Phong trào dân chủ 1936 - 1939 đã diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?
Trình bày ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiêm của phong trào dân chủ 1936 - 1939
Thu Hà 1609Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
Hoàn cảnh lịch sử:
1. Tình hình thế giới:
+ Từ đầu những năm 30 của thế kỷ XX, các thế lực phát xít cầm quyền ở một số nước như Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.
+ 07 – 1935, Quốc tế Cộng sản tiến hành Đại hội lần VII, quyết định nhiều vấn đề quan trọng:
- Xác định kẻ thù là chủ nghĩa phát xít.
- Xác định nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân là chống chủ nghĩa phát xít.
- Xác định mục tiêu là đấu tranh giành dân chủ, bảo vệ hòa bình, thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi.
- Đoàn đại biểu Đảng Cộng Sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu tham dự Đại hội.
+ Tháng 6 – 1936, Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, chính phủ mới đã thi hành cải cách tiến bộ ở thuộc địa.
2. Tình hình trong nước:
a. Về chính trị:
+ Đối với Đông Dương, Chính phủ Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình, cử Toàn quyền mới, sửa chữa đôi chút luật bầu cử vào Viện Dân biểu, ân xá một số tù chính trị, nới rộng quyền tự do báo chí.
+ Tại Việt Nam có nhiều đảng phái chính trị hoạt động, trong đó có đảng cách mạng, đảng theo xu hướng cải lương, đảng phản động... Các đảng tận dụng cơ hội đẩy mạnh hoạt động, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng, tuy nhiên chỉ có Đảng Cộng sản Đông Dương là mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ và chủ trương rõ ràng.
b. Về nông nghiệp:
+ Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933), thực dân Pháp ở Đông Dương tập trung khai thác thuộc địa để bù đắp cho sự thiếu hụt cho kinh tế “chính quốc”.
+ Tạo điều kiện cho tư bản Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, độc canh trồng lúa.
+ Các đồn điền chủ yếu trồng cao su, cà phê, chè, đay, gai, bông...
c. Về công nghiệp:
+ Ngành khai mỏ được đẩy mạnh.
+ Sản lượng ngành dệt, xi măng, chế cất rượu tăng.
+ Các ngành ít phát triển là điện, nước, cơ khí, đường, giấy, diêm...
d. Về thương nghiệp:
+ Chính quyền thực dân độc quyền bán thuốc phiện, rượu, thu lợi nhuận rất cao.
+ Hàng nhập máy móc và hàng công nghiệp tiêu dùng, hàng xuất khẩu chủ yếu là khoáng sản và nông sản.
=> Nhìn chung, những năm 1936 -1939 là thời kỳ phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu và lệ thuộc kinh tế Pháp.
e. Tình hình xã hội: đời sống các tầng lớp nhân dân vẫn gặp khó khăn do chính sách tăng thuế của chính quyền thuộc địa.
+ Công nhân: nhiều người thất nghiệp, người có việc làm mức lương chưa bằng thời kì trước khủng hoảng.
+ Nông dân: không đủ ruộng cày, chịu địa tô cao và nhiều thủ đoạn bóc lột khác của địa chủ, cường hào.
+ Tư sản dân tộc: có ít vốn nên chỉ lập được những công ti nhỏ, chịu thuế cao, bị tư sản Pháp chèn ép.
+ Tiểu tư sản trí thức: nhiều người thất nghiệp, công chức nhận được mức lương thấp.
+ Các tầng lớp lao động khác phải chịu thuế khóa nặng nề, giá cả sinh hoạt đắt đỏ.
=> Đời sống đa số nhân dân khó khăn, cực khổ. Họ hăng hái tham gia đấu tranh đòi tự do, cơm áo dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 – 1939.
a. Ý nghĩa lịch sử:
+ Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
+ Bằng sức mạnh đoàn kết của quần chúng, đã buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách cụ thể trước mắt về dân sinh, dân chủ.
+ Quần chúng được giác ngộ về chính trị, tham gia vào các mặt trận dân tộc thống nhất và trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.
+ Đội ngũ cán bộ, đảng viên được rèn luyện và ngày càng trưởng thành.
+ Là một cuộc tập dượt, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
b. Bài học kinh nghiệm:
+ Đảng đã tích lũy được bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng mặt trận thống nhất, kinh nghiệm tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp...
+ Đảng cũng thấy được những hạn chế của mình trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc...
Nguồn: SGK Lịch sử 12, bài 15. Bạn có thể xem lại tại đây nhé!
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hộ trợ nhiệt tình.
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại: TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn