Sử Phong trào cách mạng thế giới trong thế kỉ XX

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Khái quát chung về sự chuyển biến của phong trào cách mạng thế giới trong thế kỷ XX
a. Phân biệt giữa phong trào cách mạng thế giới và phong trào giải phóng dân tộc: phong trào cách mạng thế giới là cụm từ khái quát, chung nhất; phong trào giải phóng dân tộc là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới. "Cách mạng thế giới" là cụm từ chung, bao gồm phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, phong trào dân chủ, phong trào giải phóng dân tộc - nhưng trong thế kỷ XX thì nhấn mạnh đến giành độc lập dân tộc, gọi với cụm từ "phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc". Cụm từ "phong trào cách mạng thế giới" là cụm từ chung, bao quát, gồm: phong trào đòi quyền tự do dân sinh dân chủ, phong trào công nhân, phong trào giải phóng dân tộc.

b. Khái quát chung:
- Từ thế kỷ XIX, nhiều nước châu Á - Phi - Mỹ latinh đã bị các nước thực dân phương Tây đô hộ (Trung Quốc là nước phong kiến nửa thuộc địa; Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến). Phong trào đầu tranh ở các nước này diễn ra liên tiếp, nhưng chưa giành thắng lợi trọn vẹn. Chủ nghĩa tư bản thống trị toàn thế giới. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với đế quốc; mâu thuẫn đế quốc với đế quốc diễn ra rất gay gắt
- Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã trở thành bước đột phá, mở ra thời kỳ mới trong phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Trước đó, phong trào đấu tranh nổ ra liên tục, nhưng không có đường ra. Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã giải quyết được 4 mâu thuẫn: đế quốc >< đế quốc, tư sản >< vô sản, thuộc địa >< đế quốc, nông dân >< địa chủ phong kiến. Cách mạng tháng Mười Nga trước hết là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thực sự (Nguyễn Ái Quốc noi theo, chọn con đường cứu nước chính là con đường cách mạng vô sản), làm xói mòn và thay đổi bản đồ chính trị thế giới. Sự ra đời của Liên Xô đánh dấu chủ nghĩa tư bản không còn là duy nhất trên thế giới, CNXH trở thành mối đe dọa với thế giới tư bản lúc bấy giờ.
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Quốc tế Cộng sản do Lenin thành lập đã trở thành tổ chức quốc tế duy nhất lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới. Quốc tế III hoạt động qua 7 đại hội, trong đó đại hội II và đại hội VII tác động rất lớn đến cách mạng Việt Nam: đại hội II thì Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo Luận cương của Lenin năm 1920 đã quyết định chọn con đường cứu nước mới cho cách mạng Việt Nam; đại hội VII ra hai quyết định: xác định kẻ thù nguy hiểm nhất là chủ nghĩa phát xít, thành lập mặt trận nhân dân đánh phát xít. Mặc dù Quốc tế III đã tan rã từ năm 1943, nhưng những định hướng của Quốc tế Cộng sản - nhất là thời Lenin đã có tác động sâu sắc và định hướng cho phong trào cách mạng Việt Nam sau này
- Chiến tranh thế giới II kết thúc tạo ra thời cơ thuân lợi cho phong trào cách mạng thế giới. Trước Thế chiến II, phong trào cách mạng lên cao và sự ra đời của nước Nga Xô viết cho thấy sự thành công của phong trào cách mạng thế giới, nhưng phong trào cách mạng ở thuộc địa thì chưa giành thắng lợi trọn vẹn. Trước khi Thế chiến II kết thúc, lợi dụng quân Nhật đầu hàng đồng minh thì nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc đấu tranh và giành thắng lợi. Sau Thế chiến II, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ thành cao trào (vì diễn ra ở hầu hết các châu lục). Hàng loạt các nước đấu tranh giành thắng lợi và giành độc lập.
- Từ sau năm 1945 trở đi, phong trào cách mạng thế giới trải qua 4 giai đoạn. Mỗi giai đoạn này góp phần làm xói mòn trật tự hai cực Yalta, từng bước giải trừ chủ nghĩa thực dân trên thế giới.
