Sử 12 Phong trào cách mạng 1919-1930- nội dung trọng tâm và những vấn đề liên quan

M

meongocxi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

về giai đoạn này trước hết mình xin thống kê một số nội dung chính cần quan tâm sau:

- Hoàn cảnh ( bối cảnh) + quốc tế
+ Việt Nam

-cuộc khai thác thuộc địa lần hai của Pháp.
+ nguyên nhân ( hoàn cảnh)
+nội dung chương trình khai thác - quy mô, vốn
- công nghiệp -CN nặng
- CN nhẹ
- nông nghiệp
- giao thông vận tải
- chính sách thuế...
+những chính sách này có tác động như thế nào đến kinh tế , xã hội Việt Nam?

-phong trào dân tộc , dân chủ
+ điều kiện - kinh tế
- xã hội
- tư tưởng
+quá trình đấu tranh, phát triển của hai khuynh hướng - dân chủ tư sản
- vô sản
+ kết quả

- hoạt động của Bác từ 1919-1930=> vai trò của Bác giai đoạn này

- thống kê các tổ chức cách mạng và tổ chức cộng sản

- sự ra đời của Đảng
+ hoàn cảnh
+ nội dung
+ ý nghĩa.

đây là một số vấn đề trọng tâm giai đoạn này, trước hết mọi người đọc và hệ thống lại kiến thức cho mình ( trình bày lại các nội dung tại pic này càng tốt bởi đó cũng là một cách để nhớ ;)))
nội dung nào mà các bạn chưa hiểu hay chưa nắm vững thì mình sẽ giải thích cụ thể ( nếu được ;))) hoặc còn nội dung nào các bạn thấy quan trọng thì có thể bổ sung vào giúp mình nhoé ^^
sau đó mình sẽ đưa ra câu hỏi tổng hợp để mọi người cùng thảo luận, tìm hiểu sâu hơn về giai đoạn này :)

hi vọng sẽ nhận được sự quan tâm của mọi người;)). tks
 
M

meongocxi

3 ngày rùi mà không thấy ai có ý kiến gì, chắc mọi người đều nắm hết được kiến thức rồi, vậy bây giờ mình sẽ đưa ra câu hỏi để các bạn cùng thảo luận nhé;))

câu1: vì sao thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần 2? nó ảnh hưởng ntn đến kinh tế -xã hội VN?
câu 2: chứng minh giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp có khả năng lãnh đạo cách mạng?
câu 3: sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân từ đấu tranh tự phát sang tự giác? giải thích tại sao?
câu 4:tại sao Bác lại hướng về phương Tây để ra đi tìm đường cứu nước?
câu 5: đặc điểm lớn nhất của phong trào yêu nước VN từ 1919-1930 là gì? tại sao lại có đặc điểm này?

p/s: có một số câu có rồi nhưng mình vẫn post lên để hệ thống lại kiến thức,
mọi người đọc và tham gia thảo luận các câu hỏi trên nhé,
mình đưa các câu hỏi khó dần lên,
tks all!
 
I

ilovemyfriendforever

Theo em nên nói rõ hơn hoàn cảnh Quốc tế...Bởi nó cũng góp phần thúc đẩy PT CM VN phát triển rất nhiều. :).
Về phần hoạt động của Bác,theo em cũng cho vào hoàn cảnh...Bởi hoạt động của Bác góp phần truyền bá CN Mác-Lênin về Việt Nam,thúc đẩy Phong trào CMVN phát triển.
 
M

meongocxi

Theo em nên nói rõ hơn hoàn cảnh Quốc tế...Bởi nó cũng góp phần thúc đẩy PT CM VN phát triển rất nhiều. :).
Về phần hoạt động của Bác,theo em cũng cho vào hoàn cảnh...Bởi hoạt động của Bác góp phần truyền bá CN Mác-Lênin về Việt Nam,thúc đẩy Phong trào CMVN phát triển.



chị đồng ý là hoàn cảnh quốc tế giai đoạn này có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của cách mạng VN giai đoạn 1919-1930!
@ khi nói về hoàn cảnh thì hoạt động của Bác lại không chính xác , tất nhiên nếu em cho vào cũng không sai nhưng nó chưa phải là cái tiêu biểu,
( phần này trong sách giáo khoa nâng cao có tách riêng thành một mục mà cũng không có nói đến)
có phải ý em muốn nói rõ hơn về phần hoàn cảnh không? còn về câu điều kiện của pt CM giai đoạn này thì còn phải nói thêm một số vấn đề nữa;))
 
I

ilovemyfriendforever

chị đồng ý là hoàn cảnh quốc tế giai đoạn này có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của cách mạng VN giai đoạn 1919-1930!
@ khi nói về hoàn cảnh thì hoạt động của Bác lại không chính xác , tất nhiên nếu em cho vào cũng không sai nhưng nó chưa phải là cái tiêu biểu,
( phần này trong sách giáo khoa nâng cao có tách riêng thành một mục mà cũng không có nói đến)
có phải ý em muốn nói rõ hơn về phần hoàn cảnh không? còn về câu điều kiện của pt CM giai đoạn này thì còn phải nói thêm một số vấn đề nữa;))

hi,phần hoạt động của Bác thì đúng là sgk đưa ra 1 mục riêng,nhưg em thấy hoạt động của Người ảnh hưởng trực tiếp tới CMVN,thúc đẩy CM VN phát triển nên theo em là nên để vào hoàn cảnh. :)
 
M

meongocxi

rồi , nhưng em phải nói thế nào cho nó lái vào hoàn cảnh, nếu không em sẽ nhầm sang hoạt động của Bác
giai đoạn này phần hoàn cảnh cũng có nhiều sự kiện tác động đến cách mạng nước ta,
p/s: thường thì họ cũng rất ít hỏi về hoàn cảnh, nếu hỏi thì sẽ hỏi về điều kiện của phong trào này thôi;))

mọi người suy nghĩ câu hỏi này xem sẽ giải quyết nó như thế nào nhé;))
chứng minh Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả quá trình đấu tranh suốt 3 thập kỉ đầu TK XX?
 
Last edited by a moderator:
C

chicken.bvgt

3 ngày rùi mà không thấy ai có ý kiến gì, chắc mọi người đều nắm hết được kiến thức rồi, vậy bây giờ mình sẽ đưa ra câu hỏi để các bạn cùng thảo luận nhé;))

câu1: vì sao thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần 2? nó ảnh hưởng ntn đến kinh tế -xã hội VN?
câu 2: chứng minh giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp có khả năng lãnh đạo cách mạng?
Mình thử trả lời câu hỏi của bạn nhé! Mọi người cùng đóng góp thảo luận nhé.
Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 tại Việt Nam vì
_ là nước thắng trận nhưng bị thiệt hại nặng nề.
_ các vùng phát triển đặc biệt là vùng công nghiệp bị tàn phá >>>nhiều nghành công nghiệp đình trệ.
_ trở thành 1 con nợ lớn, 1920 tổng số nợ của Pháp là 300 tỷ phrăng.

Ảnh hưởng đến nền kinh tế - xã hội VN
* Về kinh tế.
- Nông nghiệp:
+ Chuyển từ nền nông nghiệp tự cung, tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hóa >> lúa,gạo là mặt hàng xuất khẩu số 1.
+ Xuất hiện nhiều loại cây trồng mới có giá trị kinh tế cao, phục vụ cho sản xuất công nghiệp và cây trông: cao su, cà phê, điều, hồ tiêu...>>>diện tích trồng lúa giảm
+ Xuất hiện các đồn điền.
- Công nghiệp.
+ Chủ trương phát triển công nghiệp nhẹ >>> làm nền cho công nghiệp chính quốc.
+ Đẩy mạnh khai thác khoáng sản đặc biệt là than đá và công nghiệp chế biến nông sản.
+ Không đầu tư tiền bạc và công nghệ.

>>> Công nghiệp VN phát triển què quặt, thiếu đồng bộ và phụ thuộc chặt chẽ vào công nghiệp chính quốc.
- Thủ công nghiệp: không có gì nổi bật, chủ yếu chỉ làm nền cho nông nghiệp.
- Giao thông vận tải
+ Tuyến đường bộ xuyên Việt từ Bắc vào Nam, các tỉnh lộ, huyện lộ, xã lộ.
+ Xây dựng hệ thống đường sắt xuyên Việt, xuyên Đông Dương.
+ Xây dựng hệ thống các cầu cảng hiện đại, tiêu biểu như: cảng Sài Gòn, Đà Nẵng, Hải Phòng; cầu Tràng Tiền, cầu Long Biên.
+ Xây dựng hệ thống sân bay ở VN
>>> Mang tính chất đồng bộ và hiện đại.
- Thương mại.
+ Nội thương: hình thành thị trường thống nhất >> hàng hóa lưu thông, thúc đẩy sản xuất.
+ Ngoại thương: mở của thông thương với bên ngoài. Pháp thực hiện độc quyền thuế quan và một số loại mặt hàng.

- Tài chính ngân hàng: Ngân hàng Đông Dương phát triển mạnh mẽ và có cổ phần trong hầu hết các công ty.
* Về xã hội: bên cạnh những giai cấp cũ còn tồn tại là nông dân, địa chủ thì xuất hiện thêm các giai cấp mới là tử sản, tiểu tư sản và công nhân.
- Nông dân:
+ 90% là nông dân. Chịu 2 tầng áp bức là địa chủ phong kiến và thực dân Pháp.
+ Dưới sự cướp đoạt ruông đất của địa chủ và chính sách cướp ruộng để làm đồn điền của thực dân Pháp >>> nông dân bị bần cùng hóa, phải bỏ ruộng. Một phần đi làm thuể tại các đồn điền, phần thì cày thuê trên chính mảnh đất của mình và phần còn lại thì phải đi tha phương cầu thực.
+ Nông dân được chia ra là: phú nông, trung nông, bần nông, cố nông.
>>>> Do bị bóc lột nên nông dân có tinh thần đấu tranh cao và trở thành lực lượng không thể thiếu trong cách mạng.
- Địa chủ:
+ Không bị Pháp tiêu diệt mà ngược lại được dung dưỡng để trở thành tay sai
+ Tăng nhanh về số lượng và gia sức đàn áp bóc lột nhân dân.
- Tư sản được chia ra làm 2 loại là tư sản mại bản và tư sản dân tộc.
+ Tư sản mại bản: có quyền lợi gắn bó chặt chẽ với thực dân Pháp >> là đối tượng cách mạng cần tiêu diệt.
+ Tư sản dân tộc: chịu sự áp bức, kìm kẹp của Pháp nên có tinh thần đấu tranh nhưng chưa dứt khoát >>> là đối tượng cách mạng cần lôi kéo
- Tiểu tư sản: bao gồm nhiều thành phần xã hội khác nhau như: tiểu thương, tiểu chủ, học sinh, sinh viên, viên chức.....
+ Có đời sống bấp bênh và thương xuyên bị thực dân Pháp chèn ép.
+ Có lực lượng nòng cốt là sinh viên >> trẻ, nhạy bén, tiếp thu nhũng tư tưởng mới từ bên ngoài rất nhanh>>> là lực lượng châm ngòi cho phong trào yêu nước nổ ra
>>>> lực lượng không thể thiếu của cách mạng
- Công nhân

+ Là nông dân phá sản chạy ra đô thị.
+ Sống có tổ chức và ý thức kỉ luật cao.
+ Sống tập trung tại các khu công nghiệp trải dài từ Bắc - Nam>>> khi nổ ra đấu tranh dễ phát đọng trên phạm vi cả nước
+ Là người khổ cực nhất trong xã hội >>> tính đấu tranh, phản kháng cao nhất.
+ lao động chủ yếu bằng cơ bắp chứ không băng trí tuệ
+ Chịu 3 tầng áp bức: địa chủ phong kiến, thực dân Pháp, Tư sản.
+ Sau cuộc khai thác thuộc địa lần 2 giai cấp công nhân tăng lên 22 vạn người ( 1% dân số) nhưng nó lại rất có giá trị với một nước như VN khi luôn bị thực dân Pháp hạn chế công nghiệp

Riêng ý nói về giai cấp công nhân cũng là phần trả lời cho câu 2 của mình. Mình chỉ bổ sung thêm là:
- Giai cấp công nhân VN là lực lượng đầu tiên được tiếp cận với chủ nghĩa Mac - Lenin và giác ngộ cách mạng
- Được tiếp xúc, học hỏi cũng như nhận được sự ủng hộ của giai cấp công nhân thế giới.
 
Last edited by a moderator:
M

meongocxi


Mình thử trả lời câu hỏi của bạn nhé! Mọi người cùng đóng góp thảo luận nhé.
Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 tại Việt Nam vì
_ là nước thắng trận nhưng bị thiệt hại nặng nề.
_ các vùng phát triển đặc biệt là vùng công nghiệp bị tàn phá >>>nhiều nghành công nghiệp đình trệ.
_ trở thành 1 con nợ lớn, 1920 tổng số nợ của Pháp là 300 tỷ phrăng.

Ảnh hưởng đến nền kinh tế - xã hội VN
* Về kinh tế.
- Nông nghiệp:
+ Chuyển từ nền nông nghiệp tự cung, tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hóa >> lúa,gạo là mặt hàng xuất khẩu số 1.
+ Xuất hiện nhiều loại cây trồng mới có giá trị kinh tế cao, phục vụ cho sản xuất công nghiệp và cây trông: cao su, cà phê, điều, hồ tiêu...>>>diện tích trồng lúa giảm
+ Xuất hiện các đồn điền.
- Công nghiệp.
+ Chủ trương phát triển công nghiệp nhẹ >>> làm nền cho công nghiệp chính quốc.
+ Đẩy mạnh khai thác khoáng sản đặc biệt là than đá và công nghiệp chế biến nông sản.
+ Không đầu tư tiền bạc và công nghệ.

>>> Công nghiệp VN phát triển què quặt, thiếu đồng bộ và phụ thuộc chặt chẽ vào công nghiệp chính quốc.
- Thủ công nghiệp: không có gì nổi bật, chủ yếu chỉ làm nền cho nông nghiệp.
- Giao thông vận tải
+ Tuyến đường bộ xuyên Việt từ Bắc vào Nam, các tỉnh lộ, huyện lộ, xã lộ.
+ Xây dựng hệ thống đường sắt xuyên Việt, xuyên Đông Dương.
+ Xây dựng hệ thống các cầu cảng hiện đại, tiêu biểu như: cảng Sài Gòn, Đà Nẵng, Hải Phòng; cầu Tràng Tiền, cầu Long Biên.
+ Xây dựng hệ thống sân bay ở VN
>>> Mang tính chất đồng bộ và hiện đại.
- Thương mại.
+ Nội thương: hình thành thị trường thống nhất >> hàng hóa lưu thông, thúc đẩy sản xuất.
+ Ngoại thương: mở của thông thương với bên ngoài. Pháp thực hiện độc quyền thuế quan và một số loại mặt hàng.

