Sử 11 Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới I

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
20
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới I ( phong trào yêu nước đầu TK XX)
1. Hoàn cảnh:
- Sau khi Pháp dập tắt phong trào Cần Vương và phong trào Nông dân Yên Thế, TD Pháp bắt tay vào cuộc khai thác Việt Nam trên quy mô lớn, làm cho xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi sâu sắc, nhiều giai cấp và tầng lớp ra đời.
- Trào lưu tư tưởng Dân chủ tư sản đã tràn vào nước ta, tạo nên một phong trào yêu nước phong phú mang màu sắc Dân chủ tư sản
2. Các phong trào.
a. Phong trào Đông Du (1905-1909).
- Lãnh đạo: Phan Bội Châu.
- Hình thức, chủ trương: + Phan Bội Châu vận động quần chúng lập hội Duy Tân: mục đích nhằm lập ra một nước Việt Nam độc lập, tranh thủ sự ủng hộ của các nước ngoài (Nhật). Tổ chức bạo động đánh đuổi Pháp, sau đó xây dựng một chế độ chính trị dựa vào dân theo tư tưởng cộng hoà.
- Hoạt động:
+ Đầu 1905 hội Duy Tân phát động các thành viên tham gia phong trào Đông Du (Du học ở Nhật), nhờ Nhật giúp đỡ về vũ khí, lương thực và đào tạo cán bộ cách mạng cứu nước.
+ Lúc đầu phong trào hoạt động thuận lợi, số học sinh sang Nhật có lúc lên đến 200 người.
- Kết quả:
+ Tháng 9.1908 Pháp câu kết với Nhật, trục xuất những người yêu nước Việt Nam.
+ Tháng 3.1909, Phan Bội Châu rời Nhật sang Trung Quốc phong trào thất bại, hội Duy Tân ngừng hoạt động.
b. Phong trào Đông kinh Nghĩa thục (1907).
- Lãnh đạo: Lương Văn Can, Nguyễn Quyền.
- Hình thức: Cuộc vận động cải cách văn hoá XH theo lối tư sản.
- Hoạt động: tháng 3.1907 mở trường dạy học ở Hà Nội lấy tên là Đông Kinh Nghĩa Thục.
- Chương trình học: + Các môn: Địa lí, Lịch sử, khoa học thường thức.
+ Tổ chức các buổi bình văn, viết báo, xuất bản sách báo.
=> Nhằm bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập, vận động nhân dân theo đời sống mới, thu hút được gần 1000 học sinh tham gia.
- Kết quả: TD Pháp lo ngại, thẳng tay đàn áp, tháng 11.1907 Đông Kinh Nghĩa Thục bị giải tán, lãnh đạo bị bắt.
- ý nghĩa: Phong trào hoạt động trong thời gian ngắn, tuy thất bại nhưng Đông Kinh Nghĩa Thục đạt được kết quả to lớn trong việc cổ động cách mạng, phát triển văn hoá-ngôn ngữ dân tộc. Góp phần tích cực trong việc làm thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân đầu TK XX.
c. Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì. (1908).
- Lãnh đạo: Những nhà nho tiến bộ: Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng.
- Chủ trương: Phan Châu Trinh định dùng những cải cách xã hội để canh tân đất nước, cứu nước bằng con đường nâng cao dân trí và dân quyền, đề cao tư tưởng Dân chủ tư sản, đòi Pháp phải sửa đổi chính sách cai trị. Chủ trương phản đối bạo động (đi theo con đường cải lương tư sản- )
- Phạm vi: diễn ra sôi nổi ở khắp Trung Kì.
- Hoạt động: phong phú; mở trường, diễn thuyết về xã hội và tình hình thế giới. Tuyên truyền, kêu gọi, mở mang Công- Thương nghiệp, đẩy mạnh sản xuất, đả phá các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, bài trừ quan lại xấu.
- Tác động: ảnh hưởng của phong trào mạnh mẽ khắp Trung kì -> làm bùng nổ các phong trào tiếp theo như phong trào chống thuế ở Trung Kì.
* Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908).
- Nguyên nhân: Do tác động của cuộc vận động Duy Tân, nhân dân vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi điêu đứng vì nạn thuế khoá và các phụ thu khác nên rất căm thù TD Pháp.
- Phạm vi: Phong trào diễn ra ở Quảng Nam rồi lan rộng ra khắp Trung kì.
- Hình thức: Cao hơn phong trào Duy Tân: đấu tranh trực diện, yêu sách cụ thể, quần chúng tham gia đông, mạnh mẽ.
- Kết quả:
TD Pháp thẳng tay đàn áp, bắt bớ, tù đày, xử tử nhiều nhà yêu nước-> thất bại.
 
Top Bottom