Sử 11 Phong trào Cần Vương

mỳ gói

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
28 Tháng mười 2017
3,580
6,003
694
Tuyên Quang
THPT NTT

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Vì: Từ năm 1885 - 1888 có sự lãnh đạo của vua Hàm Nghi, nhưng sau khi ông bị bắt và đày sang Angieri thì phong trào vẫn duy trì và dần quy tụ thành các cuộc khởi nghĩa lớn trong giai đoạn 1888 - 1896.
Mình chỉ có thể giúp bạn ý trên, còn lại bạn thử hỏi lại giáo viên xem nhé:<
 
  • Like
Reactions: VânHà.D

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Mình thấy nhiều học sinh cấp 3 hình như ý thức tự giác chưa có nên "hay quên". Quên là chuyện thường ngày ở huyện của học sinh, vì bản thân t là giáo viên có dạy cấp 3 rồi nên t biết rất là rõ; nhưng các bạn nên nhớ: lên cấp 3 là chuyển dần sang tự học, bạn nghe giảng ra sao là quyền của bạn, nhưng bạn phải ghi bài chứ không phải lúc nào cũng đợi GV nhắc: "em ghi bài đi". Ở cấp 3 không có cái chuyện GV có bổn phận phải nhắc HS ghi bài, HS phải tự ghi và ghi chỗ nào là quyền và là việc của học sinh; GV chỉ lên giảng đủ bài, chấm bài kiểm tra chứ không có nghĩa vụ phải nhắc HS ghi bài đâu. Em muốn ghi bài hay không cũng được, GV chẳng nói gì; nhưng ra kiểm tra trúng câu mà e không ghi bài thì em phải tự chịu trách nhiệm à - chứ không phải than vãn ở đây, một số có khi về méc phụ huynh không chừng thế... Mình biết rõ mỗi em có một sở trường khác nhau và nguyên tắc là không khi nào "cào bằng" tất cả, bắt các em phải giỏi tất cả các bộ môn; nhưng có một việc cơ bản là em tự ghi bài (trong khi nghe giảng) mà em còn không làm được thì em sẽ làm gì tiếp theo đây ?
Theo mình thì, phong trào phát triển qua đúng hai giai đoạn vì các lý do:
- Sự thay đổi của chính quyền phong kiến (từ Hàm Nghi yêu nước đến Đồng Khánh bù nhìn) khiến tiến trình phong trào bị thay đổi, mặc dù tính chất chung của phong trào vẫn là khuynh hướng phong kiến.
- Tình hình chung của đất nước lúc này là Pháp thực tế đã đô hộ Việt Nam sau hiệp ước 1884, nhưng trên thực tế chúng chưa thực sự chiếm đóng được nước ta hoàn toàn do tầng lớp địa chủ, quan lại phong kiến lúc này dao động (giữa chủ hoà, chủ chiến) và phần lớn là trung thành với nhà vua (còn ý thức hệ phong kiến) ở miền Bắc và Trung Kỳ, và Pháp đôi khi không tin tưởng nhóm quan lại này nên chúng không có nổi chỗ đứng ở hai vùng này.
Ở Bắc Kỳ là "nửa bảo hộ" vì tồn tại song song giữa tư hữu của Pháp và tư hữu của địa chủ phong kiến, mặc khác ở Bắc Kỳ đất công làng xã còn rất nhiều, nên các tài liệu nói rằng Pháp cướp đoạt ruộng đất trên thực tế không nhiều như một số sách, kể cả sách giáo khoa nói. Ở Trung Kỳ là "bảo hộ" vì quan lại Pháp "bảo vệ" quyền lực của vua Nguyễn; vua Nguyễn không quyết định được việc gì mà phần lớn "khoắng" hết cho bọn quan lại Pháp này. Nam Kỳ là "thuộc địa" vì đó là đất của Pháp kể từ 1867, không phải đất của triều đình Huế nữa.
- Do tinh thần kháng chiến của nhân dân: lúc đầu rất mạnh vì có vua quan ủng hộ, lúc sau thì yếu đi một chút vì vua bị Pháp bắt đi đày - tinh thần thì không giảm nhưng địa bàn bị thu hẹp dần khiến tinh thần kháng giặc của nhân dân bị ảnh hưởng một phần
- Địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh ảnh hưởng khá mạnh khiến phong trào Cần Vương bị ảnh hưởng nhiều, ít khi liên kết với nhau. giai đoạn đầu thì có liên kết chút ít, giai đoạn sau là mất dẩn liên kết này
 
Top Bottom