2. Quá trình phát triển của phong trào
* Phạm vi hẹp của phong trào cách mạng thế giới là phong trào công nhân, phong trào đấu tranh đòi tự do dân sinh dân chủ, phong trào giải phóng dân tộc. Chỉ ở những nước mất độc lập mới có phong trào giải phóng dân tộc
a. Nguyên nhân
- Nguyên nhân sâu xa: chính sách cai trị của các đế quốc rất tàn bạo nên mục tiêu chính là giải phóng dân tộc. Tất cả các nước bị thực dân bóc lột tàn tệ đều có mâu thuẫn chính: dân tộc >< thực dân (gọi là mâu thuẫn dân tộc).
- Nguyên nhân chủ yếu (nguyên nhân quyết định): Sự ý thức của dân tộc, sự lớn mạnh của phong trào yêu nước: Các dân tộ đều có nhu cầu được giải phóng, ý thức dân tộc đã được thức tỉnh. Nhưng nếu không có sự phát triển lớn mạnh của các lực lượng yêu nước, các tổ chức và các lực lượng chính trị trong nước thì cách mạng không giành được thắng lợi
b. Điều kiện
- Tác động của thời đại: cách mạng tháng Mười Nga thành công là bước đột phá lớn, mở ra thời kỳ mới cho cách mạng thế giới, cổ vụ phong trào cách mạng thế giới, mở ra khuynh hướng cứu nước mới - khuynh hướng vô sản => Đây là yếu tố, nguyên nhân khách quan, điều kiện lịch sử thúc đẩy cách mạng từng nước. Ngoài ra, sự ra đời của các giai tầng xã hội mới do sự chuyển biến kinh tế - xã hội lớn đã bổ sung lực lượng cho phong trào cách mạng. Sự xuất hiện của hệ tư tưởng mới và sự đối sánh với hệ tư tưởng cũ để người ta lựa chọn hệ tư tưởng nào phù hợp với cách mạng. Sự xuất hiện của tình hình kinh tế ở các nước đã thúc đẩy cách mạng đi lên.
Sau Thế chiến II, chủ nghĩa tư bản (trừ Mĩ là vẫn còn hùng mạnh) đang suy yếu; do đó các thuộc địa của các nước tư bản này đều đứng lên đấu tranh giành độc lập, vì chủ nghĩa tư bản đã suy yếu. Nếu các nước thuộc địa này có sự chuẩn bị tốt về lực lương, ý thức dân tộc thì họ sẽ vùng lên đầu tranh nhân cơ hội các đế quốc bị khủng hoảng. Sự ra đời của hệ thống XHCN trên thế giới (Liên Xô, Đông Âu) và đến 1948 - 1949 thì CNXH trở thành một hệ thống của thế giới; CNXH mở rộng phạm vi sang châu Á với nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1949), Cộng hoa Dân chủ nhân dân Triều Tiên (1948) và Việt Nam cùng đi theo CNXH đã góp phần cổ vũ cách mạng thế giới
- Sự ủng hộ của quốc tế: Liên Xô vì muốn bảo vệ thành quả nên ủng hộ cách mạng thế giới; Trung Quốc cũng hành động tương tự. Liên Hiệp quốc có nhiều đóng góp bảo vệ hòa bình thế giới, trong đó có vấn đề thống nhất Triều Tiên, vấn đề cách mạng Đông Dương qua hiệp định Geneve, cách mạng Việt Nam qua hiệp định Paris, hiệp định hòa bình ở Campuchia 1991 hay hiệp định ở Kosovo
c. Các giai đoạn
* Giai đoạn 1945 - 1954: khởi đầu là phong trào đấu tranh ở các nước Đông Nam Á với ba nước Indonesia, Việt Nam và Lào. Sự ra đời của ba nước độc lập đầu tiên ở Đông Nam Á chứng tỏ phong trào giải phóng dân tộc lớn mạnh, lan nhanh sang nhiều nước khác như cách mạng Trung Quốc 1949, cách mạng Ấn Độ 1950. Sau châu Á, Ai Cập và Libya ở Bắc Phi đấu tranh giành thắng lợi từ 1951 đến 1952. Trong giai đoạn này, cách mạng ở Mỹ latinh chưa giành thắng lợi vì các nước Mỹ latinh sau khi độc lập vào TK 19 đã bị Mỹ biến thành "sân sau", lập các chính quyền độc tài thân Mỹ.
