- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền


Ps: bài này được viết theo giáo trình lịch sử thế giới hiện đại và tài liệu của Liên Xô (xem ở phần cuối bài này), phục vụ cho việc học từ bài 3 đến bài 6 của lịch sử 9, bài 3 đến bài 5 của lịch sử 12. Quý vị đón xem...
1. Phong trào đấu tranh ở các nước Đông Á
a. Triều Tiên
Khi quân Liên Xô tiến vào Triều Tiên, họ được nhân dân bản xứ nhiệt liệt đón tiếp. Bộ máy chính quyền thực dân Nhật bị xoá bỏ và các chính quyền nhân dân được thành lập ở khắp đất nước.
Nhân dân Triều Tiên thấy tương lai đất nước mình là xây dựng nhà nước thống nhất. Điều đó trái ngược với các chính sách của Mỹ. Tháng 9.1945, quân Mỹ đổ bộ lên miền Nam Triều Tiên, lợi dụng chính quyền cũ của Nhật để nắm giữ lâu dài vùng đất này, ngăn cản các hoạt động của các tổ chức dân chủ. Washington thi hành chính sách biến vĩ tuyến 38 làm ranh giới tạm thời giữa hai vùng có quân Liên Xô và Mỹ thành giới tuyến ngăn đôi vĩnh viễn Bắc và Nam Triều Tiên. Để thực hiện chia cắt bán đảo Triều Tiên và đưa Nam Triều Tiên thành bàn đạp chính trị - quân sự, Mỹ thành lập nước Hàn Quốc (Nam Triều Tiên) ở nam vĩ tuyến 38. Ngày 9.9.1948, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập.
Nhưng chẳng bao lâu, người dân Triều Tiên phải cầm súng: tháng 6.1950, được quân Mỹ giúp, quân Nam Triều Tiên tràn qua vĩ tuyến đánh lên miền bắc. Cuộc đấu tranh quên mình của nhân dân Công hoà Dân chủ nhân dân Triều Tiên đã buộc quân thù đình chiến vào tháng 7.1953.
b. Trung Quốc
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ bắt đầu dần ra sức ủng hộ Quốc dân Đảng để ngăn cản cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Trung Quốc.
Sau khi quân Liên Xô giúp Trung Quốc giải phóng đất nước, Liên Xô trao trả cho Trung Quốc hơn 3,7 nghìn đại bác, 1,2 nghìn súng tay, 861 máy bay, 600 xe tăng, 680 kho quân nhu. Ít lâu sau, Liên Xô giúp thành lập, trang bị cho 80 vạn quân giải phóng, góp phần giúp quân giải phóng Trung Quốc đánh tan quân của Quốc dân Đảng. Ngày 1.10.1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập.
2. . Phong trào đấu tranh ở các nước Đông Nam Á
a. Việt Nam
Tháng 5.1945, Việt Nam giải phóng quân được thành lập. Ngày 4.6.1945, thành lập khu giải phóng Việt Bắc gồm 6 tỉnh, 1 triệu dân.
Đầu tháng 8.1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông dương phát động tổng khởi nghĩa trong cả nước để công bố đường lối đấu tranh giành độc lập, chống âm mưu của Pháp quay trở lại Việt Nam. Đêm 13 rạng 14.8.1945, Tổng bộ Việt Minh ra lệnh khởi nghĩa. Khởi nghĩa nhanh chóng giành thắng lợi ở ba thành phố lớn, đến ngày 2.9.1945 thì Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á được thành lập.
b. Lào và Campuchia
Tình hình hai nước này tương tự nhau (xem một bài viết trước có đề cập rồi, không lặp lại)
c. Indonesia
Tin quân Nhật thua trận khiến những người yêu nước Indonesia nhanh chóng lập nhà nước Cộng hòa Indonesia vào 17.8.1945. Ngày 18.8, hiến pháp được thông qua. Ngày 19.8 chính phủ đầu tiên của Indonesia được thành lập.
