Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
- Cuối thế kỷ XIX: phong trào diễn ra theo khuynh hướng phong kiến do quan lại, nông dân, nhà sư lãnh đạo; tiêu biểu là phong trào ở Indonesia, Philippines và ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, campuchia). Đặc biệt là có sự liên minh giữa nhân dân ba nước Đông Dương cùng chống kẻ thù chung là thực dân Pháp (1864 - 1867)
- Năm 1918 trở đi, phong trào diễn ra sôi nổi theo hai hướng: tư sản và vô sản. Do Đảng Cộng sản ra đời sớm, phong trào đấu tranh ở Indonesia phát triển mạnh theo khuynh hướng đan xen tư sản dân tộc - vô sản qua các khởi nghĩa Batak, Kalimantan; lãnh tụ nổi bật là Sukarno. Ở Myanmar là phong trào đấu tranh của nhà sư, sinh viên đòi quyền tự trị cho đất nước. Lào có khởi nghĩa Ong Kẹo - Konmandam ở cao nguyên Boloven theo xu hướng phong kiến; riêng Việt nam đã thành lập Đảng và phong trào đấu tranh diễn ra mạnh mẽ theo xu hướng vô sản qua cao trào 1930-31, 36-39