"Tư sản" được hiểu là những người giàu có, có tài chính và cơ sở vật chất lớn mạnh. Nó sở hữu tư liệu sản xuất (là tiền, của cải), quyết định quan hệ sản xuất (giữa tư sản và vô sản). "Tư" hiểu đơn giản là "chiếm hữu tài sản" - đồng nghĩa với chữ "tư hữu" (tức sở hữu riêng về ruộng đất); "sản" là tài sản
"Vô sản" không sở hữu tư liệu sản xuất, làm thuê cho tư sản để tồn tại và kiếm sống. Tiêu biểu nhất của vô sản là công nhân, có tinh thần cách mạng cao nhất và sớm vươn lên lãnh đạo phong trào cách mạng ở một số quốc gia tư sản (kể cả một số nước thuộc địa, phụ thuộc)
"Phong kiến" theo tiếng Hán có nghĩa là "ban cấp đất đai", chỉ nhà vua chia đất (coi như ban thưởng) cho các quý tộc có công lao lớn để buộc họ trung thành với nhà vua theo nguyên tắc tôn chủ - bồi thần (tôn chủ là bảo vệ, bồi thần là nhiệm vụ cống nạp và triều cống cho tôn chủ để cầu xin sự ủng hộ của tôn chủ với mình). Phong kiến phân quyền là vua cũng chia đất cho quý tộc, nhưng cái ràng buộc phải trung thành của quý tộc với nhà vua là hết sức lỏng lẻo (quý tộc hơn quyền vua là chuyện thường ngày); phong kiến tập quyền là vua nắm toàn quyền và có quyền rất lớn = đồng nghĩa với "quân chủ trung ương tập quyền, quân chủ chuyên chế".
Quân chủ lập hiến là vua không còn quyền lực nhiều (chủ yếu trong hoạt động nghi lễ tôn giáo), quyền lực thực tế thuộc vào tay Quốc hội do tư sản và những người có của (ở Anh là quý tộc mới, ở Đức là các junker (quý tộc theo hướng quân phiệt - Bismarck là ví dụ) ở Nhật là samurai tư sản hoá và các quân phiệt (quý tộc chuyên hoạt động quân sự))