- Tài chính ngân hàng: Ngân hàng Đông Dương phát triển mạnh mẽ và có cổ phần trong hầu hết các công ty.
* Về xã hội: bên cạnh những giai cấp cũ còn tồn tại là nông dân, địa chủ thì xuất hiện thêm các giai cấp mới là tử sản, tiểu tư sản và công nhân.
- Nông dân:
+ 90% là nông dân. Chịu 2 tầng áp bức là địa chủ phong kiến và thực dân Pháp.
+ Dưới sự cướp đoạt ruông đất của địa chủ và chính sách cướp ruộng để làm đồn điền của thực dân Pháp >>> nông dân bị bần cùng hóa, phải bỏ ruộng. Một phần đi làm thuể tại các đồn điền, phần thì cày thuê trên chính mảnh đất của mình và phần còn lại thì phải đi tha phương cầu thực.
+ Nông dân được chia ra là: phú nông, trung nông, bần nông, cố nông.
>>>> Do bị bóc lột nên nông dân có tinh thần đấu tranh cao và trở thành lực lượng không thể thiếu trong cách mạng.
- Địa chủ:
+ Không bị Pháp tiêu diệt mà ngược lại được dung dưỡng để trở thành tay sai
+ Tăng nhanh về số lượng và gia sức đàn áp bóc lột nhân dân.
- Tư sản được chia ra làm 2 loại là tư sản mại bản và tư sản dân tộc.
+ Tư sản mại bản: có quyền lợi gắn bó chặt chẽ với thực dân Pháp >> là đối tượng cách mạng cần tiêu diệt.
+ Tư sản dân tộc: chịu sự áp bức, kìm kẹp của Pháp nên có tinh thần đấu tranh nhưng chưa dứt khoát >>> là đối tượng cách mạng cần lôi kéo
- Tiểu tư sản: bao gồm nhiều thành phần xã hội khác nhau như: tiểu thương, tiểu chủ, học sinh, sinh viên, viên chức.....
+ Có đời sống bấp bênh và thương xuyên bị thực dân Pháp chèn ép.
+ Có lực lượng nòng cốt là sinh viên >> trẻ, nhạy bén, tiếp thu nhũng tư tưởng mới từ bên ngoài rất nhanh>>> là lực lượng châm ngòi cho phong trào yêu nước nổ ra
>>>> lực lượng không thể thiếu của cách mạng
- Công nhân

+ Là nông dân phá sản chạy ra đô thị.
+ Sống có tổ chức và ý thức kỉ luật cao.
+ Sống tập trung tại các khu công nghiệp trải dài từ Bắc - Nam>>> khi nổ ra đấu tranh dễ phát đọng trên phạm vi cả nước
+ Là người khổ cực nhất trong xã hội >>> tính đấu tranh, phản kháng cao nhất.
+ lao động chủ yếu bằng cơ bắp chứ không băng trí tuệ
+ Chịu 3 tầng áp bức: địa chủ phong kiến, thực dân Pháp, Tư sản.
+ Sau cuộc khai thác thuộc địa lần 2 giai cấp công nhân tăng lên 22 vạn người ( 1% dân số) nhưng nó lại rất có giá trị với một nước như VN khi luôn bị thực dân Pháp hạn chế công nghiệp

Riêng ý nói về giai cấp công nhân cũng là phần trả lời cho câu 2 của mình. Mình chỉ bổ sung thêm là:
- Giai cấp công nhân VN là lực lượng đầu tiên được tiếp cận với chủ nghĩa Mac - Lenin và giác ngộ cách mạng
- Được tiếp xúc, học hỏi cũng như nhận được sự ủng hộ của giai cấp công nhân thế giới.

hì, cảm ơn em :)
chị chỉ bổ sung thêm thế này thôi;))
khi nói đến ảnh hưởng của nó thì em nên đưa ra những câu khái quát, kiểu như làm luận điểm cho bài viết của mình ý. Chẳng hạn như ảnh hưởng về kinh tế thì cuộc khai thác thuộc địa lần 2 này nó làm du nhập phương thức tư bản chủ nghĩa vào nước ta, nhiều khu đô thị, tụ điểm dân cư được xây dựng........Tuy nhiên thực dân Pháp lại không du nhập một cách hoàn toàn dẫn đến.......Về xã hội thì nó làm xã hội VN có sự phân hóa sâu sắc, bên cạnh các giai cấp, tầng lớp mới bị phân hóa thì xuất hiện các giai cấp tầng lớp mới,.........

p/s: mọi người tiếp tục thảo luận sôi nổi lên nha!
 
