phiên mã và dịch mã

C

cuncon1994

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

giúp tớ trả lời câu hỏi này với:
Trình bày diễn biến của cơ chế phiên mã và kết quả của nó, trình bày cơ chế dịch mã diễn ra tại ribôxôm

giúp tớ nhanh nhé mai tớ phải trả lời thầy rồi.

Xem thêm http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=167353
 
Last edited by a moderator:
C

camnhungle19

giúp tớ trả lời câu hỏi này với:
Trình bày diễn biến của cơ chế phiên mã và kết quả của nó, trình bày cơ chế dịch mã diễn ra tại ribôxôm

giúp tớ nhanh nhé mai tớ phải trả lời thầy rồi.

* Phiên Mã:

- Đầu tiên ARN-polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch mã gốc (có chiều 3` - 5` ) và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu.
- Sau đó, ARN-polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3` - 5` để tổng hợp nên mARN theo nguyên tắc bổ sung (A - U; G - X) theo chiều 5` - 3`
- Khi enzim di chuyển đến cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc phiên mã kết thúc, phân tử mARN được giải phóng. Vùng nào của gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn của gen xoắn ngay lại.
- Lưu ý:
+ ở sinh vật nhân thực, mARN sau phiên mã phải được chế biến lại bằng cách cắt bỏ các đoạn không mã hóa (intron), nối các đoạn mã hóa (êxôn) tạo mARN trưởng thành, qua màng nhân ra tế bào chất để tổng hợp prôtêin.
+ ở sinh vật nhân sơ, mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin.

* Dịch Mã:
- Mở đầu: tiểu đơn vị bé của ribôxôm (RBX) gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu (gần bộ ba mở đầu) và di chuyển đến bộ ba mở đầu (AUG), aamở đầu – tARN tiến vào bộ ba mở đầu (đối mã của nó khớp với mã mở đầu trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), sau đó tiểu phần lớn gắn vào tạo RBX hoàn chỉnh.
- Kéo dài chuỗi polipeptit: aa1 – tARN tiến vào RBX (đối mã của nó khớp với mã thứ nhất trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), một liên kết peptit được hình thành giữa aamở đầu và aa1. RBX chuyển dịch sang bộ ba thứ hai, tARN vận chuyển aamở đầu được giải phóng.

Tiếp theo aa2 – tARN tiến vào RBX (đối mã của nó khớp với mã thứ hai trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), hình thành liên kết peptit giữa aa2 và aa1. RBX chuyển dịch đến bộ ba thứ ba, tARN vận chuyển aa1 được giải phóng. Quá trình cứ tiếp tục như vậy đến bộ ba tiếp giáp với bộ ba kết thúc của phân tử mARN.

- Kết thúc: khi RBX chuyển dịch sang bộ ba kết thúc (1 trong 3 bộ 3 kết thúc) thì quá trình dịch mã dừng lại, 2 tiểu phần của RBX tách nhau ra. Một enzim đặc hiệu loại bỏ a.a và giải phóng chuỗi polipeptit.

@ Kiến thức SGK mà. Bạn đọc kỹ trong sách nhé ;)
 
H

hardyboywwe

* Phiên Mã:

- Đầu tiên ARN-polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch mã gốc (có chiều 3` - 5` ) và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu.
- Sau đó, ARN-polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3` - 5` để tổng hợp nên mARN theo nguyên tắc bổ sung (A - U; G - X) theo chiều 5` - 3`
- Khi enzim di chuyển đến cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc phiên mã kết thúc, phân tử mARN được giải phóng. Vùng nào của gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn của gen xoắn ngay lại.
- Lưu ý:
+ ở sinh vật nhân thực, mARN sau phiên mã phải được chế biến lại bằng cách cắt bỏ các đoạn không mã hóa (intron), nối các đoạn mã hóa (êxôn) tạo mARN trưởng thành, qua màng nhân ra tế bào chất để tổng hợp prôtêin.
+ ở sinh vật nhân sơ, mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin.

* Dịch Mã:
- Mở đầu: tiểu đơn vị bé của ribôxôm (RBX) gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu (gần bộ ba mở đầu) và di chuyển đến bộ ba mở đầu (AUG), aamở đầu – tARN tiến vào bộ ba mở đầu (đối mã của nó khớp với mã mở đầu trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), sau đó tiểu phần lớn gắn vào tạo RBX hoàn chỉnh.
- Kéo dài chuỗi polipeptit: aa1 – tARN tiến vào RBX (đối mã của nó khớp với mã thứ nhất trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), một liên kết peptit được hình thành giữa aamở đầu và aa1. RBX chuyển dịch sang bộ ba thứ hai, tARN vận chuyển aamở đầu được giải phóng.

Tiếp theo aa2 – tARN tiến vào RBX (đối mã của nó khớp với mã thứ hai trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), hình thành liên kết peptit giữa aa2 và aa1. RBX chuyển dịch đến bộ ba thứ ba, tARN vận chuyển aa1 được giải phóng. Quá trình cứ tiếp tục như vậy đến bộ ba tiếp giáp với bộ ba kết thúc của phân tử mARN.

- Kết thúc: khi RBX chuyển dịch sang bộ ba kết thúc (1 trong 3 bộ 3 kết thúc) thì quá trình dịch mã dừng lại, 2 tiểu phần của RBX tách nhau ra. Một enzim đặc hiệu loại bỏ a.a và giải phóng chuỗi polipeptit.

@ Kiến thức SGK mà. Bạn đọc kỹ trong sách nhé ;)

mình xin bổ sung thêm phần trả lời của camnhungle
đối với mARN của svnc,đc sưa chữa theo cơ chế sau
+tạo mũ guanossine
+thêm đuôi poly A
+sau đó là cắt bỏ:có 2 cơ chế cắt bỏ:cắt bỏ nhờ enzym spliceosome và ko nhờ enzym
(chi tiết của các quá trình này bạn có thể tìm đọc trong cuốn giáo trình di truyền học của TS.Đỗ Lê Thăng)
 
Top Bottom