* Giai đoạn 1954 - 1960: ngay sau khi các nước Đông Nam Á giành được độc lập, thực dân phương Tây đã nhanh chóng xâm lược trở lại. Nhiều nước Đông Nam Á đã đấu tranh quyết liệt và đến sau thập niên 50 của TK 20 thì giành thắng lợi. Mặc dù ba nước Đông Dương tiếp tục đánh quân Mỹ cứu nước, nhưng thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ đã lan nhanh đến tận Mỹ latinh, điển hình là cách mạng Cuba thắng lợi đã lập chính quyền mới do Fidel Castro làm Chủ tịch.
* Giai đoạn 1960 - 1975, cách mạng Việt Nam phát triển mạnh qua các đấu tranh với "chủ nghĩa thực dân mới" Mỹ. Mỹ chọn Việt Nam làm nơi "đụng đầu lịch sử", cuộc kháng chiến của Việt Nam và các nước Đông Dương đã tác động mạnh đến thế giới, trong đó có khu vực Phi và Mỹ latinh. Sau thắng lợi ở Điện Biên Phủ của Việt Nam, các thuộc địa của Pháp ở châu Phi đã vùng lên đấu tranh giành độc lập, hô vang khẩu hiệu "Việt Nam muôn năm", "Điện Biên Phủ muôn năm", "Võ Nguyên Giáp muôn năm". Cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi bùng nổ mạnh mẽ, được thế giới gọi là "Lục địa bùng cháy" - sự kiện "Năm châu Phi" năm 1960 với 17 nước cùng giành độc lập.
* Giai đoạn 1975 - 1999: mở đầu là sự kiện Bồ Đào Nhà phải trao trả độc lập cho các nước Angola và Mozambique, đánh dấu sự sụp đổ căn bản chủ nghĩa thực dân ở châu Phi. Sự kiện Nam Phi đã xóa bỏ chế độ phân biêt chủng tộc đã đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ chính thức bị sụp đổ hoàn toàn ở châu Phi. Tuy nhiên, mãi đến cuối TK XX thì Hongkong (1997) và Ma Cao (1999) được trao trả về Trung Quốc thì chủ nghĩa thực dân cũ chính thức bị sụp đổ hoàn toàn trên toàn thế giới.
3. Phong trào đấu tranh ở các nước châu Á
a. Đông Bắc Á:

* Những biến đổi lớn
- Trước năm 1945, hầu hết các nước Đông Nam Á đều bị thực dân phương Tây xâm lược và nô dịch. Trong Thế chiến II, các nước Đông Nam Á đều bị Nhật Bản chiếm đóng.
- Biến đổi về địa chính trị: tức là biến đổi về phạm vi địa lý, chế độ chính trị ở các nước này. Có ba biến đổi chính trị lớn: (1) nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời theo CNXH; sau đó CNXH mở rộng về không gian từ châu Âu sang châu Á (tức biến đối thứ nhất về địa chính trị); (2) trong bối cản chiến tranh lạnh, ở bán đảo Triều Tiên hình thành hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau; (3) Hongkong, Ma Cao trở về Trung Quốc
- Biến đổi về kinh tế: (1) Nhật Bản sau Thế chiến II đã tiến hành cải cách chính trị, đến 1952 thì kinh tế Nhật phát triển "thần kỳ" và từ 1960 - 1973 kinh tế Nhật phát triển thịnh vượng ở mức hai con số (xấp xỉ 11%); Trung Quốc sau cải cách mở cửa năm 1978 thì kinh tế phát triển mạnh nên được gọi là "con rồng Trung Hoa"; từ 2010 Trung Quốc vượt qua Nhật trở thành nền kinh tế đứng thứ hai thế giới. (2) trong bốn "con rồng kinh tế" ở châu Á là Hongkong, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore thì ở Đông Bắc Á có ba là Hongkong, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore. Sự phát triển vượt bậc về kinh tế của Đông Bắc Á khiến thế giới phải nhìn nhận và nể phục.
- Dự đoán triển vọng: TK 21 là "thế kỷ của châu Á", trong đó nổi bật nhất là Đông Bắc Á
* Trung Quốc
- Năm 1946 đến 1949 là nội chiến Quốc - Cộng, với thắng lợi cuối cùng là sự ra đời nước Cộng hóa nhân dân Trung Hoa (1/10/1949)
- Năm 1949 đến 1959 là thời kỳ Trung Quốc xây dựng chế độ mới
- Năm 1959 đến 1978 là thời kỳ Trung Quốc không ổn định (giảm tải)
- Từ năm 1978 đến nay, Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa. Mục tiêu cốt lõi là xây dựng một Trung Quốc giàu mạnh, dân chủ và văn minh (Đổi mới ở Việt Nam gồm 12 chữ: dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh). Thành quả đạt được là Trung Quốc đạt nhiều thành tựu nổi bật, nước này trở thành nước thứ ba phóng tàu vũ trụ có người lái vào không gian năm 2003.
* Triều Tiên; trong bối cảnh chiến tranh lạnh, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau và còn đến nay
b. Đông Nam Á
* Những biến đổi lớn: trước Thế chiến II, các nước Đông Nam Á đều bị thực dân phương Tây xâm lược và thống trị; trong Thế chiến thì bị Nhật chiếm đóng. Sau Thế chiến có 3 biển đổi lớn: (1) các nước từ thân phận mất độc lập đã trở thành những quốc gia độc lập (đây là biến đổi quan trọng nhất, quyết định nhất). (2) nhiều nước sau khi giành độc lập đã bắt tay vào xây dựng nền kinh tế xã hội, đạt nhiều thành tựu nổi bật - Singapore đã "hóa rồng", Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu ĐNA; Việt Nam sau Đổi mới đã phát triển mạnh và trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai ĐNA. (3) Liên minh khu vực đã ra đời và phát triển, từ Asean + 5 lên Asean + 10 (1999)
* Quá trình giành độc lập:
- Năm 1945, sau khi Nhật đầu hàng thì ba nước đầu tiên giành độc lập là Indonesia, Việt Nam và Lào. Sau đó, các nước này phải lao vào cuộc đấu tranh chống thực dân quay trở lại xâm lược
- Năm 1950, Indonesia giành độc lập và Philippines giành thắng lợi; các nước Đông Dương vừa mới thắng Pháp thì quay ra đấu tranh với đế quốc Mỹ xâm lược
- Năm 2002, Đông Timor được thành lập nâng tổng số các nước Đông Nam Á lên 11 nước
* Các chiến lược phát triển kinh tế: các nước phát triển kinh tế mạnh là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan... Ban đầu các nước này phát triển kinh tế theo "hướng nội" để làm chỗ dựa; đến năm 1960 thì phát triển kinh tế theo "hướng ngoại"
* Liên minh khu vực: đó là Asean (đọc thêm sách)
c. Ấn Độ
- Cuộc đấu tranh giành độc lập (1945 - 1950)
- Thành tựu xây dựng đất nước: đạt nhiều thành tựu, Ấn Độ xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới và là nước công nghiệp đứng thứ 10 thế giới. Chính phủ Ấn Độ tập trung phát triển công nghiệp phần mềm và thực hiện "cách mạng xanh" trong nông nghiệp nên đáp ứng được lương thực cho hơn 1 tỷ dân Ấn.
- Chính sách đối ngoại: hòa bình, ủng hộ phong trào cách mạng trên thế giới; đồng sáng lập Phong trào Không liên kết.
4. Phong trào đấu tranh ở châu Phi, Mỹ latinh
a. Châu Phi
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển mạnh sau Thế chiến II, với các nước Bắc Phi giành độc lập. Thắng lợi ở Việt Nam 1954 cổ vũ phong trào đấu tranh ở châu Phi diễn ra liên tục - nổi bật là sự kiện "Năm châu Phi" (1960) với 17 nước cùng giành độc lập trong năm này. Thắng lợi của Angola, Mozabique năm 1975 khiến chủ nghĩa thực dân kiểu cũ sụp đổ về cơ bản (hay căn bản). Thắng lợi của cách mạng Nam Phi năm 1993 xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc đánh dấu chủ nghĩa thực dân kiểu cũ đã sụp đổ toàn bộ ở châu Phi
- Thắng lợi của cách mạng châu Phi khiến người ta gọi nơi đây là "Lục địa mới trỗi dậy"; kẻ thù chính là chủ nghĩa thực dân kiểu cũ
- Sau thắng lợi, châu Phi là lục địa đói nghèo nhất thế giới do hậu quả của chế độ thực dân cũ để lại: đói nghèo, xung đột sắc tộc, bùng nổ dân số
b. Mỹ latinh
- Trước Thế chiến II, nhiều quốc gia độc lập của Mỹ latinh đã trở thành "sân sau" của đế quốc Mỹ và Mỹ dựng lên các chế độ độc tài thân Mỹ, tiêu biểu là chế độ độc tài Batista của Cuba mà cách mạng Cuba đang chống lại nó. Nếu như ở châu Phi là chống chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, ở châu Á là chống chủ nghĩa thực dân cả về kiểu cũ lẫn kiểu mới, Mỹ latinh là chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
- Cách mạng ở các nước Mỹ latinh phát triển mạnh mẽ với "ngọn cờ đầu" là cách mạng Cuba. Cuba là nước duy nhất theo CNXH.
