Phat bieu ngay khai giang

K

ken_luckykid

Bạn thử tham khảo cảm xúc của 1 bạn bên Lam sơn xem thế nào nhé!

Hôm nay, trường Lam Sơn khai giảng năm học mới.

Đã 5 năm ta rời xa trường, 5 năm ta khoác bỏ chiếc áo đồng phục, 5 năm ta không còn được tham gia vào ngày tựu trường nữa. 5 năm với bao nhiêu đổi thay, bao nhiêu biến cố cuộc đời.
Cũng ngày này cách đây 8 năm, ta giống như các em học sinh đang học lớp 10 trường Lam bây giờ, ngơ ngác bước vào cánh cổng trường. Lần đầu tiên ấy, ta thấy trường của ta thật đẹp, thật hoành tráng. Ta vui lắm. Mọi thứ đều rất mới lạ, đầy bí ẩn đối với ta, ta thích thú khám phá dần dần. Từ những bộ bàn ghế chắc chắn tới chiếc bảng màu xanh lần đầu tiên ta thấy. Cả những bạn cùng lớp xinh xắn, hay các anh chị khóa trên chững chạc. Tất cả đều lung linh lắm.
Ngày tựu trường đầu tiên của phổ thông cũng là ngày đầu tiên ta mặc áo dài. Chiếc áo dài trắng tinh khôi! Ta như con quạ hóa công khi mặc chiếc áo ấy bởi lẽ ta thấy mình lớn hơn, duyên dáng hơn, xinh xắn hơn. Chiếc áo dài ấy theo ta suốt 3 năm phổ thông và được treo ngay ngắn trong tủ quần áo của ta suốt 4 năm đại học. Ta không một lần mặc lại chiếc áo ấy khi vào đại học không phải vì ta đã có thêm 2, 3 chiếc áo dài mới với nhiều màu sắc đẹp hơn. Ta không mặc vì ta đã không còn có được vẻ vô tư, hồn nhiên, không còn có được tâm hồn trong sáng như khi còn học phổ thông nữa. Cuộc sống sinh viên với những bon chen, những khó khăn, va vấp với nhiều con người khác nhau khiến tâm hồn ta chai sạn, ta bị vương bụi bẩn. Ta thấy xấu hổ khi khoác lên mình chiếc áo dài trắng ấy.
Ta nghe các em đang học ở trường nói không thích mặc áo dài, khó chịu khi năm nay tựu trường lại phải mặc áo dài. Dường như đối với các em, mặc áo dài là một cực hình.Các em đâu biết rằng, sau này các em sẽ nuối tiếc vì khi đang học phổ thông ko dc mặc áo dài mỗi tuần đấy. Nó cũng là một nét văn hóa của trường Lam để tự hào với bạn bè khắp nơi đó.
Có lẽ, đối với các em mặc áo dài là mất tự do, mặc áo dài không thời trang bằng những bộ đồ đầy kiểu cách. Áo dài quá đơn điệu so với những chiếc áo khác. Hay vì các em là thế hệ 9x, các em hiện đại hơn, các em chối bỏ vẻ đẹp đơn giản, bình dị do chiếc áo dài mang lại.Nhưng dù hiện đại tới đâu thì hồn dân tộc vẫn không thể mất đi được đâu!
Giờ ta đã không còn là học sinh phổ thông, đã chuẩn bị đi làm, nhưng ta luôn nhớ về ngày ta vào trường phổ thông. Đó là ngày đầu tiên ta đến trường được mẹ đưa đến và chờ ở cổng trường. Nghe khó tin quá, nhưng đó là sự thật. Suốt 9 năm đi học, ta không 1 lần dc mẹ hay bố, hoặc ông bà đưa đi học. Bố mẹ ta còn bận đón những khóa học trò vào trường như thầy ta đã đón ta khi ấy. Ta vui lắm. Vui vì cảm thấy có mẹ kề bên trong ngày đầu bỡ ngỡ ấy, vui vì dù có muộn nhưng ta vẫn cảm nhận dc hạnh phúc khi có mẹ đưa đi học như bao bạn bè khác.
Ba năm trung học đi qua thật nhanh, như cơn gió thoảng rồi đọng lại trong giây phút này là ta và một giọt thời gian rất khẽ. Có phải là "ta đi qua những năm tháng không ngờ. Vô tư quá để bây giờ xao xuyến". Giờ cũng vẫn là ngôi trường Lam ấy, cũng vẫn là khung cảnh học trò ấy, cũng vãn là những thế hệ thầy cô và bao bạn bè năm xưa nhưng tất cả giờ chỉ còn là hoài niệm!!!
Chưa một lần trở về trường xưa, chỉ nghe tin về trường qua bạn bè và các em khóa sau. Ta nhớ trường, nhớ bạn cũ, nhớ thầy cô lắm. Ngồi ngẩn ngơ đọc lại đôi vần thơ cũ của Hoàng Nhuận Cầm:

"Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế.

Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?"
Thèm lắm một tiếng trống trường xưa vọng lại!
--------------------------------
Với tuổi học trò, ai cũng có cái nao nao của buổi tựu trường, Nhưng lần này, tôi tự nhiên thấy lạ: lần đầu tiên tôi đến với mái trường THPT.Bao niềm vui, sự hảnh diện và cả sự rụt rè bỡ ngỡ cứ xen lẫn trong tôi với nhũng ấn tượng sẽ đọng lại mãi trong lòng.
Ngày đầu tiên đến trường – đó là một ngày nắng ấm, khí trời dìu dịu êm ái , theo sự thông báo của nhà trường , tôi đã chuẩn bị đủ tất cả mọi thứ nào là quần áo, giày dép, tập sách…. Nhưng lòng tôi vẫn cứ xôn xao khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới: bạn bè, thầy cô, trường lớp… đều mới tinh.Trong những năm trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trừơng thân quen với những hàng cây, ghế đá,..in đậm bao kỹ niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Còn năm nay, tôi đã bước chân vào ngưỡng cửa cấp ba - một chân trời hoàn toàn mới lạ. Ngôi trường tôi học năm nay rất khang trang, và không gian thoáng đãng..Từ cổng trường là một hàng cây me già rợp bóng mát dẫn lối vào các dãy phòng học ba tầng uy nghi, đẹp đẽ . Nào là hàng cây, phòng học, cột cờ ….tất cả đều dập vào mắt tôi, khiến lòng không thể nén lại được cảm xúc ngỡ ngàng , bao niềm vui sướng và tôi đã thốt lên: “Ôi! Ngôi trường đẹp quá!”.
Chúng tôi, các lớp 10 cũng như anh chị lớp 11 dược phân công về các lớp. Tôi thầm ước sao cho mình có thể học chung với một số người bạn cũ. Tiếc thay, lớp tôi học hoàn toàn là bạn lạ. “Nhưng dần rồi mình cũng sẽ quen với những bạn ấy thôi” - Tôi tự an ủi mình như thế. Sau mấy phút bỡ ngỡ ban đầu, tôi thấy cô giáo chủ nhiệm bước vào. Dáng đi, hình ảnh của cô làm cho tôi gợi nhớ về cô giáo chủ nhiệm năm lớp 9.Vẫn một dáng người thon thả, đôi mắt hìên lành, mái tóc đen dài.. Chính hình ảnh có của cô đã làm cho tôi phần nào bớt đi sự lo lắng vì xung quanh tôi toàn là bạn lạ. Lởi đầu tiên cô nói với chúng tôi là những lời dạy bảo ân cần về ý thức và trách nhiệm đối với bản thân, trường, lớp, trong học tập và rèn luyện trong năm học đầu tiên của ngưỡng cửa cấp ba.Tôi nghĩ đó là bài học đầu tiên mà tôi có thể có được ở ngôi trường mới này..
Ấn tượng nhất trong tôi là ngày khai giảng. Trong trang phục là một bộ đồ dài trắng tinh, tôi ra dáng là một nữ sinh thực sự. Tôi vừa thèn thẹn vừa cảm thấy mình như trưởng thành hơn. Tiếng trống khai trường do thầy hiệu trưởng gióng lên vang xa và âm thanh đó như lưu vào trong tôi một cảm xúc xao xuyến, lạ lùng. Tôi biết là từ hôm nay tôi hoà nhập vào một môi trừong mới.
Tôi được học trong một ngôi trường có bề dày thành tích và truyền thống dạy học - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt, bản thân tôi có biết bao nhiêu niềm vui sướng và lòng tự hào và có xen lẫn một vài nỗi lo sợ . Nhưng điều quan trọng trong tôi lúc này, tôi hứa sẽ quyết tâm học tập và rèn luyện sao cho xứng đáng với truyền thống của nhà trường.
Với bao nhiêu diều suy nghĩ trong tôi , có cả niềm vui xen lẩn niềm kiêu hảnh và cả sự thẹn thùng bỡ ngỡ và một chút lo lắng…. Bấy nhiêu cảm xúc của những ngày đầu tiên đó dưới mái trường THPT chắc chắn sẽ đọng lại mãi trong lòng tôi như một dấu ấn không thể phai mờ …
Nguồn : net
 
