Hóa 12 PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN NGUYÊN TỐ

Tâm Hoàng

Cựu Cố vấn Hóa
Thành viên
25 Tháng mười 2018
1,560
1,682
251
27
Quảng Bình
Đại học Sư phạm Huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các bạn!
Mình xin được chia sẻ với các bạn phương pháp bảo toàn nguyên tố trong hóa học - một trong những phương pháp quan trọng trong giải toán hóa học. Dưới đay là nội dung của phương pháp này được mình tổng hợp lại. Hy vọng các bạn dành chút thời gian để đọc, thảo luân và góp ý cho mình để mình có thể làm tốt hơn trong chủ đề lần sau.

I. Nội dung phương pháp

Tổng số mol nguyên tố tham gia = Tổng số mol nguyên tố tạo thành
Tổng khối lượng các nguyên tố tham gia = Tổng khối lượng các nguyên tố tạo thành
II. Các bài tập thường áp dụng
Phương pháp bảo toàn nguyên tố có thể áp dụng cho hầy hết các dạng bài tập, đặc biệt là các dạng bài hỗn hợp nhiều chất, xảy ra nhiều biến đổi phức tạp. Dưới đây là một dạng bài tập điển hình:
- Bài tập đốt cháy
- Bài tập chỉ liên quan đến một nguyên tố
Để áp dụng tốt phương pháp BTNT, cần chú ý một số điểm sau:
- Phân tích đề bài xác định được yêu cầu của đề bài.
- Xác định được đúng các hợp phần có chứa nguyên tố X ở trước và sau phản ứng, áp dụng ĐLBT nguyên tố với X để rút ra mối quan hệ giữa các hợp phần từ đó đưa ra kết luận chính.
- Hạn chế viết phương trình phản ứng mà thay vào đó nên viết sơ đồ phản ứng (sơ đồ hợp thức, có chú ý hệ số) biểu diễn các biến đổi cơ bản của các nguyên tố quan tâm.
- Đề bài thường cho (hoặc qua dữ kiện bài toán sẽ tính được) số mol của nguyên tố quan tâm, từ đó xác định được lượng (mol, khối lượng) của các chất.
III. Các ví dụ.
Ví d
1: Hoà tan hỗn hợp X gồm 0,2 mol Fe và 0,1 mol Fe2O3 vào dung dịch HCl dư được dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa. Lọc kết tủa, rửa sạch đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn Y. Giá tri của m là
A. 16,0. B. 30,4. C. 32,0. D. 48,0.

upload_2018-12-15_13-41-27.png
upload_2018-12-15_13-43-47.png
upload_2018-12-15_13-44-51.pngupload_2018-12-15_13-45-36.png
upload_2018-12-15_13-47-36.png
upload_2018-12-15_13-48-8.png
 

Attachments

  • upload_2018-12-15_13-42-8.png
    upload_2018-12-15_13-42-8.png
    46.2 KB · Đọc: 51
  • upload_2018-12-15_13-46-38.png
    upload_2018-12-15_13-46-38.png
    39.7 KB · Đọc: 49

Tâm Hoàng

Cựu Cố vấn Hóa
Thành viên
25 Tháng mười 2018
1,560
1,682
251
27
Quảng Bình
Đại học Sư phạm Huế
Dưới đây là một số bài tập vận dụng, mọi người cùng thảo luận và làm nhé, đáp án mình sẻ chia sẻ lên sau
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1
: Hòa tan m gam Fe và FeO bằng HCl vừa đủ thấy thoát ra 1,12 lít khí (đktc) và thu được dung dịch D. Cho D tác dụng với NaOH dư, lọc kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn nặng 12 gam. Trị số của m là:
A. 4,6 gam B. 5,0 gam C. 9,2 gam D. 10,0 gam
Bài 2: Đun nóng hỗn hợp bột X gồm 0,06 mol Al, 0,01 mol Fe3O4, 0,015 mol Fe2O3 và 0,02 mol FeO một thời gian. Hỗn hợp Y thu được sau phản ứng được hoà tan hoàn toàn vào dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Z. Thêm NH3 vào Z cho đến dư, lọc kết tủa T, đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 6,16. B. 6,40. C. 7,78. D. 9.46
Bài 3: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm x mol FeS2 và y mol Cu2S vào axit HNO3 (vừa đủ), thu
được dung dịch X (chỉ chứa hai muối sunfat) và khí duy nhất NO. Tỉ số x/y là
A. 6/5. B. 2/1. C. 1/2. D. 5/6.
Bài 4 : Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là:
A. 0,048M B. 0,032M C. 0,04M D. 0,06M
Bài 5: Cho 224ml khí CO2 hấp thụ hết trong 100ml KOH 0,2M. Khối lượng muối thu được là:
A. 1,38 gam B. 2 gam C. 1 gam D. 1,67 gam
Bài 6: Đốt cháy một m gam hỗn hợp A gồm CH4, C2H6, C3H8, C4H10…. Thu được 1,8 gam H2O và 6,6 gam CO2. Tính m
A. 1,8 gam B 2 gam C. 3,2 gam D 4 gam
Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không khí (trong không khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO2 (ở đktc) và 9,9 gam nước. Thể tích không khí (ở đktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên là (Cho H = 1; C = 12; O = 16)
A. 84,0 lít. B. 70,0 lít. C. 78,4 lít. D. 56,0 lít.
Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn một lượng polietilen, sản phẩm cháy lần lượt cho đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng Ca(OH)2 dư thấy bình 1 tăng m gam, bình 2 thu được 100 gam kết tủa. Vậy m có giá trị là:
A. 9 gam B. 12 gam C. 18 gam D. 27 gam
Bài 9: Tiến hành cracking ở nhiệt độ cao 5,8 gam butan. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí X gồm CH4 , C2H6, C2H4, C3H6 và C4H10. Đốt cháy hoàn toàn X trong khí oxi dư, rồi dẫn toàn bộ sản phẩm sinh ra qua bình đựng H2SO4 đặc. Độ tăng khối lượng của bình H2SO4 đặc là
A. 9,0 gam. B. 4,5 gam. C. 18,0 gam. D. 13,5 gam.
Bài 10: Đốt cháy hoàn toản 0,1 mol anđehit đơn chức X cần dùng vừa đủ 12,32 lít khí O2 (đktc), thu được 17,6 gam CO2, X là anđehit nào dưới đây?
A. CH=C-CH2-CHO. B. CH3-CH2-CH2-CHO.
C. CH2=CH-CH2-CHO. D. CH2=C=CH-CHO.
 
  • Like
Reactions: Hồng Nhật
Top Bottom