T
thienhoang99
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Tuy mình mới chỉ là thành viên mới nhưng mình xin "mạo muội" lập Topic này với mong muốn các bạn cùng nhau thảo luận về phương pháp giải biện luận các bài toán tìm CTHH . Nó sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn luyện thi HSG lớp 9 cũng giải BT dạng này ở các lớp trên. Mong mọi người ủng hộ để Topic phát triển.
Mình xin mở đầu với dạng đầu tiên!
Dạng 1: Biện luận theo ẩn số khi giải phương trình.
A. Lý thuyết.
1.Nguyên tắc: Khi gải bài toán tìm CTHH bằng phương pháp đại số, nếu ẩn chưa biết nhiều hơn số phương trình toán hpcj thiết lập được thì phải biện luận.
2.phương pháp biện luận:
Thường căn cứ vào đề bài để lập các phuơng trình toán 2 ẩn: [TEX]y=f(x)[/TEX], chọn 1 ẩn làm biến số (nên chọn ẩn có giá trị hẹp như hóa trị, chỉ số...vv); Còn ẩn kia được xem là hàm số, Sau đó lập bảng biến thiên để chọn cặp giá trị hợp lý.
3. Các điều kiện về chỉ số và hóa trị:
+) Hóa trị của kim loại trong Bazơ, oxit bazo, muối [TEX]\leq 4[/TEX]
+) Hóa trị của phi kim trong oxit [TEX]\leq 7[/TEX]
+) Chỉ số của H trong các hợp chất với Pkim [TEX]\leq 4[/TEX]
+) Trong các [TEX]C_xH_y[/TEX] thì [TEX]x \geq 1[/TEX] và [TEX]y \leq 2x+2[/TEX]...
B. Bài tập:
Bài tập 1:
Hòa tan một kim loại chưa biết hóa trị trong [TEX]500ml[/TEX] dd [TEX]HCl[/TEX] thì thấy thoát ra [TEX]11,2 dm^3 H_2[/TEX](đktc). Phải trung hòa axit dư bằng [TEX]100ml dd Ca(OH)_{2}(1M) [/TEX]. Sau đó cô cạn dd thu được thì thấy còn lại 55,6g muối khan. Tìm nồng độ M của dd axit đã dùng, xác định tên kim loại.
P/s: Các bạn làm xong bài này mình sẽ post thêm bài khác. Ai có bài tập hay về phần này cũng post lên cho mọi người cùng làm luôn nhé.
Mình xin mở đầu với dạng đầu tiên!
Dạng 1: Biện luận theo ẩn số khi giải phương trình.
A. Lý thuyết.
1.Nguyên tắc: Khi gải bài toán tìm CTHH bằng phương pháp đại số, nếu ẩn chưa biết nhiều hơn số phương trình toán hpcj thiết lập được thì phải biện luận.
2.phương pháp biện luận:
Thường căn cứ vào đề bài để lập các phuơng trình toán 2 ẩn: [TEX]y=f(x)[/TEX], chọn 1 ẩn làm biến số (nên chọn ẩn có giá trị hẹp như hóa trị, chỉ số...vv); Còn ẩn kia được xem là hàm số, Sau đó lập bảng biến thiên để chọn cặp giá trị hợp lý.
3. Các điều kiện về chỉ số và hóa trị:
+) Hóa trị của kim loại trong Bazơ, oxit bazo, muối [TEX]\leq 4[/TEX]
+) Hóa trị của phi kim trong oxit [TEX]\leq 7[/TEX]
+) Chỉ số của H trong các hợp chất với Pkim [TEX]\leq 4[/TEX]
+) Trong các [TEX]C_xH_y[/TEX] thì [TEX]x \geq 1[/TEX] và [TEX]y \leq 2x+2[/TEX]...
B. Bài tập:
Bài tập 1:
Hòa tan một kim loại chưa biết hóa trị trong [TEX]500ml[/TEX] dd [TEX]HCl[/TEX] thì thấy thoát ra [TEX]11,2 dm^3 H_2[/TEX](đktc). Phải trung hòa axit dư bằng [TEX]100ml dd Ca(OH)_{2}(1M) [/TEX]. Sau đó cô cạn dd thu được thì thấy còn lại 55,6g muối khan. Tìm nồng độ M của dd axit đã dùng, xác định tên kim loại.
P/s: Các bạn làm xong bài này mình sẽ post thêm bài khác. Ai có bài tập hay về phần này cũng post lên cho mọi người cùng làm luôn nhé.
Last edited by a moderator: