Phương pháp bảo toàn điện tích

H

hocmai.hoahoc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nguyên tắc:
- Trong phân tử các chất trung hoà về điện, tổng điện tích (+) = tổng điện tích (-).
- Trong dung dịch các chất điện ly trung hoà về điện, tổng mol điện tích (+) = tổng mol điện tích (-).
- Cách giải: Xem xét trong phân tử của chất gồm những ion nào và số lượng của mỗi loại ion. Nếu là dung dịch chất điện ly cũng phải xem xét trong dung dịch có chứa những chất điện ly nào và số cation và số anion có trong dung dịch. Để từ đó thiết lập phương trình tổng điện tích dương bằng tổng điện tích âm.
Bài tập:
Dung dịch A có chứa 5 ion : Mg2+, Ba2+, Ca2+, 0,1 mol Cl– và 0,2 mol NO3–. Thêm dần V lít dung dịch K2CO3 1M vào A đến khi được lượng kết tủa lớn nhất. V có giá trị là
A. 150 ml ; B. 300 ml ; C. 200 ml; D. 250 ml
 
L

lalaheosua

Phương trình ion rút gọn
Mg2+ + CO32– => MgCO3
Ba2+ + CO32– => BaCO3
Ca2+ + CO32– => CaCO3
Khi phản ứng kết thúc, các kết tủa tách khỏi dung dịch, phần dung dịch chứa K+, Cl– và NO3–. Để trung hòa điện thì
nK+ = nCl- + nNO3- = 0,3 mol
Vdd K2CO3 = 0,3/2 = 0,15 (lít) = 150 ( ml)
 
C

cobemongmo95

Giúp mình bài này với:
Dung dịch A chứa các ion CO32–, SO32–, SO42– và 0,1 mol HCO3–, 0,3 mol Na+. Thêm V (lít) dung dịch Ba(OH)2 1M vào dung dịch A thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Giá trị của V là
A. 0,15 L B. 0,2 L C. 0,25 L D. 0,5 L
 
H

hoa_heo

Nồng độ các ion [Ba2+] = 1M, [OH–] = 2M. Để thu được lượng kết tủa lớn nhất, cần 0,1 mol OH– để tác dụng hết với HCO3–
HCO3– + OH– =>CO32– + H2O
Mặt khác cần 0,3 mol OH– để trung hoà Na+.
Vậy tổng số mol OH– cần là 0,1 + 0,3 = 0,4 mol
Thể tích dung dịch Ba(OH)2 là V = 0,4/2 = 0,2 L
 
K

koizinzin

Help meeee

Cho tan hoàn toàn 15,6 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 trong 500 mL dung dịch NaOH 1M thu được 6,72 lít H2 (đktc) và dung dịch D. Thể tích HCl 2M cần cho vào D để thu được lượng kết tủa lớn nhất là
A. 0,175 L B. 0,25 L C. 0,25 L D. 0,52 L
 
S

sieuquay2012

Trong dung dịch D có chứa AlO2– và OH– (nếu dư). Dung dịch D trung hoà về điện nên: nNaAlO2- + nOH- = nNa+ = 0,5 mol
Khi cho HCl vào D: H+ + OH– => H2O
H+ + AlO2– + H2O =>Al(OH)3
Để thu được lượng kết tủa lớn nhất thì nH+=nNaAlO2- + nOH-= 0,5 (mol)
Thể tích dung dịch HCl là: V=0,5/2= 0,25 (lít)
 
C

cobemongmo95

Bài tập về sắt này nên áp dụng quy đổi hay bảo toàn điện tích?

Cho 20 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 tan vừa hết trong 700 mL dung dịch HCl 1M thu được 3,36 lít H2 (đktc) và dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với NaOH dư, lọc kết tủa và nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Khối lượng Y là
A. 16 g B. 32 g C. 8 g D. 24 g
 
S

sieuquay2012

Theo kinh nghiệm của mình thì bài tập về sắt nên áp dụng quy đổi, nhưng bài này áp dụng quy đổi hình như bị thừa dữ kiện, chẳng hiểu?
 
L

lalaheosua

Cho 20 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 tan vừa hết trong 700 mL dung dịch HCl 1M thu được 3,36 lít H2 (đktc) và dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với NaOH dư, lọc kết tủa và nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Khối lượng Y là
A. 16 g B. 32 g C. 8 g D. 24 g

Mình thấy cách này, không biết là phương pháp gì?
 
C

cobemongmo95

uh, theo mình thì cách của bạn lalaheosua là bảo toàn điện tích, các bạn thử giải theo pp quy đổi cho mình với.
 
Top Bottom