Sử 12 Phong trào dân chủ 1936-1939

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

BÀI 15. PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 – 1939
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Tình hình thế giới và trong nƣớc
1. Tình hình thế giới
- Chủ nghĩa phát xít ra đời
- ĐH lần thứ VII của Quốc tế cộng sản (7-1935) xác định nhiệm vụ chống Phát xít và ngu cơ chiến tranh.
- 6-1936 mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành 1 số chính sách tiến bộ ở thuộc địa.
2. Tình hình trong nước
a. Tình hình chính trị
- Pháp mở rộng thêm quyền tự do dân chủ
=> Các đảng phái chính trị đua nhau hoạt động.
b. Tình hình kinh tế
- Có sự phục hồi và phát triển
- Kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu và lệ thuộc vào Pháp
+ Nông nghiệp: Pháp chiếm ruộng đất nông dân lập đồn điền
+ Công nghiệp: đẩy mạnh khai mỏ
+ Thương nghiệp: Pháp độc quyền bán thuốc phiện, rựu, muối…
c. Xã hội
- Nông dân: mất đất, địa tô cao,
- Công nhân thất nghiệp
- Tiểu tư sản một số thất nghiệp, lương thấp, thuế cao, giá cả sinh hoạt đắt đỏ.
- Tư sản dân tộc ít vốn, bị tư bản Pháp chèn ép.
- Đa số nhân dân vẫn sống trong cảnh khó khăn, cực khổ
=> đấu tranh.
II. Phong trào dân chủ 1936-1939
1. Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tháng 7-1936
- Tại Thượng Hải (TQ), do Lê Hồng Phong chủ trì
- Căn cứ NQ ĐH VII QTCS,tình hình cụ thể VN đề ra đường lối và phương pháp đấu tranh
+ Nhiệm vụ chiến lược: chống ĐQ và P
+ Nhiệm vụ trực tiếp: đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống Phatxit, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, hòa bình
+ Kẻ thù trước mắt là thực dân phản động Pháp và tay sai
+ PP đấu tranh: kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp
+ chủ trương: thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, đến 3-1938 đổi thành mặt trận dân chủ Đông Dương
- Hội nghị 1937,1938 tiếp tục bỏ sung và phát triển.
2. Những phong trào đấu tranh tiêu biểu
a. Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ
- Các uỷ ban hành động thành lập
=> Mittinh, hội họp
b. Đấu tranh nghị trường (đọc thêm)
c. Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí (đọc thêm)
3. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936-1939
* Ý nghĩa lịch sử
- Là pt quần chúng rộng lớn, có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng CSĐD
- Buộc chính quyền thực dân phải ngượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.
- Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu….
* Bài học kinh nghiệm
- Xây dựng mặt trận
- Tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp,…
=> Phong trào 36-39 như một cuộc tập dượt chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa tháng Tám.
Câu 1: Kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương được xác định trong thời kì 1936 -1939 ?
A. Thực dân Pháp nói chung
B. Địa chủ phong kiến
C. Bọn phản động thuộc địa và tay sai không chịu thi hành chính sách của chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp
D. Phát xít Nhật.
Câu 2: Nhiệm vụ của cách mạng đƣợc Đảng xác định trong thời kì 1936 - 1939?
A. Đánh đổ đế quốc Pháp để giành độc lập dân tộc
B. Đánh đổ phong kiến để người cày có ruộng
C. Chống phát xít, chống phản động thuộc địa tay sai, đòi tự do dân chủ cơm áo hoà bình
D. Đánh đổ đế quốc Pháp để giành độc lập dân tộc và Đánh đổ phong kiến để người cày có ruộng
Câu 3: Phương pháp đấu tranh cách mạng thời kì 1936 - 1939 ?
A. Kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang
B. Kết hợp khả năng hợp pháp và nửa hợp pháp
C. Kết hợp khả năng công khai và nửa công khai
D. Kết hợp khả năng hợp pháp và nửa hợp pháp, kết hợp khả năng công khai và nửa công khai
Câu 4: Cuộc mitting lớn nhất trong cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu?
A. 01 - 8 - 1936, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội)
B. 01 - 5 - 1938, tại Bến Thuỷ, Vinh
C. 01 - 5 - 1939, tại Hà Nội
D. 01 - 5 - 1938, tại nhà Đấu Xảo - Hà Nội
Câu 5: Nét nổi bật nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 là gì?
A. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng nhân dân
B. Tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến, trình độ chính trị và công tác của Đảng viên được nâng cao
C. Tập hợp được một lực lượng công - nông hùng mạnh
D. Đảng đã tập hợp được một lực lượng chính trị của quần chúng đông đảo và sử dụng hình thức, phương pháp đấu tranh phong phú
Câu 6: Đại hội lần VII của quốc tế cộng sản đã xác định kẻ thù nguy hiểm trước mặt của nhân dân thế giới là lực lượng nào?
A. Chủ nghĩa đế quốc, thực dân
B. Chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa đế quốc
C. Không phải là chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phát xít
Câu 7: Chủ trương thành lập mặt trận trong thời kỳ cách mạng 1936 – 1939 có tên gọi là gì?
A. Mặt trận phản đế Đông Dương
B. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương
C. Mặt trận nhân dân thống nhất phản đế Đông Dương
D. Mặt trận Việt Minh
Câu 8: Phong trào Đông Dương đại hội diễn ra trong thời gian nào?
A. Từ năm 1936 – 1939
B. Từ cuối năm 1936 đến cuối năm 1937
C. Từ giữa năm 1936 – 3/1938
D. Từ giữa năm 1936 – 9/1936
Câu 9. Đời sống của đa số nhân dân ta trong thời kì 1936-1939?
A. Được cải thiện hơn trƣớc.
B. Đời sống của đa số nhân dân khó khăn, cực khổ.
C. Không ổn định
D. Bấp bênh, lệ thuộc vào Pháp.
Câu 10. Tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm 1936-1939?
A. Bước vào giai đoạn phục hồi và phát triển, song vẫn lạc hậu và lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
B. Suy thoái.
C. Phát triển vượt bậc.
D. Ổn định.
* Câu hỏi vận dụng nâng cao:
Câu 1: Phong trào dân chủ 1936 – 1939

- Phong trào dân chủ 1936 – 1939 là cuộc tổng diễn lần 2 cho khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền năm 1945.
- Chứng minh khả năng cách mạng và khối đoàn kết toàn dân, hình thành Mặt
trận dân tộc thống nhất
- Quần chúng được giác ngộ, tham gia vào mặt trận dân tộc thống nhất, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng. Đội ngũ cán bộ, đảng viên được tập luyện và ngày càng trưởng thành
- Đảng tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp . Đồng thời thấy được hạn chế của mình trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc..
Câu 2 Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936-1939
Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ
chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Bằng sức mạnh đoàn kết của quần chúng, phong trào dân chủ 1936 – 1939 đã buộc chính quyền thực dân phải nhưng bỏ một số yêu sách cụ thể trước mất về dân sinh, dân chủ : quần chúng được giác ngộ về chính trị, tham gia vào mặt trận dân tộc thống nhất và trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng : đội ngũ cán bộ, đảng viên được rèn luyện và ngày càng trưởng thành.
* Trong quá trình đấu tranh, Đảng Cộng sản Đông Dương đã tích luỹ được nhiều bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, kinh nghiệm tổ chức, lãnh đạo quán chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.... Đồng thời đảng đã thấy được những hạn chế của mình trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc vv.. Có thể nói, phong trào dân chủ 1936 – 1939 như một cuộc tập được, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
 
Last edited:
Top Bottom