K

ken_luckykid

“Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường…” Thật vậy, không riêng gì tác giả Thanh Tịnh đối với lứa tuổi học sinh ai ai lại chẳng có những kỉ niệm đẹp về ngày khai trường và đối với tôi ấn tượng về ngày khai giảng đầu tiên bậc phổ thông sẽ mãi mãi là một hồi ức đẹp không thể nhạt phai… Ngày đầu tiên bước vào trường mới, ngày đầu tiên tham dự lễ khai giảng. Đó là một ngày khí trời dìu dịu êm ái, không gian như rộng mở hơn, cảnh sắc dường như có sự đổi thay và trong lòng tôi một cảm giác bâng khuâng xao xuyến thật khó tả. Khoác trên mình chiếc áo dài trắng tinh khôi tôi như con quạ hóa con công khi mặc chiếc áo ấy bởi lẽ tôi thấy mình lớn hơn trưởng thành hơn xinh xắn hơn rất nhiều.Chín năm học trôi qua với biết bao kỉ niệm đẹp một hành trình dài đi đến tương lai và hạnh phúc hơn khi tôi đặt chân vào ngưỡng cửa cấp ba với bao bộn bề lo lắng những bon chen vất vả của cuộc đời mà giờ đây tôi phải tự đứng tự đi bằng chính đôi chân mình.
Ẩn mình sau hàng cây cổ thụ ngôi trường hiện lên như một bờ vai rộng lớn. Ngôi trường đã cũ không còn khang trang như những ngôi trường khác nhưng chứa đựng trong nó là bao niềm tin, sức mạnh, ôm ấp nuôi dưỡng những đứa con thân yêu. Không gian trường lúc ngày thật tưng bừng nhôn nhịp. Những dây cờ đủ màu sắc nối đuôi nhau khắp sân trường và trên tay mỗi chúng tôi cũng có một lá cờ nhỏ xinh xắn. Tôi gặp lại bạn cũ chúng tôi vui vẻ nói chuyện với nhau về những ngày học trước. Trong lớp tôi có rất nhiều bạn lạ, tôi thèm tôi ước ao được nô đùa với các bạn, được mẹ dẫn đi học nhưng giờ đây điều đó là không thể bởi trước mắt tôi là một chân trời mới tôi cần phải hòa nhập và làm quen dần với mọi người. Trong khi chúng tôi đang chuẩn bị xếp hàng ngay cạnh cổng trường các anh chị lớp trên đã xếp sẵn ghế chào đón chúng tôi. Trong lời giời thiệu của cô tổng phụ trách chúng tôi nhanh chân tiến vào lễ đài trong niềm hân hoan phấn khởi pha một chút gì đó e thẹn, ngượng ngùng. Mở đầu buổi lễ là các tiết mục múa hát của các anh chị, các tiết mục rất hay và đặc sắc tiếng nhạc đệm kèm theo lúc cao vút lúc trầm lắng khiến lòng tôi xao xuyến bâng khuâng một nỗi niềm khó tả, tim tôi đập rộn rã hòa chung nhịp điệu với bài ca. Sau tiết mục văn nghệ là nghi lễ chào cờ và lời chào mừng các vị đại biểu cũng như các học sinh chúng tôi. Bao nhiêu lời dăn dò ân cần của các thầy cô, các anh chị lớp trên cũng đã phần nào nung nấu trong tôi niềm tin nghị lực và ý chí cho cuộc hành trình mới sau này.
Buổi lễ khai giảng năm nay cũng là ngày trường tôi nhận danh hiêu đạt chuẩn quốc gia. Niểm vinh dự tràn ngập trong nhà trường và ngay cả tôi cũng vậy. Trong khoảnh khắc nhận bằng đạt chuẩn tim tôi như ngừng đập tôi hồi hộp hòa nhịp theo từng bước chân của các thầy cô anh chị. Thời gian rồi cũng trôi đi, buổi lễ khai giảng cũng đã kết thúc, tôi ra về mà trong lòng vẫn còn vương vấn sự nuối tiếc, tôi nhớ mái cái phút giây thả bóng bay, những trái bóng lớp tôi bay lên bầu trời trong niềm tin phơi phới chúng bay xa, xa mãi cao tít tắp đem theo những ước mơ hoài bão của chúng tôi đến một chân trời mới tốt đẹp hạnh phúc hơn. Tiếng trống khai trường do thầy hiệu trưởng gióng lên vang xa, xa thật xa, âm thanh đó như lưu lại trong tôi một cảm giác xao xuyến lạ lung. Tôi biết là từ hôm nay tôi hòa nhập vào một ngôi trường mới .
Buổi khai giảng trôi qua thật nhanh như cơn gió thoảng rồi đọng lại trong giây phút này là tôi và một giọt thời gian thật khẽ. Cảm giác bỡ ngỡ hồi hộp trước đây dường như đã khác, vẫn còn vương vấn đâu đây sự rụt rè e ngại nhưng thời gian đã nuôi dưỡng dần nghị lực trong tôi, giúp tôi có đủ tự tin và bản lĩnh để bước vào đời.
Thời gian trôi qua thật vô tình nó cứ trôi mãi đi, vùn vụt, thoáng chốc không chờ không đợi một ai. Và giờ đây tôi sẽ phải cố gắng nắm giữ từng giây từng phút ấy. Dẫu biết rằng ba năm học rồi sẽ qua đi thật nhanh nhưng ngần ấy thôi cũng đã đủ để tôi lưu giữ những kỉ niệm đẹp về ngày khai giảng về mái trường thân yêu và rồi những vần thơ lai láng của tuổi học trò xưa kia lại chợt ùa về trong phút chốc:
“Tôi sợ ngày mai tôi sẽ lớn
Xa cổng trường khép kín với thời gian
Sợ phượng rơi là nỗi nhớ bàng hoàng
Sẽ phải sống trong muôn vàn hối tiếc
Rồi mai đây bé thành người lớn
Còn ai đi nhặt cánh phượng hồng
Còn ai làm con thuyền giấy trắng
Mùa hè về lấp lánh bên song
Ở đó có: Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
Bầy chim non ríu rít sân trường
--------------------
Nguồn : net
 
