Sử 12 Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám 1939-1945. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

BÀI 16. PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945). NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA RA ĐỜI.
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Tình hình Việt Nam trong những năm 1939-1945
1. Tình hình chính trị
- 9-1939 Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ
=> Pháp đầu hàng Phát Xít
- 9-1940 Nhật vào Đông Dương
=> Pháp đầu hàng
= > VN đặt dưới ách thống trị của Pháp, Nhật
2. Tình hình kinh tế-xã hội
* Kinh tế
- Pháp:- Lệnh “tổng động viên”
- “ kinh tế chỉ huy ”
- Nhật : - bắt Pháp nộp tiền
- Kiểm soát giao thông
- cướp ruộng đất của nông dân
- bắt dân ta nhổ lúa, trồng đa
* Xã hội
- Cuối 1944 đầu 1945 gần 2 triệu đồng bào ta chết đói, đời sống tất cả các tầng lớp nhân đều bị ảnh hưởng.
II. Phong trào giải phóng dân tộc từ tháng 9-1939 đến 3-1945
1. Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939
-11-1939 tại Bà Điểm (Hoc Môn-Gia Định) do tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì.
Chủ trương: Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất
= > tịch thu ruộng đất của thực dân,
đế quốc và địa chủ phản bội chia cho dân cày.
- Mục tiêu, phương pháp đấu tranh: chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ sang đấu tranh trực tiếp đánh đổ chính quyền đế quốc và tay sai; từ hoạt động hợp pháp sang hoạt động bí
mật, bất hợp pháp.
- Chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
- Ý nghĩa: Đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng về chỉ đạo chiến lược. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Đưa nhân dân ta bước vào thời kỳ trực tiếp vận động cứu nước.
2. Những cuộc đấu tranh mở đầu thời kỳ mới.
(không dạy)
3. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo CM.Hội nghị lần thứ 8 BCHTW Đảng
cộng sản Đông Dương (5-1941)
- 28-1-1941 Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng VN
- 10 - > 19-5-1941 Người chủ trì hội nghị lần 8 BCHTW tại Pac bó (Cao Bằng)
- Nội dung hội nghị
+ Nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt là giải phóng dân tộc
+ Quyết định tạm gác khẩu hiệu CM ruộng đất thay bằng khẩu hiệu giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công, tiến tới người cày có ruộng.
+ Hình thái: đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng KN, coi chuẩn bị KN là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân
+ HN quyết định thành lập mặt trận Việt Nam độc lâp Đồng Minh (Việt Minh). 19-5-1941 VN độc lập Đồng Minh (Việt Minh ra đời)
- Ý nghĩa: Hoàn chỉnh chủ trương chiến lược, đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
4. Chuẩn bị tiến tới KN giành chính quyền.
a. Xây dựng lực lượng cho cuộc KN vũ trang
* Lực lượng chính trị
- Xây dựng các hội cứu quốc trong mặt trận Việt Minh
- 1943 Đảng đề ra Bản đề cương văn hóa VN
- 1944 Đảng DCVN và hội văn hóa cứu quốc Việt Nam thành lập thuộc mặt trận Việt Minh
* Lực lượng vũ trang
-Sau khi KN Bắc Sơn thất bại, 1 bộ phận lực lượng vũ trang phát triển thành đội du kích.
- 1941 đội du kích Bắc Sơn lớn mạnh, thống nhất thành trung đội Cứu quốc quân I
=> phát động chiến tranh du kích trong vòng 8 tháng (7-1941 - > 2-1942)
- 15-9-1941 trung đội cứu quốc quân II ra đời.
* XD căn cứ địa
- Bắc Sơn – Võ Nhai
- Cao Bằng
=> là 2 căn cứ địa đầu tiên.
b. Gấp rút chuẩn bị KN vũ trang giành chính quyền
- Bối cảnh: CTTG 2 bước vào giai đoạn kết thúc, CN Phát Xít có ngu cơ thất bại có lợi cho CM VN
- Quá trình chuẩn bị (SGK)
+ 25 -> 28-2-1943 Ban thường vụ Trung ương Đảng họp vạch ra kế hoạnh:
+ Tại Bắc Sơn- Võ Nhai: Trung đội cứu quốc quân III ra đời
+ Tại Cao Bằng: các đội tự vệ, du kích đƣợc thành lập
+ 7-5-1944 Việt Minh ra chỉ thị “sửa soạn N”
+ 10-8-1944 Trung Ương Đảng kêu gọi “Sắm sửa vũ khí đuổi thù chung”
+ 22-12-1944 Vn tuyên truyền giải phóng quân thành lập.
III. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
1. Khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8-1945)
a. Bối cảnh lịch sử
- Đầu 1945 Hồng quân Liên Xô tấn công phát xit Đức, hàng loạt các nước Châu Âu được giải phóng.