Bọn thực dân vội hợp sức đàn áp cách mạng Indonesia. Lợi dụng Hà Lan chưa thể gửi quân sang chiếm lấy Indonesia khi nước này bị thiệt quân nhiều, Hà Lan mới thoát khỏi Đức chiếm đóng, nên Anh vội vơ lấy "trách nhiệm" đó.
Cuối tháng 9.1945, quân xâm lược Anh tiến vào Indonesia. Quân dân Indonesia chiến đấu anh dũng, tiêu biểu là trận phòng thủ thành phố Surabai trong tháng 10.1945, kéo dài 3 tuần. Bị Liên Xô gây sức ép ở Liên hiệp quốc, giữa năm 1947 quân Anh buộc phải rút lui.
Tháng 9.1947, quân Hà Lan có Mỹ viện trợ tới 550 triệu dollar đã quay lại xâm lược Indonesia. Quân dân Indonesia đánh du kích liên tục, vây chắc quân xâm lược ở nhiều thành phố. Tới tháng 2.1949, quân cách mạng đã kiểm soát gần hết bán đảo Java, quân xâm lược bất lực và phải rút lui dần. Đến năm 1963, Hà Lan buộc phải trả Tây Irian cho Indonesia
D. Philippines
Trước khi Nhật Bản đầu hàng, quân Mỹ đổ bộ để giải tán quân đội và chính quyền nhân dân Philippines. Trước áp lực của các đoàn thể dân chủ ở Philippines, Mỹ buộc phải "nhân nhượng": 4.7.1946 Mỹ công nhận chủ quyền của Philippines.
e. Miến Điện
Khi Thế chiến 2 chưa kết thúc, Anh nhanh chóng lập lại các chính quyền thực dân cũ ở trên nước này. Tìm cách tiêu diệt các lực lượng yêu nước, Anh ám sát một cách hèn hạ tướng Aung San, anh hùng dân tộc và là người đứng đầu chính phủ Miến Điện thành lập trước ngày độc lập. Tuy nhiên, những người yêu nước đã thắng: 17.10.1947, hiệp ước London công nhận Miến Điện là quốc gia độc lập hoàn toàn.
f. Mã Lai
Nhân dân Mã Lại đấu tranh anh dũng, buộc được Nhật hạ vũ khí để lập các chính quyền cách mạng (tháng 9.1945). Nhưng Mã Lai chưa độc lập được lâu thì ngày 5.9.1945, 25 vạn quân Anh quay trở lại xâm lược và thiết lập chế độ thực dân quân sự ở Mã Lai, khủng bố thẳng cánh nhân dân Mã Lai. 12 năm sau, ngày 31.8.1957 thì Liên bang Mã Lai chính thức thành lập (trong cộng đồng Anh)
3. Phong trào đấu tranh ở các nước Nam Á - Ấn Độ
Thắng lợi của Liên Xô trong cuộc chiến tranh chống Nhật Bản, đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Đông Nam Á khiến nhân dân Ấn Độ vùng dậy mạnh mẽ.
Lấy cớ Anh dùng quân đội ra đàn áp Indonesia, nhân dân Ấn Độ khắp nơi biểu tình phản đối. Giữa tháng 2.1946, thủy thủ tàu Tavar và chiến hạm Bombay nổi dậy, được nhân dân hưởng ứng đã đánh tan quân xâm lược Anh được điều tới đàn áp.
Cuộc đấu tranh của 400 triệu nhân dân Ấn Độ đã khiến Anh chùn bước. Tháng 8.1946, chính phủ lâm thời được thành lập, tuyên bố chính sách trung lập. Tháng 4.1947, Ấn Độ lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
Sau một thời gian dài gây khó khăn để cứu vớt vị trí của mình ở Ấn Độ, Anh nghĩ cách chia cắt đất nước này. Ngày 3.7.1947, Anh công bố kế hoạch Mountbatten, chia Ấn Độ thành hai nước riêng biệt.
