TGQT Phát hiện dấu vết ‘ánh sáng đầu tiên’ của vũ trụ

tuyết 2k6

Học sinh chăm học
Thành viên
25 Tháng hai 2018
150
70
71
Hà Nam
trường cơ sở nhân thịnh
Các bạn vui lòng không copy bài từ các trang mạng về diễn đàn ở box TGQT. Theo quy định sửa đổi ngày 1/3/2018.
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

TTO - Các nhà khoa học Mỹ vừa tuyên bố tìm thấy vết tích phóng xạ còn sót lại từ ánh sáng của những ngôi sao đầu tiên được hình thành trong vũ trụ hàng tỷ năm về trước, kể từ sau vụ nổ Big Bang

Vết tích của ánh sáng từ ngôi sao đầu tiên trong vũ trụ vừa được phát hiện. - Ảnh: CSIRO
Phát hiện lịch sử này được công bố trong bài báo khoa học đăng trên tạp chí Nature ngày 28-2, theo đài CNN (Mỹ).
"Đây là lần đầu tiên con người bắt được một tín hiệu từ giai đoạn sớm như thế này của vũ trụ, nếu không tính đến vụ nổ Big Bang," CNN dẫn lời ông Judd Bowman, nhà thiên văn học đến từ Đại học bang Arizona (Mỹ) đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu.
Vụ nổ Big Bang là lý thuyết khoa học về sự hình thành vũ trụ được chấp nhận rộng rãi nhất ở thời điểm hiện tại.
Theo các nhà khoa học, theo sau Big Bang - ước tính xảy ra cách đây xấp xỉ 13.8 tỷ năm - là thời kỳ vũ trụ hoàn toàn chìm trong bóng tối kéo dài khoảng 180 triệu năm.
Sau giai đoạn giãn nở nhanh chóng ban đầu, các vật chất plasma từ vụ nổ Big Bang bắt đầu nguội đi và tạo thành các nguyên tử hydro trung hòa về điện.
Những nguyên tử này dần dần được kéo lại với nhau bởi lực hấp dẫn và phát nổ để cho ra đời những ngôi sao đầu tiên, nhóm nghiên cứu lý giải.
Phát hiện lần này là bước tiến xa nhất mà con người từng đạt được trong việc ghi nhận khoảnh khắc "bình minh của vũ trụ" đó, theo lời ông Keith Bannister, nhà thiên văn học thuộc Tổ chức nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Thịnh vượng chung (CSIRO) (Úc).
"Những gì chúng tôi nhìn thấy không phải là bản thân các ngôi sao đó, mà là ảnh hưởng mà chúng để lại đối với tầng khí xung quanh" - ông Bannister giải thích với CNN.
Công trình nghiên cứu kéo dài 12 năm được thực hiện thành công nhờ kính viễn vọng vô tuyến đặt tại Trạm quan sát thiên văn Murchison ở miền tây nước Úc do CSIRO quản lý.
Khu vực này không bị "ô nhiễm" sóng radio từ thiết bị vô tuyến của con người, nhờ đó các nhà khoa học có thể bắt được các vết tích phóng xạ còn sót lại từ các ngôi sao đầu tiên.
"Đây chỉ là sự khởi đầu của một hành trình rất dài. Vẫn còn rất nhiều giai đoạn khác nhau của vũ trụ mà chúng ta chưa thể vươn tới bằng các kính thiên văn hiện tại" - ông Bannister cho biết.
 

Angeliaa

Tiềm năng thiên văn học
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
9 Tháng mười một 2017
1,314
1,699
244
18
Quảng Nam
THCS Phan Đình Phùng
TTO - Các nhà khoa học Mỹ vừa tuyên bố tìm thấy vết tích phóng xạ còn sót lại từ ánh sáng của những ngôi sao đầu tiên được hình thành trong vũ trụ hàng tỷ năm về trước, kể từ sau vụ nổ Big Bang

Vết tích của ánh sáng từ ngôi sao đầu tiên trong vũ trụ vừa được phát hiện. - Ảnh: CSIRO
Phát hiện lịch sử này được công bố trong bài báo khoa học đăng trên tạp chí Nature ngày 28-2, theo đài CNN (Mỹ).
"Đây là lần đầu tiên con người bắt được một tín hiệu từ giai đoạn sớm như thế này của vũ trụ, nếu không tính đến vụ nổ Big Bang," CNN dẫn lời ông Judd Bowman, nhà thiên văn học đến từ Đại học bang Arizona (Mỹ) đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu.
Vụ nổ Big Bang là lý thuyết khoa học về sự hình thành vũ trụ được chấp nhận rộng rãi nhất ở thời điểm hiện tại.
Theo các nhà khoa học, theo sau Big Bang - ước tính xảy ra cách đây xấp xỉ 13.8 tỷ năm - là thời kỳ vũ trụ hoàn toàn chìm trong bóng tối kéo dài khoảng 180 triệu năm.
Sau giai đoạn giãn nở nhanh chóng ban đầu, các vật chất plasma từ vụ nổ Big Bang bắt đầu nguội đi và tạo thành các nguyên tử hydro trung hòa về điện.
Những nguyên tử này dần dần được kéo lại với nhau bởi lực hấp dẫn và phát nổ để cho ra đời những ngôi sao đầu tiên, nhóm nghiên cứu lý giải.
Phát hiện lần này là bước tiến xa nhất mà con người từng đạt được trong việc ghi nhận khoảnh khắc "bình minh của vũ trụ" đó, theo lời ông Keith Bannister, nhà thiên văn học thuộc Tổ chức nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Thịnh vượng chung (CSIRO) (Úc).
"Những gì chúng tôi nhìn thấy không phải là bản thân các ngôi sao đó, mà là ảnh hưởng mà chúng để lại đối với tầng khí xung quanh" - ông Bannister giải thích với CNN.
Công trình nghiên cứu kéo dài 12 năm được thực hiện thành công nhờ kính viễn vọng vô tuyến đặt tại Trạm quan sát thiên văn Murchison ở miền tây nước Úc do CSIRO quản lý.
Khu vực này không bị "ô nhiễm" sóng radio từ thiết bị vô tuyến của con người, nhờ đó các nhà khoa học có thể bắt được các vết tích phóng xạ còn sót lại từ các ngôi sao đầu tiên.
"Đây chỉ là sự khởi đầu của một hành trình rất dài. Vẫn còn rất nhiều giai đoạn khác nhau của vũ trụ mà chúng ta chưa thể vươn tới bằng các kính thiên văn hiện tại" - ông Bannister cho biết.
Vậy chắc vụ nổ này lớn lắm nhỉ? Mà nhìn nó đẹp thiệt á!
 
  • Like
Reactions: tuyết 2k6
Top Bottom