- Châu Á- Thái Bình Dương: Nhật bại trận
- Đông Dương: Mâu thuẫn Nhật-Pháp gay gắt - > 9-3-1945 Nhật đảo chính Pháp, Pháp đầu hàng. Nhật độc chiếm Đông Dương.
b. Chủ trương của Đảng
- 12-3-1945 Ban thường vụ TU Đảng ra chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
- Nội dung chỉ thị:
+ Xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là phatxit Nhật.
+ Thay khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp-Nhật” bằng “Đánh đuổi phát xít Nhật”
+ Hình thức đấu tranh từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị…sẵn sàng chuyển qua tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.
+ Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước
c.Diễn biến của cao trào
- Ở căn cứ địa Cao-Bắc-Lạng
- Ở Bắc Kỳ
- Ở Quảng Ngãi
- Ở Nam Kỳ
2. Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày tổng khởi nghĩa
-15 đến ngày 20-4-1945 ban thường vụ TU Đảng triệu tập hội nghị quân sự Bác Kỳ quyết định : Thống nhất và phát triển hơn nữa lực lượng vũ trang
- 16-4-1945 thanh lập UBDTGP VN và UBDTGP các cấp
- 15-5-1945 VNTTGPQ và Cứu quốc quân thống nhất thành VNGPQ
- 04-6-1945 khu GP Việt Bắc được thành lập. Tân Trào được chọn làm “Thủ đô” của khu giải phóng.
3. Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945
a. Nhật đầu hàng Đồng minh, lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố
- Ngày 15/8/1945, phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh.
- Ở Đông Dương, quân Nhật rệu rã. Chính phủ Trần Trọng Kim cùng tay sai hoang mang cực độ.
* Điều kiện khách quan có lợi cho Tổng khởi nghĩa.
- Ngày 13/8/1945, thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ra Quân lệnh số 1, quyết định Tổng khởi nghĩa.
- Ngày 14 đến ngày 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) thông qua kế hoạch Tổng khởi nghĩa...
- 16 đến ngày 17/8/1945, Đại hội quốc dân Tân Trào được triệu tập tán thành chủ trương khởi nghĩa: Cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch....
b. Diễn biến cuộc Tổng khởi nghĩa
( Sách Giáo Khoa )
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương sau ngà 12 tháng ba năm 1945 là
A. Phát xít Nhật B. Thực dân Pháp
C. Địa chủ phong kiến D. Tưsản mại bản
Câu 2: Bốn tỉnh giành được chính quyền sớm nhất cả nước trong cách mạng tháng Tám là
A. Ninh Bình, Thanh Hóa, Hải Dương, Quảng Nam
B. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam
C. Bắc Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam
D. Thanh Hóa, Hải Dương, Quảng Nam, Hà Tĩnh
Câu 3: Hội nghị nào đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng của Đảng đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?
A. Hội nghị tháng 7/1936 B. Hội nghị tháng 11/1939
C. Hội nghị tháng 10/1930 D. Hội nghị tháng 5/1941
Câu 4: Hội nghị nào hoàn chỉnh chủ trương của Đảng đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?
A. Hội nghị tháng 7/1936 B. Hội nghị tháng 5/1941
C. Hội nghị tháng 11/1939 D. Hội nghị tháng 10/1930
Câu 5: Tháng 11 - 1939, tên gọi của Mặt trận ở Đông Dương là gì?
A. Mặt trận nhân dân phản đế
B. Mặt trận dân chủ Đông Dương
C. Mặt trận phản đế Đông Dương
D. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương
Câu 6: Hội nghị Trung ương Đảng lần 6 (11 - 1939) của Ban chấp hành Trung ương Đảng diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu?
A. 19 - 5 - 1941 tại Bà Điểm - Hóc Môn
B. 15 - 5 - 1939 tại PacBó - Cao Bằng
C. 06 - 11 - 1939 tại Bà Điểm - Hóc Môn
D. 10 - 5 - 1940 tại Đình Bảng - Bắc Ninh
Câu 7: Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ra đời trong thời điểm lịch sử nào?
A. Đêm 9-3-1945 B. Ngày 10-3-1945
C. Ngày 12-3-1945 D. Sáng 13-3-1945
Câu 8: Lực lượng vũ trang ra đời từ khởi nghĩa Bắc Sơn sau đó thống nhất lại với tên gọi là gì?
A. Cứu quốc quân B. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
C. Việt Nam giải phóng quân D. Vệ quốc đoàn
Câu 9: Hội nghị Trung ương Đảng lần 8(5 - 1941) của Ban chấp hành Trung ương Đảng Đông Dương đã quyết định thành lập mặt trận nào ?
A. Dân chủ Đông Dương B. Phản đế Đông Dương
C. Việt Minh D. Liên Việt
Câu 10: Nguyên nhân nào dưới đâ là nguyên nhân quyết định nhất đưa cách mạng tháng Tám 1945 giành thắng lợi?
