Sử 12 Phong trào cách mạng 1930-1935

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

BÀI 14. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 – 1935
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I.Việt Nam trong những năm 1929-1933
1. Tình hình kinh tế
- Từ 1930 VN bước vào thời kỳ suy thoái
+ Nông nghiệp: giá lúa, nông phẩm hạ, ruộng đất bỏ hoang.
+ Công nghiệp: suy giảm
+ Thương nghiệp: hàng hóa khan hếm, giá cả đắt đỏ…
- tác động đến XH..
2. Tình hình xã hội
- Đời sống nhân dân điêu đứng
+ Công nhân thất nghiệp, lương ít ỏi..
+ Nông dân: thuế cao, ruộng đất bỏ hoang…
+ Các tầng lớp khác gặp nhiều khó khăn
- Mâu thuẫn XH gay gắt: giữa dân tộc VN với Pháp và giữa nông dân với địa chủ
=>bùng nổ phong trào CM 30-31.
II. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ - Tĩnh
1. Phong trào cách mạng 1930 – 1931
a. Nguyên nhân bùng nổ
- Tác động của khủng hoảng kinh tế
- Đảng cộng sản VN ra đời.
b. Diễn biến
- 2 - > 4 -1930 nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân:….
- Ngày 1-5 các cuộc đấu tranh bùng nổ trong phạm vi cả nước kỷ niệm ngày quốc tế lao động.
- Tháng 6,7,8 phong trào diễn ra sôi nổi trong cả nước
- 9-1930 phong trào dâng cao ở Nghệ An, Hà Tĩnh..tiêu biểu là biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An)
- > hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến tê liệt - >các Xô Viết thành lập.
2. Xô Viết Nghệ - Tĩnh
- Từ tháng 9- 1930 - > đầu 1931 các Xô Viết ra đời ở các xã thuộc các huyện của Nghệ An, Hà Tĩnh.Thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, điều hành mọi mặt đời sống xã hội:
+ Về Chính trị: thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân. Thành lập các đội tự vệ mà nòng cốt là tự vệ đỏ, lập tòa án nhân dân
+ Về kinh tế:tịch thu ruộng đất chia cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ..
+ Về văn hóa-xã hội: xóa bỏ tệ nạn mê tín dị đoan, xâ dựng nếp sống mới…
- Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 30-31
- Pháp thực hiện đàn áp, khủng bố
=> từ giữa 1931 phong trào tạm lắng xuống.
3. Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành trung ương lâm thời Đảng cộng sản Việt
Nam (10-1930)
- 10-1930 hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng (TQ)
- Quyết định đổi tên Đảng thành Đảng CS Đông Dương, cử BCH TƯ do Trần Phú làm tổng bí thư; Thông qua luận cương chính trị của Đảng
- Nội dung luận cương:
+ Chiến lược và sách lược của CMVN:lúc đầu là CMTS dân quyền, sau dó tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kỳ TBCN, tiến thẳng lên XHCN
+ Nhiệm vụ : đánh đổ phong kiến và đế quốc
+ Động lực CM: giai cấp công nhân và nông dân
+ Phương pháp, hình thức…
đấu tranh
4. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931
- Ý nghĩa: là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng
+Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng..
+ Hình thành khối liên minh công nông
+ QTCS công nhận Đảng CSDĐD là bộ phận của QTCS
- Bài học kinh nghiệm (sgk)
III. Phong trào cách mạng trong những năm 1932 - 1935
(Không dạy)
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng cộng sản Việt Nam đã họp Hội nghị lần thứ nhất vào thời gian nào? Ở đâu?
A. Ngày 3 - 2 - 1930 tại Hƣơng Cảng (Trung Quốc)
B. Ngày 10 - 1930 tại Hƣơng Cảng (Trung Quốc)
C. ngày 3 - 1930 tại Ma Cao (Trung Quốc)
D. Ngày 10 - 1930 tại Quảng Châu (Trung Quốc)
Câu 2. Đảng cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng cộng sản Đông Dương vào thời gian nào?
A. Tháng 3 - 1930 B. Tháng 5 - 1930
C. Tháng 10 - 1930 D. Tháng 12 - 1930
Câu 3. Trong các nguyên nhân sau đâ , ngu ên nhân nào là cơ bản nhất, qu ết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 - 1931?
A. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933
B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái
C. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo cách mạng và nông dân đứng lên chống đế quốc và phong kiến
D. Địa chủ phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ đối với nông dân
Câu 4. Từ tháng 5 đến tháng 8 - 1930, trung tâm của phong trào cách mạng chủ yếu diễn ra ở đâu?
A. Miền Trung B. Miền Bắc
C. Miền Nam D. Trong cả nƣớc.