K

ken_luckykid

Thế là tôi đã vào học ở trường Trung học phổ thông được ba tuần. Ba tuần thật đầy ấn
tượng, bởi mỗi khi bước chân đến lớp, tôi lại khám phá thêm được nhiều điều bất ngờ, thú
vị từ bạn bè, từ ngôi trường mới và từ cuộc sống học sinh Trung học phổ thông còn đầy
mới mẻ với tôi.
Đã chín lần tôi được dự lễ khai giảng năm học mới, vậy mà trước lễ khai giảng năm nay -
năm thứ mười, tôi vẫn không khỏi hồi hộp và lo lắng. Bố mẹ cũng phải ngạc nhiên về sự hồi hộp
của tôi, về một đứa vốn nghịch ngợm và mạnh bạo như tôi mà cũng bồn chồn như thế. Không
nôn nao sao được khi niềm mong ước và mục tiêu phấn đấu của tôi đã trở thành hiện thực. Với
tôi, ngôi trường mới xa lạ đấy nhưng cũng quen thuộc như một cốnhân.
Suốt bốn năm học Trung học cơ sở, ngày nào đi học tôi cũng đi qua ngôi trường ấy. Đã
nhiều lần tôi dừng lại để nhìn vào, để mong ước và để quyết tâm. Từ ngoài cổng, tôi nhận thấy
sự đổi thay sắc lá của những hàng cây to thẳng tắp trong sân trường. Ngôi trường cũng duyên
dáng hơn cùng với sự đổi thay của dòng sông Hưng Long quen thuộc, nơi mà tất cả lũ trẻ chúng
tôi chẳng lạ lẫm gì. Đặc biệt truyền thống học tập của nhà trường là điều cuốn hút đối với chúng
tôi. Tôi mơ ước, rồi kiêu hãnh, tự hào khi được trở thành một phần thân yêu của ngôi trường ấy.
Lòng tôi vẫn hồi hộp không yên. Những môn học sẽ khó hơn, có nhiều quy định mới của
nhà trường mà tôi sẽ phải nghiêm túc thực hiện. Các thầy cô thì có khi tôi đã quen gương mặt
nhưng chưa được trực tiếp học bao giờ, bởi thế mà chắc có nhiều điều lạ lắm! Và lại thêmbạn bè
nữa chứ. Có một số bạn học cùng lớp 9 với tôi nhưng còn biết bao nhiêu là bạn mới. Có chơi vui
như lớp cũ của mình không? Có đoàn kết và thân thiện?... Lại nữa, ai cũng bảo học Trung học
phổ thông là quan trọng. Nó bước đệm để bắt đầu định hướng cho tương lai. Thế đấy, đầu óc tôi
cứ hoa lên bao nhiêu ý nghĩ. Những ý nghĩ làm tôi phấp phỏng không yên. Tôi mang theo tất cả
những cảm xúc tự hào,hãnh diện, hồi hộp, băn khoănấy đến trường trong buổi lễ khai giảng đầu
tiên.
Buổi lễ hômấy ngắn ngọn mà sâu sắc. Tôi đặc biệt ấn tượng với bài diễn văn của thầy Hiệu
trưởng. Tôi lắng nghe và ngấm trọn những lời của thầy về trách nhiệm của mỗi học sinh khi
được học tập ở một ngôi trường giàu truyền thống. Tôi xúc động và bâng khuâng man mác khi
