Sử 8 Phong trào yêu nước

B

bachoc9x

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Làm hộ tớ câu này tớ đang cần gấp là để làm đề cương.
-Nhận xét chung về phong trào yêu nước ở VN đầu TK XX (nhấn mạnh những nét mới so với phong trào cuối TK XIX)
+Về chủ chương, đường nối
+Về biện pháp đấu tranh
+Về thành phần tham gia
+Về hình thức hoạt động
....
 

Hồ Nhi

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
17 Tháng mười 2017
3,900
6,231
691
19
Nghệ An
Trường THPT Quỳnh Lưu 1
Nhận xét chung về phong trào yêu nước ở VN đầu TK XX (nhấn mạnh những nét mới so với phong trào cuối TK XIX)
+Về chủ chương, đường nối
+Về biện pháp đấu tranh
+Về thành phần tham gia
+Về hình thức hoạt động
+Về chủ trương, đường lối: Đánh Pháp giành độc lập dân tộc, kết hợp với cải cách xã hội, xây dựng chế độ quân chủ lập hiến và cộng hòa (tư sản)
+Về biện pháp đấu tranh: Khởi nghĩa vũ trang, tuyên truyền giáo dục, vận động cải cách xã hội, kết hợp lực lượng bên trong và bên ngoài
+Về thành phần tham gia: Nhiều tầng lớp giai cấp, thành phần xã hội
 

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
Nhận xét về phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX:
-
Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có những giai cấp và tầng lớp mới ( tư sản, tiểu tư sản, công nhân )và những ảnh huởng bên ngoài nhất là cuộc Duy Tân Minh Trị Nhật Bản, các sĩ phu yêu nước tiến bộ Việt Nam có nhu cầu hướng theo cái mới, cứu nước và cải cách xã hội theo tư duy cách mạng. Một phong trào yêu nước và cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản xuất hiện ở nước ta vào đầu thế kỷ XX.
+ Lãnh đạo: Phong trào là những nhà nho yêu nước tiến bộ chuyển biến theo tư tưởng dân chủ tư sản. Tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
+ Chủ trương, đường lối : Thoát ra khỏi phạm trù và cách thức cứu nước theo tư tưởng phong kiến, đó là phong trào Cần Vương với mục tiêu đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc và khôi phục chế độ phong kiến có chủ quyền. Cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX đi theo hướng dân chủ tư sản với mục tiêu giành độc lập dân tộc, gắn giải phóng dân tộc với cải cách xã hội tiến bộ, đưa nước ta tiến lên văn minh như các nước tư bản khác.
+ Lực lượng tham gia : Phong trào đông đảo với nhiều tầng lớp xã hội như văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ, nông dân, binh lính có sự tham gia của các giai cấp, tầng lớp mới như công nhân tiểu tư sản, tư sản dân tộc.
+ Biện pháp đấu tranh : Không chỉ hạn chế trong phương pháp đấu tranh vũ trang như trước đây, mà còn kết hợp với đấu tranh chính trị, ngoại giao, tiến hành một phong trào sâu rộng trong đông đảo quần chúng như phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, phong trào Duy Tân....
+Kết quả, ý nghĩa : Phong trào tuy thất bại như đã đạt được những bước tiến về trình độ tổ chức, cách thức hoạt động về đấu tranh, với quy mô rộng lớn vượt ra khỏi phạm vi quốc gia làm thức tỉnh tinh thần dân tộc, ý thức tự lực tự cường dọn đường và tạo điều kiện cho sự xuất hiện một phương hướng đấu tranh mới - khuynh hướng vô sản.
 
Top Bottom