

^^ anyway, cho các em giải trí với bài tập sau đây:

Cân bằng phản ứng nổ của axit picric:

A.picric -----> N2 + H2 + CO + CO2

P/s: qua phản ứng này, ta có thể kết luận gì về việc khi nào thì dùng phương pháp đại số để cân bằng phản ứng ko ạ!

mình xem lại rồi H+ cho vào chỉ là môi trường.Việc quan trọng vẫn là xác định chất OXH và chất khử!
Rõ ràng H2O2 là chất khử,còn MnO4 là chất OXH.
Có vẻ bạn hơi phức tạp hóa vấn đề rồi!
 
Last edited by a moderator:
S

sao_bang_lanh_gia

cái nguyên tố O mới chính là điều mình cần hỏi.trong vế sản phẩm có O trong nước và khí.vậy O nào tham gia phản ứng O hóa khủ.
tại sao lại 2O-1 ---> O2 +2e.
mà ko là 3O-1 ----> ......... vì bên vế phải có 3 O2-

:) đã có chất oxh thì phải có chất khử chứ em, Mn+7 đã nhận e rồi mà O-1 cũng nhận e nữa thì lấy cái gì mà cho đây!
 
P

phamminhkhoi

Bí quá thì dùng cân bằng hệ số :D

Đặt hệ số mỗi cái là a,b,c,d... rồi dựa vào bảo toàn ntố & điện tích để thiết lập hệ thức (lâu nhưng mà hiệu quả )
 
N

ngoctu_a12

:) đã có chất oxh thì phải có chất khử chứ em, Mn+7 đã nhận e rồi mà O-1 cũng nhận e nữa thì lấy cái gì mà cho đây!
tất nhiên là thế rồi thầy.nhưng em thắc mắc khi nhân hệ số của O

tại sao ko là 3O1- + 3e --> 3O2- ( với 3 đây là số o bến vế phải của phản ứng )
mà lại là 2O1- + 2 --> 2O2- ( với 2 đây là số O trong H2O2)
 
L

levanbinh16

Bí quá thì dùng cân bằng hệ số :D

Đặt hệ số mỗi cái là a,b,c,d... rồi dựa vào bảo toàn ntố & điện tích để thiết lập hệ thức (lâu nhưng mà hiệu quả )

ngồi thi trắc nghiệm có đủ thời gian để mà thay đổi hướng giải như thế không =.=' vả lại phương pháp đại số khá là lâu :D

theo mình bí quá thì nên thế đáp án vào :-"
 
B

buihuuloc92

Nhưng mình thi trắc nghiệm bây h hết cái kiểu hệ số của các chất trong phản ứng là : A =5.......... Mà thay vào đó tổng hệ số của 2 chất trong phản ứng là hoặc tổng hệ số của phản ứng là . Thế mới hết đoán mò
Như cái phản ứng này
2C6H3N3O7 --------> 2CO2 + 3H2 + 10CO + 3 N2
Nếu mà hỏi hệ số của các chất trong phản ứng là A=8............... thì ........
 
S

sao_bang_lanh_gia

^^ qua ví dụ trên ta có thể kết luận được điều gì không ạ, các em cân bằng phản ứng trên bằng phương pháp nào nhỉ!
 
L

levanbinh16

^^ qua ví dụ trên ta có thể kết luận được điều gì không ạ, các em cân bằng phản ứng trên bằng phương pháp nào nhỉ!
bài trên nếu dùng số OXH trung bình để cân bằng thì hơi rắc rối vì tất cả sản phẩm đều thay đổi số OXH

theo em bài trên nên làm theo phương pháp đại số :D (đặt a,b,c... rồi lập hệ)
 
S

sao_bang_lanh_gia

bài trên nếu dùng số OXH trung bình để cân bằng thì hơi rắc rối vì tất cả sản phẩm đều thay đổi số OXH

theo em bài trên nên làm theo phương pháp đại số :D (đặt a,b,c... rồi lập hệ)

:d thầy nghĩ ko phải là rắc rối mà là ko cân bằng được ý.
Đây là phản ứng oxh-kh gồm rất nhiều cặp chất oxh-kh mà giữa chúng lại ko có quan hệ tỷ lệ với nhau ----> ta buộc phải cân bằng bằng phương pháp đại số
 
P

phamngocsonsp

- Phản ứng trên quá dễ còn gì. Cần lưu ý là O-1 ---> O2 (chứ không phải là O2-) nên nhân hệ số 2.
- Với phản ứng tạo ra nhiều chất oxi hóa : ----> + NO + NO2 + ... nếu đề không nói gì thêm thì mặc định tỉ lệ là 1 : 1 rồi cứ thế mà làm.
- Về phản ứng nhiệt phân C6H3N3O7 --> CO2 + H2 + CO + N2 thì cần gì phải oxi hóa khử cho mệt người.
Đơn giản là cân bằng hệ số N (hoặc H2) trước : là các chất đơn chất. Sau đó cân bằng C và O. Quá đơn giản.
Đừng lấy cưa máy mà bổ dưa nhé
 
S

sao_bang_lanh_gia

- Với phản ứng tạo ra nhiều chất oxi hóa : ----> + NO + NO2 + ... nếu đề không nói gì thêm thì mặc định tỉ lệ là 1 : 1 rồi cứ thế mà làm.

@-) cái nguyên tắc này là ở đâu ra đấy ạ, trong bài giảng free của thầy Sơn cũng có cái sai này đấy ạ!
Không có cái đề nào mà người ra đề hiểu biết và có trách nhiệm lại không cho tỷ lệ trong trường hợp này và cũng không có cái quy tắc nào cho phép mặc định tỷ lệ là 1:1 ạ!

- Về phản ứng nhiệt phân C6H3N3O7 --> CO2 + H2 + CO + N2 thì cần gì phải oxi hóa khử cho mệt người.

bạn thử đọc lại phía trên xem mọi người cân bằng phản ứng này bằng oxh-kh không ạ.

Đơn giản là cân bằng hệ số N (hoặc H2) trước : là các chất đơn chất. Sau đó cân bằng C và O. Quá đơn giản.

Vâng, cách cân bằng này cũng chính là cân bằng đại số đấy ạ (dựa vào bảo toàn nguyên tố) nhưng là "cân bằng đại số theo kiểu lớp 9", cũng chẳng có gì đáng nói đến quả dưa và cưa máy đâu.

Nếu bạn có tài mời bạn và các em cân bằng giùm mấy phản ứng sau cho vui nhé:

MnO2 + K2MnO4 + H2SO4 ----> KMnO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O



KMnO4 + NaO2 + H2SO4 ----> MnSO4 + O2 + NaSO4 + K2SO4 + H2O
 
D

depcondangyeu

e bập bẹ vào cân bằng thử chút hihi
MnO2 + 2 K2MnO4 + 2 H2SO4 ----> 2 KMnO4 + MnSO4 + K2SO4 + 2 H2O



2 KMnO4 +10 NaO2 + 8 H2SO4 ----> 2 MnSO4 + 10 O2 + 5 Na2SO4 + K2SO4 + 8 H2O


Có đúng k ạ hihi :D
 
Top Bottom