nghe mộthọc sinh lớp mớiphát biểu những cảmxúc đầu tiên.
Buổi lễ tan,chúng tôihọc ngay những bàihọc mới. Đúng như chúng tôicảm nhận, kiến thức
mới, lạ và khá khó. Thế nhưng sự trầm lắng chỉ thấy ở lớp tôi trong buổi học đầu tiên. Những
ngày sau đó, quenbạn, quen thầy, chúng tôi tự nhiên đã sôi nổi hẳn lên. Lớp học háo hức và thân
thuộc chẳng khácgìkhiđang học trong lớpchín.
Cuối tuần, chúng tôi bắt đầu tham gia lao động. Phải góp một cái gìđó cho ngôi trường mới,
ta mới thêm quý thêm yêu. Ngày lao động tuần đầu tiên thật là thích thú. Sân trường có nhiều
cây to nên có bao nhiêu lá rụng. Hôm trước trời lại mới mưa nên lá rụng càng nhiều. Lá ướt lẹp
chẹp. Cả lớp mang chổi đi mà không dùng được bèn cứ thế thi nhau nhặt lá bằng tay! Có cậu con
trai hí hửng mang đến tặng cô bạn gái chiếc lá vàng thật đẹp, cô bạn xúc động cảm ơn, chẳng
ngờ đằng sau mặt lá có chú sâu đang ngoan ngoãn ẩn mình. Đám con gái kêu ré lên sợ hãi, còn
bọn con trai ha hả cười đắc chí, rồi lại xin lỗi, lại bắt đền bằng những chiếc kẹo thủ sẵn từ ở nhà
đi! Giờ lao động vì thế mà chẳng thấy mệt nhọc, chỉ thấy vui nhộn, chỉ nghe thấy tiếng cười.
Đám con trai mới lớn thích “làm anh” thiên hạ nên chỉ cần một giọng con gái thỏ thẻ “anh ơi” là
cả Thế Anh, Tuấn Anh, Hải Anh, Ngọc Anh đều quay lại và xoắn xuýt. Tôi cũng hân hạnh được
tặng một cái tên mới “Diệp còi”! Những trận cười giòn giã bật ra. Cả lớp vui và thân thiện, gắn
bó như một gia đình nhanh không kể nổi.
Những hồi hộp, lo lắng, băn khoăn, lạ lẫm nhanh chóng bị khoả lấp đi. Không khí học tập
của lớp tôi ngày càng tốt. Một cách rất tự nhiên và rất âm thầm, tôi và cậu bạn “hàng xóm” ngồi
bên bắt đầu “đua sức” trong học tập. Đứa nào cũng cố gắng tìm ra lời giải nhanh nhất, làm bài
tập đầy đủ và chính xác nhấtđể đến lớp trao đổi cho nhau và lạihọc thêmở bạn một điều mới lạ.
Tuổi mười sáu chóng buồn và cũng nhanh vui. Mới học cùng nhau tôi cũng chưa thật hiểu
hết về hoàn cảnh và tính cách của từng người trong lớp. Nhưng tôi tin, thời gian sẽ giúp cả lớp
tôi ngày một gắn bó hơn và học tập cùng sẽ tiến bộ hơn. Những ngày đầu bỡ ngỡ bước vào
Trường trung học phổ thông của tôi là như thế. Đối với tôi nó sẽ là ngày đáng nhớ , là những kỉ niệm ngọt ngào không thể nào quên !!
Nguồn : net
 