L

lunxinh_1609

Em xin trả lời câu :chứng minh giai cấp công nhân Vn là giai cấp có năng lực lãnh đạo CM

-Giai cấp công nhân ra đời sớm ngay trong chương trình khai thác thuộc địa lần 1,trong thời kì khai thác lần 2,công nhân phát triển khá nhanh về số lượng và chất lượng.Trước chiến tranh,lượng công nhân khoảng 10 vạn người .Đến 1929 đã có 22 vạn người.Phần đông công nhân sống tập trung tại các trung tâm kinh tế quan trọng của đế quốc pháp là các vùng mỏ,đồn điền,và các trung tâm công nghiệp như Hà Nội,Hải Phòng,Nam Định...

-Ngoài những đặc điểm chung của công nhân quốc tế:
+,Đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ.
+,Sống tập trung.
+,Có tinh thần kỉ luật cao.
Thì công nhân VN còn mang nhiều đặc điểm riêng:
+,Họ bị 3 tầng lớp áp bức,bóc lột là đế quốc,phong kiến và tư sản nên họ là giai cấp khổ nhất VN--->làm CM hăng hái và triệt để nhất.
+,Họ có mối quan hệ tự nhiên,mật thiết và gắn bó với nông dân (vì phần lớn xuất thân từ nông dân ).
+,Họ lại kế thừa được truyền thống yêu nước của dân tộc.
+,Ra đời sau giai câó tư sản nên nội bộ thống nhất--->không có công nhân quý tộc và chủ nghĩa cơ hội.
+,Đặc biệt vừa ra đời đã tiếp thu ảnh hưởng của CM tháng 10 và chủ nghĩa Mác - Lênin.

--->Do hoàn cảnh và đặc điểm ra đời,giai cấp công nhân sớm trở thành 1 lực lượng chính trị độc lập,thống nhất,tự giác trong cả nước.Trên cơ sở đó nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo nước ta.

Mọi người cùng bổ sung cho em nha:D


câu 3: sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân từ đấu tranh tự phát sang tự giác? giải thích tại sao?

Câu này nữa ạ:D

-Sự kiện đánh dấu giai cấp công nhân chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác là cuộc bãi công Bason (8 - 25)

-8 - 25:Công nhân Bason (Sài Gòn) - xưởng sửa chữa tàu lớn nhất của Pháp ở Đông Dương,bãi công không chịu sửa chữa chiến hạm Misole của pháp trước khi chiến hạm này chở lính sang tham gia đàn áp CM Trung quốc.Cuộc bãi công nổ ra với yêu sách đòi tăng lương 20 % và phải cho công nhân mất việc được quay trở về làm việc.
->Sau 8 ngày bãi công,nhà chức trách pháp phải chấp nhận tăng 10% lương.cho các công nhân mất việc trở lại làm,lãn công làm chậm không cho pháp sang đàn áp phong trào CM TQ dẫn đến khi Pháp sang TQ thì cuộc CM đã thắng lợi.


--->Cuộc bãi công Bason thắng lợi đã đánh dấu bước tiến bộ mới của phong trào công nhân VN.giai cấp công nhân nước ta từ đây bước vào đấu tranh tự giác bởi lẽ:
+,Công nhân Bason không những chỉ đấu tranh cho giai cấp mình mà cao hơn là cho giai cấp vô sản quốc tế.
+,Cuộc đấu tranh đã đoàn kết được công nhân Bason dưới sự lãnh đạo của Công hội đỏ.
+,HỌ đã biết sử dụng hình thức đấu tranh bãi công - lãn công đặc trưng nhất,hiệu quả nhất của công nhân
->Qua cuộc bãi công này thấy rõ tư tưởng CM tháng 10 Nga đã thấm sâu hơn 1 bước vào giai cấp công nhân VN và bắt đầu biến thành hành động của họ

câu 4:tại sao Bác lại hướng về phương Tây để ra đi tìm đường cứu nước?

-Hoàn cảnh đất nước đã thôi thúc người thanh niên trẻ tuổi ra đi tìm đường cứu nước.Người khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối (PBC,PCT...)
nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ vì Người đã nhìn thấy bế tắc của các con đường cứu nước đó.

-Ngay khi đang ngồi trên ghế trưởng quốc học Huế,thường xuyên tiếp xúc với khẩu hiệu của đại CM Pháp là "tự do - binhg đẳng - bác ái".Trong Người đã có những suy nghĩ:tại sao 1 nước làm 1 cuộc CM tư sản triệt để,1 nước đề ra khẩu hiệu hấp dẫn triệu triệu con người trên thế giới lại tàn bạo với thuộc địa như thế?

-Chính từ suy nghĩ ban đầu ấy cùng với quá trình trải nghiệm thực tiễn,Nguyễn Tất Thành quyết định sang pháp - sang chính kẻ thù,để hiểu bản chất của chủ nghĩa thực dân pháp,tìm cách đánh pháp để giải phóng dân tộc.
 
Last edited by a moderator:
M

meongocxi

lunxinh_1609: theo em cuộc bãi công của công nhân Ba Son ngoài mục đích về kinh tế thì nó còn mục đích gì nữa không?
 