Những năm 60 của thế kỷ XX, Ấn Độ bắt đầu thu hồi chủ quyền lãnh thổ trước đây bị Pháp, Bồ Đào Nha chiếm đóng. Pháp tự nguyện trả Pondicherry, Carican, Mae và Janong cho Ấn Độ. Riêng Bồ Đào Nha không chịu trao trả nhượng địa Diu, Daman và Goa nên Ấn Độ đưa quân xuống. Năm 1961, Ấn Độ chính thức giải phóng hết những đất đã bị Bồ Đào Nha chiếm giữ. Bồ Đào Nha này bèn kiện Liên hiệp quốc, nhưng bị Liên Xô phủ quyết. Năm 1962, các đất đai được giải phóng chính thức sát nhập vào Ấn Độ.
4. Phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi
a. Algeria
Khi Thế chiến 2 chưa kết thúc, thực dân Pháp mở cuộc đàn áp dã man cuộc đấu tranh của nhân dân Algeria vào ngày 8.5.1945, giết hại 45 nghìn người yêu nước Algeria. Nhân dân vẫn đấu tranh liên tục, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của nhân dân vùng đông nam Algeria chống lại 45 vạn quân xâm lược Pháp đang tiến đến đàn áp vào tháng 11/1954. Cuộc đấu tranh nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của các nước XHCN, trong đó có Liên Xô đã công nhận Chính phủ lâm thời Algeria. Do kết quả của 7 năm đấu tranh kiên cường gian khổ, nhân dân Algeria đã giành được độc lập và ngày 1.7.1962 Algeria trở thành nước có chủ quyền.
b. Lybia
Sau Thế chiến 2, Lybia bị quân Anh - Pháp chiếm đóng. Quyết nghị của Liên Hiệp quốc ngày 24.12.1951 trao chủ quyền Nhà nước cho Lybia. Nhưng nhân dân Lybia vẫn tiếp tục đấu tranh và đến năm 1970, toàn bộ quân đội nước ngoài đã phải rút hết khởi Lybia.
c. Ai Cập
Tháng 7.1952, cách mạng nổ ra giành thắng lợi ở Ai Cập, lật đổ vua Faruq I và lập Hội đồng chỉ đạo cách mạng do trung tá Gamal Abdel Nasser, 34 tuổi, đứng đầu. Theo yêu cầu của Chính phủ Ai Cập, sau một thời gian gây rắc rối thì tới tháng 6.1956, nước Anh đã phải rút hết quân đội ra khỏi nước này.
Nhưng bọn thực dân không chịu từ bỏ âm mưu phục hồi chế độ thực dân ở Ai Cập, kiếm cớ đẻ can thiệp vũ trang nhân dịp Chính phủ Ai Cập ra sắc lệnh quốc hữu hóa kênh đào Suez ngày 26.7.1956. Việc quốc hữu hóa này là chính đảng, vì nó giúp Ai Cập thu hồi lại số của cải mà đế quốc cướp đoạt Ai Cập trong hàng chục năm. Tháng 10.1956, liên quân Anh, Pháp và Israel xâm lược Ai Cập; Liên Xô bắt đầu viện trợ Ai Cập, cảnh cáo sẽ thi hành biện pháp kiên quyết nếu các nước này không chấm dứt việc xâm lược Ai Cập. Sau vài tiếng đồng hồ, quân xâm lược phải ngừng bắn và rút lui khỏi Ai Cập.
d. Các nước châu Phi khác.
Tương tự như Algeria, bọn thực dân Pháp trở lại xâm lược Madagascar, đàn áp khốc liệt khiến 10 vạn dân Madagascar bị giết. Cuộc đấu tranh vẫn tiếp tục: 1.1.1956 Cộng hòa Soudan được thành lập; ngày 2.3 Pháp công nhận chủ quyền của Maroc, ngày 20.3 công nhận tiếp chủ quyền của Tunisia. Năm 1957, Ghana độc lập và đến 1958, Guinea độc lập. Năm 1960, 17 nước châu Phi cùng giành độc lập => sự kiện "Năm châu Phi".
