Chế Lan Viên
Phong cách thơ Chế Lan Viên "trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với những trăn trở, tìm tòi không ngừng của nhà thơ, thậm chí, có một thời gian dài dường như im lặng (1945-1958). Trước Cách mạng tháng Tám đề tài ông hướng đến đó là trường thơ loạn, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa "trường thơ loạn": "kinh dị, thần bí, bế tắc của thời Điêu tàn với xương, máu, sọ người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm.
Sau này, thơ ông đã đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng, và có những đổi thay rõ rệt. Trong thời kì 1960-1975, thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự. Sau chiến tranh, thơ Chế Lan Viên dần trở về đời sống thế sự và những trăn trở của cái "tôi" trong sự phức tạp, đa diện, và vĩnh hằng của đời sống Hồn thơ Chế Lan Viên chứa đầy mâu thuẫn, sự phức hợp các trạng thái tinh thần đối lập trong quá trình sáng tác, vô hình trung, đã tạo nên cho ông một văn phong đa dạng.
Có thể chỉ ra một số phương diện chủ yếu trong phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên như sau:
- Tính trí tuệ nổi bật,
- Một phong cách thơ giàu tính triết lý - suy tưởng
- Sử dụng rộng rãi thủ pháp so sánh, đối lập trong thơ,
- Ngôn ngữ và hình ảnh thơ Chế Lan Viên.
(sưu tầm , chọn lọc)