I

ilovemyfriendforever

Em xin trả lời câu :chứng minh giai cấp công nhân Vn là giai cấp có năng lực lãnh đạo CM

-Giai cấp công nhân ra đời sớm ngay trong chương trình khai thác thuộc địa lần 1,trong thời kì khai thác lần 2,công nhân phát triển khá nhanh về số lượng và chất lượng.Trước chiến tranh,lượng công nhân khoảng 10 vạn người .Đến 1929 đã có 22 vạn người.Phần đông công nhân sống tập trung tại các trung tâm kinh tế quan trọng của đế quốc pháp là các vùng mỏ,đồn điền,và các trung tâm công nghiệp như Hà Nội,Hải Phòng,Nam Định...

-Ngoài những đặc điểm chung của công nhân quốc tế:
+,Đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ.
+,Sống tập trung.
+,Có tinh thần kỉ luật cao.
Thì công nhân VN còn mang nhiều đặc điểm riêng:
+,Họ bị 3 tầng lớp áp bức,bóc lột là đế quốc,phong kiến và tư sản nên họ là giai cấp khổ nhất VN--->làm CM hăng hái và triệt để nhất.
+,Họ có mối quan hệ tự nhiên,mật thiết và gắn bó với nông dân (vì phần lớn xuất thân từ nông dân ).
+,Họ lại kế thừa được truyền thống yêu nước của dân tộc.
+,Ra đời sau giai câó tư sản nên nội bộ thống nhất--->không có công nhân quý tộc và chủ nghĩa cơ hội.
+,Đặc biệt vừa ra đời đã tiếp thu ảnh hưởng của CM tháng 10 và chủ nghĩa Mác - Lênin.

--->Do hoàn cảnh và đặc điểm ra đời,giai cấp công nhân sớm trở thành 1 lực lượng chính trị độc lập,thống nhất,tự giác trong cả nước.Trên cơ sở đó nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo nước ta.

Mọi người cùng bổ sung cho em nha:D

Theo chị,giai cấp CN VN có đủ năng lực lãnh đạo CM còn bởi:
3/2/1930,ĐCS Việt Nam(sau là ĐCS Đông Dương) được thành lập,giai cấp CN VN có bộ tham mưu thống nhất lãnh đạo,có đường lối và phương pháp đấu tranh đúng đắn,phù hợp với CM VN,giải quyết đúng đắn 2 mâu thuẫn co cản trong XH VN bấy giờ...=>đủ sức lãnh đạo CM VN

@:Bài viết của em khá chặt chẽ... :*

trở thành 1 con nợ lớn, 1920 tổng số nợ của Pháp là 300 tỷ phrăng.

Theo mình biết thì là 200 tỉ phrăng chứ nhỉ********************************************************??
 
Last edited by a moderator:
M

meongocxi

câu 4:tại sao Bác lại hướng về phương Tây để ra đi tìm đường cứu nước?

-Hoàn cảnh đất nước đã thôi thúc người thanh niên trẻ tuổi ra đi tìm đường cứu nước.Người khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối (PBC,PCT...)
nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ vì Người đã nhìn thấy bế tắc của các con đường cứu nước đó.

-Ngay khi đang ngồi trên ghế trưởng quốc học Huế,thường xuyên tiếp xúc với khẩu hiệu của đại CM Pháp là "tự do - binhg đẳng - bác ái".Trong Người đã có những suy nghĩ:tại sao 1 nước làm 1 cuộc CM tư sản triệt để,1 nước đề ra khẩu hiệu hấp dẫn triệu triệu con người trên thế giới lại tàn bạo với thuộc địa như thế?

-Chính từ suy nghĩ ban đầu ấy cùng với quá trình trải nghiệm thực tiễn,Nguyễn Tất Thành quyết định sang pháp - sang chính kẻ thù,để hiểu bản chất của chủ nghĩa thực dân pháp,tìm cách đánh pháp để giải phóng dân tộc.

theo chị còn nguyên nhân nữa là: phương Tây là quê hương của chủ nghĩa đế quốc, vì vậy Người sang đây thực chất là để tìm hiểu bản chất của chủ nghĩa đế quốc.
bên cạnh đó châu Âu lúc bấy giờ là trung tâm diễn ra nhiều biến động chính trị lớn => Người sang đây với hi vọng sẽ tìm thấy chân lí cứu nước ở đây,

p/s: kiến thức của em khá chắc đó, ;)) tiếp tục cố gắng nhá!

trở thành 1 con nợ lớn, 1920 tổng số nợ của Pháp là 300 tỷ phrăng.

Theo mình biết thì là 200 tỉ phrăng chứ nhỉ********************************************************??

ờ đúng là 200 tỉ phrawng rồi, chắc là nhầm lẫn nhỏ thôi,
p/s: mọi dẫn chứng số liệu chúng ta đều lấy sgk làm chuẩn nhá!

một câu về Đảng : chững minh Đảng ra đời là yêu cầu khách quan của lịch sử?
..............................
 
