Nêu và phân tích đặc điểm của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam
trong những năm 1919 – 1925, 1925 – 1930.
Thu Hà 1609Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 1925
1. Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam ở nước ngoài
a. Hoạt động của Phan Bội Châu
- Sau những năm bôn ba hoạt động ở Nhật, Trung Quốc không thành công, Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc giam năm 1913 đến năm 1917 được tự do.
- Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của nước Nga đối với Phan Bội Châu.
- Tháng 6/1925, Phan Bội Châu bị Pháp bắt tại Thượng Hải (Trung Quốc), đưa về an trí ở Huế.
b. Hoạt động của Phan Châu Trinh
- Năm 1911 Phan Châu Trinh ra khỏi nhà tù Côn Đảo, sang Pháp tiếp tục hoạt động.
- Năm 1922 Phan Châu Trinh viết “Thất điều thư” vạch 7 tội của Khải Định.
- Tháng 6/1925 Phan Châu Trinh về nước, tiếp tục tuyên truyền, đả phá chế độ quân chủ, đề cao dân quyền …được thanh niên và nhân dân hưởng ứng.
c. Hoạt động của tổ chức Tâm tâm xã
- Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Công Viễn…lập tổ chức Tâm tâm xã năm 1923.
- Ngày 19/6/1924, tổ chức Tâm tâm xã phái Phạm Hồng Thái mưu sát toàn quyền Đông Dương (Mec Lanh) ở Sa Diện (Quảng Châu - Trung Quốc). Việc không thành, Phạm Hồng Thái anh dũng hy sinh, tiếng bom nhóm lại ngọn lửa chiến đấu của nhân dân ta “như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”.
d. Hoạt động của Việt Kiều ở Pháp
- Nhiều Việt kiều tại Pháp tham gia hoạt động yêu nước, chuyển tài liệu, sách báo tiến bộ về nước.
- Năm 1925 lập “Hội những người lao động trí óc Đông Dương”.
2. Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam
a. Hoạt động của tư sản Việt Nam
- Tẩy chay tư sản Hoa kiều, vận động người Việt dùng hàng Việt. Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kỳ của tư bản Pháp.
- Tư sản lớn ở Nam Kì như Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long…thành lập Đảng Lập hiến (1923), đòi tự do, dân chủ, nhưng khi được Pháp nhượng bộ một số quyền lợi họ sẵn sàng thoả hiệp với chúng.
- Ngoài Bắc có nhóm Nam Phong của Phạm Quỳnh cổ vũ thuyết “quân chủ lập hiến”, nhóm Trung Bắc tân văn của Nguyễn Văn Vĩnh đề cao tư tưởng “trực trị”.
b. Hoạt động của tiểu tư sản trí thức
- Hoạt động sôi nổi như đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ.
- Tổ chức chính trị: như Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên (đại biểu: Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai, Trần Huy Liệu, Nguyễn An Ninh…).
- Báo tiến bộ ra đời bao gồm cả báo tiếng Việt (Hữu Thanh, Tiếng Dân, Đông Pháp thời báo, Thực nghiệp thời báo) và báo tiếng Pháp (Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê).
- Nhà xuất bản tiến bộ ra đời như Nam đồng thư xã (Hà Nội), Cường học thư xã (Sài Gòn), Quan hải tùng thư (Huế).
- Cao trào yêu nước dân chủ công khai đòi Pháp thả tự do Phan Bội Châu (1925) và lễ truy điệu Phan Châu Trinh (1926). => Hoạt động tiêu biểu nhất.
PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ NĂM 1925 - 1930
bạn tham khảo qua link
PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1925 ĐẾN 1930 I. SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BA TỔ CHỨC CÁCH MẠNG 1. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên a. Sự thành lập - Khi về tới Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ thành các chiến sĩ cách mạng, bí mật đưa về nước...
diendan.hocmai.vn
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hộ trợ nhiệt tình.
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại: TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn
Chúc bạn ngày mới tốt lành và đừng quên vote cho câu trả lời bạn cảm thấy hay và hữu ích nhất đối với bạn nhé^^