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Anh Thái, Lịch sử thế giới hiện đại, Nxb giáo dục
2. Nhiều tác giả, Biên niên sử thế giới, Nxb Thế giới
3. Dmitri Efimov, Chiến tranh thế giới thứ hai và vận mệnh nhân dân các nước Á Phi, Moscow.
1. Phong trào đấu tranh ở các nước Đông Á
a. Triều Tiên
Khi quân Liên Xô tiến vào Triều Tiên, họ được nhân dân bản xứ nhiệt liệt đón tiếp. Bộ máy chính quyền thực dân Nhật bị xoá bỏ và các chính quyền nhân dân được thành lập ở khắp đất nước.
Nhân dân Triều Tiên thấy tương lai đất nước mình là xây dựng nhà nước thống nhất. Điều đó trái ngược với các chính sách của Mỹ. Tháng 9.1945, quân Mỹ đổ bộ lên miền Nam Triều Tiên, lợi dụng chính quyền cũ của Nhật để nắm giữ lâu dài vùng đất này, ngăn cản các hoạt động của các tổ chức dân chủ. Washington thi hành chính sách biến vĩ tuyến 38 làm ranh giới tạm thời giữa hai vùng có quân Liên Xô và Mỹ thành giới tuyến ngăn đôi vĩnh viễn Bắc và Nam Triều Tiên. Để thực hiện chia cắt bán đảo Triều Tiên và đưa Nam Triều Tiên thành bàn đạp chính trị - quân sự, Mỹ thành lập nước Hàn Quốc (Nam Triều Tiên) ở nam vĩ tuyến 38. Ngày 9.9.1948, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập.
Nhưng chẳng bao lâu, người dân Triều Tiên phải cầm súng: tháng 6.1950, được quân Mỹ giúp, quân Nam Triều Tiên tràn qua vĩ tuyến đánh lên miền bắc. Cuộc đấu tranh quên mình của nhân dân Công hoà Dân chủ nhân dân Triều Tiên đã buộc quân thù đình chiến vào tháng 7.1953.
b. Trung Quốc
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ bắt đầu dần ra sức ủng hộ Quốc dân Đảng để ngăn cản cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Trung Quốc.
Sau khi quân Liên Xô giúp Trung Quốc giải phóng đất nước, Liên Xô trao trả cho Trung Quốc hơn 3,7 nghìn đại bác, 1,2 nghìn súng tay, 861 máy bay, 600 xe tăng, 680 kho quân nhu. Ít lâu sau, Liên Xô giúp thành lập, trang bị cho 80 vạn quân giải phóng, góp phần giúp quân giải phóng Trung Quốc đánh tan quân của Quốc dân Đảng. Ngày 1.10.1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập.
2. . Phong trào đấu tranh ở các nước Đông Nam Á
a. Việt Nam
Tháng 5.1945, Việt Nam giải phóng quân được thành lập. Ngày 4.6.1945, thành lập khu giải phóng Việt Bắc gồm 6 tỉnh, 1 triệu dân.
Đầu tháng 8.1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông dương phát động tổng khởi nghĩa trong cả nước để công bố đường lối đấu tranh giành độc lập, chống âm mưu của Pháp quay trở lại Việt Nam. Đêm 13 rạng 14.8.1945, Tổng bộ Việt Minh ra lệnh khởi nghĩa. Khởi nghĩa nhanh chóng giành thắng lợi ở ba thành phố lớn, đến ngày 2.9.1945 thì Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á được thành lập.
b. Lào và Campuchia
Tình hình hai nước này tương tự nhau (xem một bài viết trước có đề cập rồi, không lặp lại)
c. Indonesia
Tin quân Nhật thua trận khiến những người yêu nước Indonesia nhanh chóng lập nhà nước Cộng hòa Indonesia vào 17.8.1945. Ngày 18.8, hiến pháp được thông qua. Ngày 19.8 chính phủ đầu tiên của Indonesia được thành lập.
Bọn thực dân vội hợp sức đàn áp cách mạng Indonesia. Lợi dụng Hà Lan chưa thể gửi quân sang chiếm lấy Indonesia khi nước này bị thiệt quân nhiều, Hà Lan mới thoát khỏi Đức chiếm đóng, nên Anh vội vơ lấy "trách nhiệm" đó.