- Với thắng lợi của các cuộc cách mạng ở Mỹ latinh, người ta gọi đây là "Lục địa bùng cháy"
- Ở Mỹ latinh, do hậu quả của chính sách cấm vận của Mỹ mà các nước Mỹ tinh lâm vào: lạm phát, cướp biển Ca-ri-be, chênh lệch giàu nghèo
5. Tác động của phong trào
a. Trong nước
- Kết thúc (một hình thức nhà nước cũ, chế độ chính trị cũ - phong kiến, thực dân)
- Mở ra thời kỳ mới, trang sử mới (cho quốc gia đó)
- Cổ vũ cho phong trào cách mạng của thế giới
b. Thế giới
- Làm xói mòn và tan rã trật tự Yalta: cách mạng Trung Quốc 1949 đã cơ bản mở đầu sự xói mòn Yalta, vì lãnh thổ của Trung Quốc chiếm 1/6 diện tích thế giới và Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn; Mỹ tìm cách giúp Quốc dân Đảng nhưng bất thành, mất dần ảnh hưởng ở Đông Bắc Á. Tương tự, chủ nghĩa xã hội lan dần ảnh hưởng từ châu Âu sang châu Á cũng làm xói mòn phần lớn Yalta
- Làm bản đồ chính trị trên thế giới có thay đổi to lớn: 100 quốc gia từ thân phận mất độc lập, bị mất tên đã trở thành các quốc gia độc lập tụ chủ, có tên gọi hẳn hoi.
- Từng bước làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân cả về kiểu cũ lẫn kiểu mới
- Tăng cường vị thế của các nước: vừa giành độc lập thì các nước bắt tay vào xây dựng phát triển đất nước, củng cố vị thế trên trường quốc tế; có những công lao và đóng góp to lớn đối với tình hình quốc tế; ủng hộ cách mạng thế giới
6. Vị trí của cách mạng Việt Nam trong phong trào cách mạng thế giới
- Là một bộ phận của cách mạng thế giới: Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên năm 1930, Nguyễn Ái Quốc khẳng định cách mạng Việt Nam là một "bộ phận của cách mạng thế giới". Khi Quốc tế III có những hành động cụ thể, những hội nghị cụ thể thì phong trào cách mạng Đông Dương dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương cũng có những hành động cụ thể, nhưng hội nghị cụ thể. Khi cách mạng Việt Nam thành công cũng góp phần làm xóa bỏ chủ nghĩa thực dân, cổ vũ cách mạng thế giới.
- Trực tiếp làm xóa bỏ chủ nghĩa thực dân: cụ thể là cách mạng Việt Nam trực tiếp xóa bỏ chủ nghĩa phát xít qua việc giành chính quyền từ tay Nhật; làm thất bại chủ nghĩa thực dân kiểu cũ qua chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, đồng thời làm thất bại luôn chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ.
- Cổ vũ, là tấm gương cho các nước - đó là chứng minh một chân lý "Một dân tộc dù bé về mặt diện tích, về mặt dân số, nhưng nếu biết đoàn kết, biết giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và có con đường đấu tranh đúng đắn, biết thực hiện chiến tranh nhân dân, toàn dân có thể đánh thắng những tên đế quốc sừng sỏ"; và cách mạng Việt Nam qua hai lần đánh Pháp và Mỹ đã chứng minh rõ điều này.
 
Top Bottom