Sử 11 PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 – 1939

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
758
166
Lào Cai
Lào Cai
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I. Tình hình thế giới và trong nước
1) Tình hình thế giới
- Từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX, chủ nghĩa phát xít cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản => Nguy cơ chiến tranh thế giới.
- Tháng 7-1935, Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII xác định

+ kẻ thù: chủ nghĩa phát xít
+ nhiệm vụ chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh, bảo vệ hoà bình,

+ Mucl tiêu đấu tranh: Đòi dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình
+ thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi.
- Tháng 6-1936, Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa.

2) Tình hình trong nước
- Ở Việt Nam nhiều đảng phái chính trị hoạt động, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng, trong đó Đảng Cộng sản Đông Dương là chính đảng mạnh nhất.
- Thực dân Pháp tăng cường khai thác bóc lột thuộc địa Đời sống của đa số nhân dân gặp khó khăn, nên họ hăng hái tham gia đấu tranh đòi cải thiện đời sống, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình.

3. chủ trương mới của Đảng
7-1936 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương - Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc => giành độc lập dân tộc và chông phong kiến => tụ do dân chủ.
- Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt :chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hoà bình.

- Kẻ thù trước mắt là thực dân phản động Pháp và tay sai.
- Phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
- Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương => đoàn kết 3 nước Đông dương, đến tháng 3- 1938 đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
II Phong trào đấu tranh

- 8-1936 Đảng vận động nhân dân họp bàn các yêu cầu tự do, dân chủ => “ Dân nguyện“ tiến tới triệu tập Đong dương đại hội (8- 1936) - 1937 Phái viên Pháp sang, quần chúng mit tinh „“ Đón rước“ nhằm beuur dương lực lượng yêu cầu về dân sinh , dân chủ - 1-5-1938 mit tinh kỷ nirmj ngày quốc tế lao động công khai ở nhà Đấu xảo (HN) và nhiều nơi khác
III. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 - 1939
* Ý nghĩa:

+ Phong trào dân chủ 1936 - 1939, là phong trào đông đảo nhân dân tham gia, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
+ Buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.
+ Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng; cán bộ đựợc tập hợp và trưởng thành ; Đảng tích luỹ được nhiều kinh nghiệm đấu tranh.
+ Phong trào đã động viên, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh, đồng thời đập tan những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc với những hành động phá hoại của các thế lực phản động khác.
* Bài học kinh nghiệm: Phong trào dân chủ 1936 - 1939 để lại nhiều bài học về:
+ Xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất.tập hợp đông dảo quần chúng nhân dân
+ Phương pháp đấu tranh: bí mật, công khai, hợp pháp.

+ Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho quần chúng =>Phong trào dân chủ 1936 - 1939, như một cuộc tập dượt chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.


Bạn có thể tham khảo kiến thức bên dưới nha:https://diendan.hocmai.vn/threads/t...c-mon-danh-cho-ban-hoan-toan-mien-phi.827998/
 
Top Bottom