Cuối tháng 9.1945, quân xâm lược Anh tiến vào Indonesia. Quân dân Indonesia chiến đấu anh dũng, tiêu biểu là trận phòng thủ thành phố Surabai trong tháng 10.1945, kéo dài 3 tuần. Bị Liên Xô gây sức ép ở Liên hiệp quốc, giữa năm 1947 quân Anh buộc phải rút lui.
Tháng 9.1947, quân Hà Lan có Mỹ viện trợ tới 550 triệu dollar đã quay lại xâm lược Indonesia. Quân dân Indonesia đánh du kích liên tục, vây chắc quân xâm lược ở nhiều thành phố. Tới tháng 2.1949, quân cách mạng đã kiểm soát gần hết bán đảo Java, quân xâm lược bất lực và phải rút lui dần. Đến năm 1963, Hà Lan buộc phải trả Tây Irian cho Indonesia
D. Philippines
Trước khi Nhật Bản đầu hàng, quân Mỹ đổ bộ để giải tán quân đội và chính quyền nhân dân Philippines. Trước áp lực của các đoàn thể dân chủ ở Philippines, Mỹ buộc phải "nhân nhượng": 4.7.1946 Mỹ công nhận chủ quyền của Philippines.
e. Miến Điện
Khi Thế chiến 2 chưa kết thúc, Anh nhanh chóng lập lại các chính quyền thực dân cũ ở trên nước này. Tìm cách tiêu diệt các lực lượng yêu nước, Anh ám sát một cách hèn hạ tướng Aung San, anh hùng dân tộc và là người đứng đầu chính phủ Miến Điện thành lập trước ngày độc lập. Tuy nhiên, những người yêu nước đã thắng: 17.10.1947, hiệp ước London công nhận Miến Điện là quốc gia độc lập hoàn toàn.
f. Mã Lai
Nhân dân Mã Lại đấu tranh anh dũng, buộc được Nhật hạ vũ khí để lập các chính quyền cách mạng (tháng 9.1945). Nhưng Mã Lai chưa độc lập được lâu thì ngày 5.9.1945, 25 vạn quân Anh quay trở lại xâm lược và thiết lập chế độ thực dân quân sự ở Mã Lai, khủng bố thẳng cánh nhân dân Mã Lai. 12 năm sau, ngày 31.8.1957 thì Liên bang Mã Lai chính thức thành lập (trong cộng đồng Anh)
3. Phong trào đấu tranh ở các nước Nam Á - Ấn Độ
Thắng lợi của Liên Xô trong cuộc chiến tranh chống Nhật Bản, đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Đông Nam Á khiến nhân dân Ấn Độ vùng dậy mạnh mẽ.
Lấy cớ Anh dùng quân đội ra đàn áp Indonesia, nhân dân Ấn Độ khắp nơi biểu tình phản đối. Giữa tháng 2.1946, thủy thủ tàu Tavar và chiến hạm Bombay nổi dậy, được nhân dân hưởng ứng đã đánh tan quân xâm lược Anh được điều tới đàn áp.
Cuộc đấu tranh của 400 triệu nhân dân Ấn Độ đã khiến Anh chùn bước. Tháng 8.1946, chính phủ lâm thời được thành lập, tuyên bố chính sách trung lập. Tháng 4.1947, Ấn Độ lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
Sau một thời gian dài gây khó khăn để cứu vớt vị trí của mình ở Ấn Độ, Anh nghĩ cách chia cắt đất nước này. Ngày 3.7.1947, Anh công bố kế hoạch Mountbatten, chia Ấn Độ thành hai nước riêng biệt.
Những năm 60 của thế kỷ XX, Ấn Độ bắt đầu thu hồi chủ quyền lãnh thổ trước đây bị Pháp, Bồ Đào Nha chiếm đóng. Pháp tự nguyện trả Pondicherry, Carican, Mae và Janong cho Ấn Độ. Riêng Bồ Đào Nha không chịu trao trả nhượng địa Diu, Daman và Goa nên Ấn Độ đưa quân xuống. Năm 1961, Ấn Độ chính thức giải phóng hết những đất đã bị Bồ Đào Nha chiếm giữ. Bồ Đào Nha này bèn kiện Liên hiệp quốc, nhưng bị Liên Xô phủ quyết. Năm 1962, các đất đai được giải phóng chính thức sát nhập vào Ấn Độ.
4. Phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi
a. Algeria
Khi Thế chiến 2 chưa kết thúc, thực dân Pháp mở cuộc đàn áp dã man cuộc đấu tranh của nhân dân Algeria vào ngày 8.5.1945, giết hại 45 nghìn người yêu nước Algeria. Nhân dân vẫn đấu tranh liên tục, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của nhân dân vùng đông nam Algeria chống lại 45 vạn quân xâm lược Pháp đang tiến đến đàn áp vào tháng 11/1954. Cuộc đấu tranh nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của các nước XHCN, trong đó có Liên Xô đã công nhận Chính phủ lâm thời Algeria. Do kết quả của 7 năm đấu tranh kiên cường gian khổ, nhân dân Algeria đã giành được độc lập và ngày 1.7.1962 Algeria trở thành nước có chủ quyền.
b. Lybia
Sau Thế chiến 2, Lybia bị quân Anh - Pháp chiếm đóng. Quyết nghị của Liên Hiệp quốc ngày 24.12.1951 trao chủ quyền Nhà nước cho Lybia. Nhưng nhân dân Lybia vẫn tiếp tục đấu tranh và đến năm 1970, toàn bộ quân đội nước ngoài đã phải rút hết khởi Lybia.
c. Ai Cập
Tháng 7.1952, cách mạng nổ ra giành thắng lợi ở Ai Cập, lật đổ vua Faruq I và lập Hội đồng chỉ đạo cách mạng do trung tá Gamal Abdel Nasser, 34 tuổi, đứng đầu. Theo yêu cầu của Chính phủ Ai Cập, sau một thời gian gây rắc rối thì tới tháng 6.1956, nước Anh đã phải rút hết quân đội ra khỏi nước này.
Nhưng bọn thực dân không chịu từ bỏ âm mưu phục hồi chế độ thực dân ở Ai Cập, kiếm cớ đẻ can thiệp vũ trang nhân dịp Chính phủ Ai Cập ra sắc lệnh quốc hữu hóa kênh đào Suez ngày 26.7.1956. Việc quốc hữu hóa này là chính đảng, vì nó giúp Ai Cập thu hồi lại số của cải mà đế quốc cướp đoạt Ai Cập trong hàng chục năm. Tháng 10.1956, liên quân Anh, Pháp và Israel xâm lược Ai Cập; Liên Xô bắt đầu viện trợ Ai Cập, cảnh cáo sẽ thi hành biện pháp kiên quyết nếu các nước này không chấm dứt việc xâm lược Ai Cập. Sau vài tiếng đồng hồ, quân xâm lược phải ngừng bắn và rút lui khỏi Ai Cập.
d. Các nước châu Phi khác.
Tương tự như Algeria, bọn thực dân Pháp trở lại xâm lược Madagascar, đàn áp khốc liệt khiến 10 vạn dân Madagascar bị giết. Cuộc đấu tranh vẫn tiếp tục: 1.1.1956 Cộng hòa Soudan được thành lập; ngày 2.3 Pháp công nhận chủ quyền của Maroc, ngày 20.3 công nhận tiếp chủ quyền của Tunisia. Năm 1957, Ghana độc lập và đến 1958, Guinea độc lập. Năm 1960, 17 nước châu Phi cùng giành độc lập => sự kiện "Năm châu Phi".
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Anh Thái, Lịch sử thế giới hiện đại, Nxb giáo dục
2. Nhiều tác giả, Biên niên sử thế giới, Nxb Thế giới
3. Dmitri Efimov, Chiến tranh thế giới thứ hai và vận mệnh nhân dân các nước Á Phi, Moscow.
Last edited: