Sử 12 Phong trào Dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 12: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Những chuyển biến mới về kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
* Hoàn cảnh lịch sử:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trật tự thế giới mới (Vecxai- Oasinhtơn) được thiết lập
- Pháp bị thiệt hại nặng nề.
-Năm 1917, Cách mạng tháng Mƣời Nga thành công, quốc tế cộng sản ra đời có tác động
mạnh đến cách mạng Việt Nam
* Trong bối cảnh đó Pháp tiến hành cuộc khai thác lần hai ở Đông Dương (sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.)
* Mục đích:
+ Bù đắp thiệt hại sau chiến tranh
+ Khôi phục lại địa vị trong thế giới tư bản.
* Chính sách khai thác kinh tế:
- Tăng cường dầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn
- Nông nghiệp: thu hút vốn nhiều nhất, chủ yếu vào đồn điền cao su.
- Công nghiệp: khai thác mở (mỏ than), muối, xay xát, dệt...
- Thương nghiệp: có bước phát triển mới, nhưng do Pháp nắm độc quyền
- Giao thông vận tải: được phát triển, đô thị mở rộng, dân cư đông hơn.
- Tăng thuế để tăng ngân sách
= > phục vụ lợi ích của thực dân Pháp, kìm hãm kinh tế VN phát triển.
2. Chính sách về chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp ( đọc thêm)
3. Những biến đổi mới về kinh tế và giai cấp ở Việt Nam
* Kinh tế:
- Có bước phát triển mới,nhƣng mất cân đối,lạc hậu,lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
* Xã hội:
- Giai cấp địa chủ: tiếp tục phân hóa một bộ phận trung, tiểu, địa chủ tham gia phong trào
dân tộc, dân chủ.
- Giai cấp nông dân :
+ bị tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa
+ là lực lượng cách mạng to lớn.
- Giai cấp tiểu tư sản:
+ số lượng tăng nhanh, có tinh thần chống đế quốc và ta sai; đội ngũ trí thức nhạy bén với thời cuộc, hăng hái đấu tranh.
- Giai cấp tư sản: phân hóa thành 2 bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc
- Giai cấp công nhân:
+ Số lượng tăng(đến 1929 có 22 vạn người).
+ Đặc điểm - chung của CN thế giới
- riêng: chịu 3 tầng áp bức (đế quốc, phong kiến, tư sản bản xứ), có quan hệ
gắn bó với nông dân; có truyền thống yêu nước, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản.
* Vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng theo khuynh hướng tiến bộ
II. Phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam 1919 – 1925
1. Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam ở
nƣớc ngoài.
(không dạy)
2. Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam.
* Tư sản:
- Tẩy chay hàng ngoại dùng hàng nội.
- Năm 1923, địa chủ, tư sản đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất khẩu gạo ở Nam Kì của tư bản Pháp.
- Năm 1923, tư sản và địa chủ Nam Kì còn thành lập Đảng Lập hiến, đưa ra khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ. Khi Pháp nhượng bộ, họ ngừng đấu tranh
* Tiểu tư sản: hoạt động sôi nổi.
- Thành lập tổ chức chính trị...
- Hoạt động với nhiều hình thức phong phú, sôi nổi: mít tinh, biểu tình, bãi khóa ... lập nhà xuất bản tiến bộ, ra sách báo tiến bộ.
- Tiêu biểu nhất có cuộc đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925) và để tang Phan Châu Trinh (1926)
* Công nhân: phong trào công nhân còn lẻ tẻ tự phát.
- Công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn lập công hội (bí mật) do Tôn Đức Thắng đứng đầu.
- Tháng 8/1925: phong trào đấu tranh của công nhân xưởng đóng tàu Ba Son. Đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân từ tự phát sang tự giác
3. Các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
- Cuối 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp.
- Ngà 18/6/1919, Ngƣời gởi tới Hội nghị Vecxai bản êu sách đòi các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng cho nhân dân Việt Nam.
- 7-1920 Người đọc Luận cương Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa . Tìm thấy con đường cứa nước.
- 2/1920, dự Đại hội Tua, tán thành quốc tế thứ III và tham gia Đảng Cộng sản Pháp, trở thành đảng viên cộng sản đầu tiên.
- 1921, lập hội Liên hiệp các thuộc địa ở Pari, ra báo Người cùng khổ, viết bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, viết cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp. Bí mật đưa về nước.
- 6/1923, sang Liên Xô, dự Đại hội Quốc tế Nông dân (10/1923) và dự Quốc tế Cộng sản lần V (1924)
- 11/1924, Người về Quảng Châu (TQ) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lí luận, xây dựng tổ chức cách mạng để giải phóng dân tộc Việt Nam.
- Công lao đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc:
+ Tìm thấ con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam.
+ Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Mục đích khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam là gì?
A. Bù vào những thiệt hại trong cuộc khai thác lần thứ nhất.
B. Để bù đắp những thiệt hại do Chiến tranh thế giới lần thứ nhất gây ra.
C. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam.
D. Bù vào những thiệt hại trong cuộc khai thác lần thứ nhất,và tăng cường sức mạnh về kinh tế của Pháp đối với các nước tư bản chủ nghĩa.
Câu 2. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào các ngành nào?
A. Công nghiệp chế biến.
B. Nông nghiệp và khai thác mỏ.
C. Nông nghiệp và thƣơng nghiệp.
D. Giao thông vận tải.
Câu 3. Vì sao trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, tư bản Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam?
A. Cột chặt nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
B. Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa do nền công nghiệp Pháp sản xuất
C. Biến Việt Nam thành căn cứ quân sự và chính trị của Pháp
D. Câu A và B đều đúng
Câu 4. Các giai cấp nào mới ra đời do hậu quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam?
A. Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc
B. Công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc
C. Công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến
D. Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản, địa chủ phong kiến
Câu 5. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ở Việt Nam ngoài thực dân Pháp, còn có giai cấp nào trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam?
A. Giai cấp nông dân B. Giai cấp công nhân
C. Giai cấp đại địa chủ phong kiến D. Giai cấp tư sản, dân tộc.
Câu 6. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, thái độ chính trị của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam như thế nào?
A. Có thái độ kiên định với Pháp
B. Có thái độ không kiên định, dễ thoả hiệp, cải lương khi đế quốc đáp ứng nhu cầu.
C. Có tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
D. Đấu tranh nửa vời.
Câu 7. Lực lqợng nào hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Nông dân B. Công nhân
C. Tiểu tư sản. D. Tư sản dân tộc
Câu 8. Những tờ báo tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức xuất bản trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919-1926) là:
A. Chuông rè”, “An Nam trẻ”, “Nhành lúa”...
B. Tin tức”, “Thời mới”, “Tiếng dân” ...
C. Chuông rè”, “Tin tức”, “Nhành lúa”, ...
D. “Chuông rè”, “An Nam trẻ”, “Người nhà quê” ...
Câu 9. Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đi vào đấu tranh tự giác?
A. Cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm Chợ Lớn (1922)
B. Cuộc tổng bãi công của công nhân Bắc Kỳ (1922)
C. Bãi công của thợ má xưởng Ba Son cảng Sài Gòn ngăn cản tàu chiến Pháp đi đàn áp cách mạng ở Trung Quốc (8/1925)
D. Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định
Câu 10. Công lao đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với phong trào cách mạng Việt Nam?
A. Thành lập đảng cộng sản Việt Nam
B. Tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam.
C. Đào tạo các chiến sĩ cách mạng
D. Truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin vào phong trào công nhân và yêu nước.
* Câu hỏi vận dụng nâng cao
Câu 1: Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở nước ta trong giai đoạn 1919 – 1925. Tại sao các phong trào đều thất bại

- Những năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào dân tộc dân chủ do giai cấp tư sản dân tộc và tiểu tư sản lãnh đạo diễn ra khá mạnh mẽ:
1. Phong trào của giai cấp tư sản dân tộc
+ Để chống lại sự chèn ép, kìm hãm của Pháp, vươn lên giành lấy vị trí khá hơn về kinh tế - chính trị trong xã hội, giai cấp tư sản dân tộc đã phát động nhiều hoạt động đấu tranh sôi nổi:
+ Phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá diễn ra vào năm 1919.
+ Chống độc quyền thương cảng Sài Gòn (1923).
+ Ra một số tờ báo để làm diễn đàn đấu tranh như: Diễn dàn Đông Dương, Tiếng vang An Nam...
+ Thành lập Đảng Lập Hiến để tập hợp lực lượng đấu tranh đòi tự do, dân chủ
Phong trào diễn ra khá rầm rộ, nhưng khi thực dân Pháp nhượng bộ cho họ một số ít quyền lợi thì những người lãnh đạo đã thỏa hiệp và ngừng đấu tranh.
2. Phong trào Tiểu tư sản tri thức
Ngày 19/6/1924, tiếng bom Sa Diện (Quảng Châu – Trung Quốc) của Phạm Hồng Thái đã nhóm lại ngọn lửa đấu tranh và đánh thức lòng yêu nước, mở màng cho một thời kỳ đấu tranh mới của cách mạng Việt Nam;
+ Ở trong nước, những tri thức Việt Nam yêu nước đã tập hợp các lực lượng yêu nước tiến bộ, thành lập nên nhiều tổ chức chính trị như: Hội Phục Việt, Đảng Thanh Niên, ra một số tờ báo như Chuông Rè, An Nam, Người nhà quê...để đấu tranh đòi tự do dân chủ.
+ Tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu (1925) và đám tang cụ Phan Chu Trinh (1926).
=> Tất cả họat động đấu tranh do tầng lớp tiểu tư sản tổ chức đều thất bại vì tổ chức không chặt chẽ, thiếu một đường lối chính trị rõ ràng.
=> Sự thất bại của phong trào dân chủ công khai trong giai đọan 1919 – 1925 do giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo đã cho thấy sự bế tắc về lực lượng lãnh đạo và con đường giải phóng dân tộc của cách mạng Việt Nam.
* Phong trào công nhân từng bước trưởng thành, sẵn sàng tiếp nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin và lãnh đạo cách mạng Việt Nam như thế nào
+ Cùng với phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản và tiểu tư sản, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam cũng từng bước trưởng thành:
+ Năm 1919, công nhân ở nhiều nơi đã đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, nhưng vẫn còn mang tính lẻ tẻ, thiếu tổ chức và liên kết. (25 vụ đấu tranh)
+ Năm 1920, công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn đã thành lập Công hội đỏ (bí mật) do Tôn Đức Thắng đứng đầu.
+ Năm 1922: công nhân viên chức ở các sở công thương tư nhân Bắc kỳ đòi trả lương ngày chủ nhật, thợ nhuộm ở Chợ Lớn bãi công.
+ Năm 1924: công nhân dệt, rượu ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương bãi công.
+ Đặc biệt, tháng 8/1925, công nhân Ba Son (Sài Gòn) đã lấy cớ đòi quyền lợi để bãi công nhằm ngăn cản tàu chiến của Pháp chở quân sang đàn áp phong trào đấu tranh của các thủy thủ Trung Quốc => Cuộc bãi công kết thúc thắng lợi với sự hưởng ứng và hỗ trợ của công nhân các ngành khác ở Sài Gòn.
• Đây là cuộc bãi công có tổ chức và mục tiêu chính trị rõ ràng, không còn mang tính tự phát, vì mục đích kinh tế đơn thuần như trước đây. Sự kiện này đánh dấu bước chuyển quan trọng của giai cấp công nhân Việt Nam.
* Sự lớn mạnh về quy mô và trưởng thành về tổ chức và chính trị của phong trào công nhân Việt Nam là điều kiện thuận lợi cho quá trình truyền bá và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn sau này.
* Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc (1919 - 1924) ở nước ngoài.
- Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành với tên gọi mới là Văn Ba đã rời cảng Nhà Rồng trên con tàu vận tải La-tus-trê-vin để sang các nước phương Tây.
- Từ 1911 đến 1917, Người đến nhiều nước ở Châu Phi, Châu Mĩ và đến cuối năm 1917 Người trở về Pháp và gia nhập Đảng xã hội Pháp.
- Ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc cùng với các chí sĩ cách mạng Việt Nam tại Pháp đã gửi tới Hội nghị Vec-xai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Nhưng bản yêu sách đã không được chấp nhận.
- Tháng 7/1920, Người đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, từ đó Người tin theo Lênin và đứng về phía Quốc tế cộng sản.
- Tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng xã hội Pháp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế 3, và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp, Người trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên.
- Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin một con đường mới cho phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam đó là Con đường cách mạng vô sản.
- Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pháp.
- Năm 1922, ra báo “Người cùng khổ” để vạch trần tội ác của Chủ nghĩa đế quốc. Ngoài ra còn viết bài cho các báo “Nhân đạo”, “Đời sống”... và viết cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp”...
- Năm 1923, Người đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và ở lại làm việc tại Quốc tế 3, viết bài cho báo Sự thật, Tạp chí thư tín Quốc tế...
- Năm 1924, Người dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V.
- Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc), chuẩn bị cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam.
 
Last edited:
Top Bottom