

Dung môi | Đặc tính của | hợp chất | Nhóm hợp chất |
Nước | tan trong nước | pH = 7 | Ancol aliphatic, ancol và hợp chất oxo phân tử thấp, chất đường, muối, ure |
pH < 7 | Axit cacboxylic, axit sunfonic | ||
pH > 7 | Amin phân tử thấp | ||
ít tan hoặc không tan trong nước | tan trong dung dịch NaOH | Axit cacboxylic phân tử cao, phenol, nitro ankan | |
tan trong axit HCl | Amin phân tử cao | ||
không tan trong axit và bazơ | Ancol phân tử cao, hợp chất oxo, nitro aren... | ||
CCl4 | tan trong tetraclometan | Ancol. hợp chất oxo, axit monocacbonxylic, hợp chất nitro phenol... | |
ít tan hoặc không tan trong tetraclometan | Muối của amin và axit cacboxylic, axit dicacboxylic phân tử cao, ure, thioure |
Các bước thử :
B1 : Thử tính tan trong nước. Nếu chất tan, thử dung dịch bằng giấy quỳ.
B2 : Nếu tan trong nước, xác định tính tan trong dietyl ete để phân loại các hợp chất tan trong nước.
B3 : Nếu không tan trong nước thì thử tính tan trong dd NaOH 5%. Nếu tan, xác định tính tan trong dung dịch NaHCO3 5%. Dùng dung dịch NaHCO3 để phân biệt giữa axit mạnh và axit yếu.
B4 : Hợp chất không tan trong dd NaOH 5% thì thử tính tan với dung dịch HCl 5%.
B5 : Hợp chất không tan trong dung dịch HCl 5% thì thử với H2SO4 đặc (khi tác dụng với H2SO4 đặc có thể xảy ra hiện tượng phân hủy), nếu tan thì thử sự khác nhau bằng dung dịch H3PO4 85%.
B6 : Các hợp chất trung tính pha tạp chứa oxi, lưu huỳnh hay nitơ thường tan trong dung dịch axit mạnh