Câu 5. ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 nặng nề nhất đối với ngành sản xuất nào của Việt Nam?
A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp.
C. Thủ công nghiệp. D. Thương nghiệp.
Câu 6. Phong trào cách mạng 1930-1931 phát triển lên đến đỉnh cao vào thời gian nào?
A. Tháng 2 đến tháng 4 năm 1930
B. Tháng 5 đến tháng 8
C. Tháng 9 đến tháng 10 năm 1930
D. Tháng 2 đến tháng 5 năm 1931
Câu 7. Trong tháng 5 năm 1930, cả nước có bao nhiêu cuộc đấu tranh của công nhân, của nông dân?
A. 20 cuộc đấu tranh của công nhân, 34 cuộc đấu tranh của nông dân
B. 16 cuộc đấu tranh của công nhân, 34 cuộc đấu tranh của nông dân
C. 18 cuộc đấu tranh của công nhân, 30 cuộc đấu tranh của nông dân
D. 20 cuộc đấu tranh của công nhân, 43 cuộc đấu tranh của nông dân
Câu 8. Bài học kinh nghiệm về lực lượng cách mạng được rút ra trong phong trào cách mạng 1930-1931 là gì?
A. Xây dựng sự đoàn kết giữa công -nông với các lực lƣợng cách mạng khác
B. Xây dựng khối liên minh công nông
C. Xây dựng khối đoàn kết dân tộc
D. Xây dựng lực lượng chính trị.
Câu 9. Yếu tố nào dưới đâ thể hiện tính rộng khắp của phong trào cách mạng 1930-1931
A. Phong trào nổ ra trên khắp toàn quốc
B. Phong trào kéo dài từ đầu năm 1930 đến cuối năm 1930
C. Phong trào do Đảng Cộng sản Đông Dƣơng lãnh đạo
D. Phong trào nổ ra trên khắp toàn quốc, Phong trào kéo dài từ đầu năm 1930 đến cuối năm 1930
Câu 10. Yếu tố nào dưới đây biểu hiện tính triệt để của phong trào cách mạng 1930-1931?
A. Phong trào đã sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa và đã giành được chính quyền ở nông thôn Ngệ Tĩnh
B. Phong trào đã có sự liên minh công – nông vững chắc
C. Phong trào đã đánh bại thực dân Pháp và phong kiến tay sai
D. Phong trào đã có sự liên minh công – nông vững chắc và đánh bại thực dân Pháp.
Câu 11. Gọi là chính qu ền Xô viết vì:
A. Chính qu ền đầu tiên được thành lập ở huyện Xô viết
B. Hình thức mới của chính qu ền theo kiểu Xô viết (nước Nga)
C. Hình thức chính quyền cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo
D. Hình thức nhà nước của những nước theo con đường XHCN
* Câu hỏi vận dụng nâng cao
Câu 1: Bài học từ phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931
+ Cao trào 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh đã để lại bài học lớn về sức lôi cuốn, tập hợp được đông đảo các tầng lớp nhân dân của Đảng ta thông qua đường lối, chủ trương, khẩu hiệu đấu tranh đúng đắn, đáp ứng được khát vọng cháy bỏng của nhân dân. Từ đó, rút ra kinh nghiệm lịch sử quý báu là bao giờ nhân dân lao động cảm nhận được những lợi ích của mình trong các chủ trương, chính sách, việc làm cụ thể của giai cấp lãnh đạo, thì họ sẽ tích cực, tự giác tham gia hưởng ứng.
+ Và chính Đảng ta ngay từ đầu đã giúp nhân dân cảm nhận được những lợi ích cơ bản và cấp bách của mình thông qua các chủ trương, khẩu hiệu đúng đắn là giành độc lập thoát khỏi ách nô lệ, giành ruộng đất, nhà máy về tay công - nông, thực hiện những quyền dân sinh, dân chủ cơ bản đầu tiên...; từ đó khơi dậy và thúc đẩy động lực cách mạng trong quần chúng.
Câu 2: Bài học cho nước ta hiện nay
Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, thực hiện chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, việc hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách, cơ chế phù hợp với xu thế phát triển thời đại và nguyện vọng, lợi ích thiết thực, chính đáng của nhân dân để hình thành động lực, sức mạnh tổng hợp cho sự nghiệp đổi mới đang là nhiệm vụ cấp bách, to lớn của Đảng và Nhà nước ta.
+ 86 năm đã trôi qua nhưng khí thế ngất trời của Xô viết Nghệ - Tĩnh những năm 30 thế kỷ XX vẫn luôn bừng cháy trong mỗi người dân yêu nước Việt Nam. Tinh thần Xô viết Nghệ - Tĩnh không chỉ đồng hành cùng nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức để giành thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc mà còn tiếp tục giành thắng lợi trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. Ngày nay, tinh thần Xô Viết Nghệ - Tĩnh luôn song hành cùng nhân dân ta vượt qua khó khăn, thách thức để xây dựng Việt Nam “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn.
 
Last edited:
Top Bottom