A. Phát xít Nhật bị đồng minh đánh bại
B. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
C. Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm
D. Vai trò của mặt trận Việt Minh
* Câu hỏi vận dụng nâng cao:
Câu 1: Nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám
1. Nguyên nhân thắng lợi
Nguyên nhân chủ quan

- Dân tộc ta vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, từng trải qua những cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất cho độc lập tự do. Vì vậy, khi Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh phát cao ngọn cờ cứu nước thì toàn dân nhất từ đứng lên cứu nước, cứu dân
- Cách mạng tháng Tám do Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Hồ Chí Minh lãnh đạo, đã đề ra đường lối cách mạng đúng dần dựa trên cơ sở lí luận Mác – Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam.
- Để giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám, Đảng ta đã có quá trình chuẩn bị trong suốt 15 năm, qua các phong trào cách mạng 1930 – 1935. 1936 – 1939, đã đúc rút được những bài học kinh nghiệm qua những thành công và thất bại, nhất là trong quá trình xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ Trang, căn cứ địa thời kì vận động giải phóng dân tộc 1939 – 1945.
- Trong những ngày khởi nghĩa, toàn Đảng, toàn dân nhất trí, đồng lòng, không sợ hi sinh, gian khổ, quyết tâm giành độc lập, tự do. Các cấp bộ Đảng và Việt Minh từ trung ương đến địa phương đã linh hoạt, sáng tạo chỉ đạo khởi nghĩa, chớp thời cơ phát động quan chúng nổi dậy giành chính quyền.
* Nguyên nhân khách quan
- Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và quân Đông mình trong cuộc chiến tranh chống phát xít, nhất là chiến thắng phát xít Đức và quân phiệt Nhật Bản, đã có vũ tinh thần, cùng có niềm tin cho nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, tạo thời cơ để nhân dân ta đứng lên Tổng khởi nghĩa.
Câu 2: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có phải là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân không ? Vì sao
* Cuộc cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam là một sự kiện đại trong lịch sử
Việt Nam. Xét về tính chất, cách mạng tháng Tám là một cuộc cách mạng dân
dân chủ nhân dân.
- Vì :
+ Căn cứ vào nhiệm vụ, lãnh đạo, lực lượng và hình thức chính quyền có thể khẳng định cách mạng tháng Tám là cuộc cách mang mang tính chất dân tộc điển hình.
+ Nhiệm vụ của cách mạng: là phải đánh đuổi bọn đế quốc, lật đổ chế độ phong kiến để giành độc lập dân tộc, ruộng đất cho dân cây, rồi sau đó mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa
+ Lực lượng lãnh đạo cách mạng: là do giai cấp vô sản
+ Lực lượng tham gia cách mạng: bao gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc, song động lực chủ yếu là công nong.
+ Kết quả: Cách mạng tháng Tám đã đánh đuổi bọn đế quốc, giải phóng dân tộc, tịch thu được một phần ruộng đất của bọn đế quốc và bọn việt gian phản động tạm giao cho dân cày nghèo cày cấy và ban bố được quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
+ Chính quyền nhà nước được thành lập: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, có thành phần rất rộng rãi ngoài lực lượng công nhân và nông dân, ngoài đại diện của Mặt trận Việt Minh, còn có đại diện của các giai cấp tầng lớp và các đảng phái khác. Nhà nước VNDCCH được xây dựng theo quan điểm của Hồ Chí Minh là một Nhà nước của dân, do dân vì dân, đại biểu cho quyền lợi dân tộc.
- Về vấn đề dân chủ, cách mạng tháng Tám cũng biểu hiện tính chất dân chủ:
+ Cuộc cách mạng này của nhân dân Việt Nam là một bộ phận của phe dân chủ chống phát xít trên thế giới.
+ Giải quyết một phần quyền lợi về ruộng đất của nông dân, lấy ruộng đất của
đế quốc và tay sai chia cho dân cày.
+ Cách mạng tháng Tám đã xoá bỏ chế độ quân chủ chuyên chế đã tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử dân tộc cùng với việc xoá bỏ chế độ thuộc địa và đưa nhân dân lao động Việt Nam từ địa vị nô lệ lên địa vị làm chủ đất nước.
=> Như vậy, Cách mạng tháng Tám trước hết chỉ là một cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc, song vì giải phóng dân tộc là nhiệm vụ cơ bản nhất của một trong hai nhiệm vụ cơ bản của một cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân mà nếu hoàn thành nhiệm vụ này thì tất yếu sẽ mở đường đi đến hoàn thành nhiệm vụ tiếp theo. Vì thế chúng ta có thể nói Cách mạng tháng Tám là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
 
Last edited:
  • Love
Reactions: Nguyễn Nga @@
Top Bottom