Last edited by a moderator:
M

meongocxi

Theo em biết thì pháp thành con nợ của mĩ với 4 tỉ USD mà:-SS


chị xin đính chính lại ý này là cuộc chiến tranh thế giới thứ hai để lại những hậu quả hết sức nặng nề cho các nước tư bản châu Âu, trong đó nước Pháp chịu nhiều thiệt hại nặng nề nhất với hơn 1,4 triệu người chết , thiệt hại về vật chất lên gần 200 tỉ phrawng.
 
I

ilovemyfriendforever

một câu về Đảng : chững minh Đảng ra đời là yêu cầu khách quan của lịch sử?
..............................

Theo em,câu này trình bày các ý sau:
-Sự thất bại của các phong trào yêu nước CM đầu TK XX và sự khủng hoảng về đường lối,giai cấp lãnh đạo CM->đòi hỏi phải có 1 tổ chức CM có đường lối lãnh đạo đúng đắn,đưa CM đi đến thành công.
-Trong hòan cảnh đó:
NAQ:7/1920...
12/1920:....
từ 1921->1925:NAQ hoạt động ở Pháp+Liên Xô,tích cực hoạt động trong PTrào CNhân và Ptrào CM Qtế.Người viết nhiều tác phẩm trên báo Nhân đạo;Đời sống CN;Sự thật:đặc biệt là trên báo Người cùng khổ mà NAQ là chủ nhiệm kiêm chủ bút...Những sách báo trên được truyền bá về nước,tích cực chuẩn bị về tư tưởng chính trị,tổ chức có sự thành lập 1 chính Đảng ở VN;góp phần giác ngộ giai cấp CN VNam đấu tranh từ tự phát sang tự giác;thúc đẩy Ptrào CM trong nước phát triển mạnh mẽ...
từ 1925->1929:
6/1925,NAQ sáng lập hội VNCM Thanh niên,trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng.
1925->1927:Hội mở các lớp huấn luyện do NAQ trực tiếp giảng dạy,các bài giảng của Người được tập trung và in thành cuốn "Đường Kách Mệnh" và được đưa về nước.
1928-1929:Hội tổ chức phong trào Vô sản hóa,làm cho CN Mác-lênin được truyền bá rộng rãi vào VN một cách có hệ thống->thúc đẩy phong trào CM phát triển mạnh mẽ hẳn lên.
Sự truyền bá rộng rãi của CN Mác-lênin và sự phát triển mạnh mẽ của phong trào CM,nhất là phong trào CN->Hội VNCM Thanh niên ko đủ sức lãnh đạo PTCM->đặt ra yêu cầu phải có 1 ĐCS mới đủ khả năng lãnh đạo PTrào CM trong cả nước.
-Trong hoàn cảnh đó,3/1929:Chi bộ CS đầu tiên được thành lập....
Đến cuối năm 1929,ở VN đã xuất hiện 3 tổ chức CS(...tên và nói rõ sự ra đời....).Tuy nhiên 3 tổ chức CS lại hoạt động riêg rẽ,tranh giành phạm vi ảnh hưởng của nhau...
->trước tình hình đó,NAQ về TQ,triệu tập hội nghị hopự nhất 3 tổ chức CS(6/1->7/2/30) tại Cửu Long-Hương Cảng-TQ,thống nhất 3 tổ chức CS thành ĐCS VN,chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối,giai cấp lãnh đạo CM VN.
=>Như vậy,ĐCS VN ra đời là đáp ứng nhu cầu khách quan của LS và sự phát triển của phong trào CM VN những năm đầu thế kỷ XX.
 
S

superpapaya

chị xin đính chính lại ý này là cuộc chiến tranh thế giới thứ hai để lại những hậu quả hết sức nặng nề cho các nước tư bản châu Âu, trong đó nước Pháp chịu nhiều thiệt hại nặng nề nhất với hơn 1,4 triệu người chết , thiệt hại về vật chất lên gần 200 tỉ phrawng.

cho em chen một chút là pháp tuy là nước thắng trận trong CTTG lần 1 nhưng phải gánh chịu hậu quả nặng nề về người và của: 1,4 triệu người chết, 10 thành phố công nghiệp bị tàn phá, các ngành KT giảm sút nghiêm trọng,... ươc tính thiệt hại lên tới 200 tỉ frăng.
 
M

meongocxi

Theo em,câu này trình bày các ý sau:
-Sự thất bại của các phong trào yêu nước CM đầu TK XX và sự khủng hoảng về đường lối,giai cấp lãnh đạo CM->đòi hỏi phải có 1 tổ chức CM có đường lối lãnh đạo đúng đắn,đưa CM đi đến thành công.
-Trong hòan cảnh đó:
NAQ:7/1920...
12/1920:....
từ 1921->1925:NAQ hoạt động ở Pháp+Liên Xô,tích cực hoạt động trong PTrào CNhân và Ptrào CM Qtế.Người viết nhiều tác phẩm trên báo Nhân đạo;Đời sống CN;Sự thật:đặc biệt là trên báo Người cùng khổ mà NAQ là chủ nhiệm kiêm chủ bút...Những sách báo trên được truyền bá về nước,tích cực chuẩn bị về tư tưởng chính trị,tổ chức có sự thành lập 1 chính Đảng ở VN;góp phần giác ngộ giai cấp CN VNam đấu tranh từ tự phát sang tự giác;thúc đẩy Ptrào CM trong nước phát triển mạnh mẽ...
từ 1925->1929:
6/1925,NAQ sáng lập hội VNCM Thanh niên,trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng.
1925->1927:Hội mở các lớp huấn luyện do NAQ trực tiếp giảng dạy,các bài giảng của Người được tập trung và in thành cuốn "Đường Kách Mệnh" và được đưa về nước.
1928-1929:Hội tổ chức phong trào Vô sản hóa,làm cho CN Mác-lênin được truyền bá rộng rãi vào VN một cách có hệ thống->thúc đẩy phong trào CM phát triển mạnh mẽ hẳn lên.
Sự truyền bá rộng rãi của CN Mác-lênin và sự phát triển mạnh mẽ của phong trào CM,nhất là phong trào CN->Hội VNCM Thanh niên ko đủ sức lãnh đạo PTCM->đặt ra yêu cầu phải có 1 ĐCS mới đủ khả năng lãnh đạo PTrào CM trong cả nước.
-Trong hoàn cảnh đó,3/1929:Chi bộ CS đầu tiên được thành lập....
Đến cuối năm 1929,ở VN đã xuất hiện 3 tổ chức CS(...tên và nói rõ sự ra đời....).Tuy nhiên 3 tổ chức CS lại hoạt động riêg rẽ,tranh giành phạm vi ảnh hưởng của nhau...
->trước tình hình đó,NAQ về TQ,triệu tập hội nghị hopự nhất 3 tổ chức CS(6/1->7/2/30) tại Cửu Long-Hương Cảng-TQ,thống nhất 3 tổ chức CS thành ĐCS VN,chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối,giai cấp lãnh đạo CM VN.
=>Như vậy,ĐCS VN ra đời là đáp ứng nhu cầu khách quan của LS và sự phát triển của phong trào CM VN những năm đầu thế kỷ XX.


theo chị cái ý thứ hai em nên nhấn vào ý sự ra đời và phát triển của 3 tổ chức cộng sản , nó dẫn đến nguy cơ gì, và đó là sự phát triển khách quan của lịch sử, nó mới là ý chính, còn những ý trước chỉ là lời dẫn thôi, chứ nếu như bài này 2,5 hoặc 3 điểm thì mình không thể nói hết được!

cho em chen một chút là pháp tuy là nước thắng trận trong CTTG lần 1 nhưng phải gánh chịu hậu quả nặng nề về người và của: 1,4 triệu người chết, 10 thành phố công nghiệp bị tàn phá, các ngành KT giảm sút nghiêm trọng,... ươc tính thiệt hại lên tới 200 tỉ frăng.

rồi, chị cảm ơn:)
thực ra cái này trong sách giáo khoa có nói, mình cứ theo sách giáo khoa thì khi làm bài không ai có thể bắt bẻ được ( trừ trường hợp sai về bản chất thôi) :)
 
Last edited by a moderator:
M

meongocxi

câu nữa nè: sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam có gì khác so với các Đảng cộng sản khác trên thế giới? tại sao lại có sự khác nhau ấy?
 
S

superpapaya

câu nữa nè: sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam có gì khác so với các Đảng cộng sản khác trên thế giới? tại sao lại có sự khác nhau ấy?
em chỉ dám trả lời 1 í nhỏ thôi
ĐCSVN ra đời không giống những đảng khác ở mục đích đấu tranh
do nước ta là nước phong kiến nửa thuộc địa đòi hỏi mục đích đăt lên hàng đầu là về vấn đề dân tộc( tổ chức lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh để lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp và bọn tay sai)
Còn ở các nước khác thì mục đích ra đời là để giải quyết vấn đề giai cấp và ruộng đất.
ĐCSVN ra đời có sự liên kết ở nhiều giai cấp, chủ yếu là công nông binh bên cạnh đó còn có Tiểu tư sản, tư sản dtộc và bộ phận trung địa chủ. còn ở những nước khác thì chủ yếu là giai cấp công nhân.
em học mới đến sự thành lập ĐCS nên chỉ dám đưa ra í kiến thôi ạ
 
L

lunxinh_1609

câu nữa nè: sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam có gì khác so với các Đảng cộng sản khác trên thế giới? tại sao lại có sự khác nhau ấy?


Theo em sự ra đời ĐCs ở các nước khác là sự kết hợp của 2 nhân tố là chủ nghĩa Mác-lê và phong trào công nhân còn ở 1 nước thuộc địa như VN thì còn cần thêm 1 nhân tố nữa là phong trào yêu nước.
 
Top Bottom