Last edited by a moderator:
K

khoctrongmua1999

Mấy năm nay, khai trường sau khi đã học một đến hai tuần lễ nên hình như cái không khí háo hức của năm học mới không còn nguyên vẹn trong cảm xúc của mỗi thầy cô và mỗi đứa học trò. Ngay cả những đứa mới chân ướt chân ráo vào lớp 10 thì sau hơn tuần học cũng khá quen nhau nên cảm giác lạ lẫm vì trường mới, lớp mới, thầy cô mới... gần như không còn, nếu có sót lại thì là cảm giác một buổi khai trường mới của một bậc học mới.
Với tôi, cái cảm giác xốn xang của những ngày đầu bước lên bục giảng, trước ánh mắt tò mò của lũ học trò nghịch ngợm chưa bao giờ có trong hơn chục năm làm thầy của mình. Vì thế nên khi thấy mấy đứa mới ra trường kêu hồi hộp, lo lắng nhưng cũng đầy hứng khởi với buổi học đầu tiên, tôi thực sự thấy buồn cho mình. Có lẽ những năm tháng sinh viên hoạt động trong phong trào Đoàn nhiều, thường xuyên đứng trước đám đông nói chuyện nên không cho tôi cảm giác thiêng liêng như nhiều giáo viên bắt đầu vào nghề khác? Cũng có thể vì tôi không yêu nghề, không tha thiết với nghề mà tôi thấy dửng dưng, thấy nhạt nhòa? Cũng có thể vì tôi là người viết từ thời còn là sinh viên nên biết khá nhiều chuyện không hay của ngành trước khi vào nghề nên thấy buồn, nản, thất vọng? Cũng có thể vì sau khi đi dạy, thấy nhiều điều tốt đẹp trước kia giờ là giả tạo, là lừa dối, nhất là khi phong trào HAI KHÔNG chỉ thực hiện tàm tạm năm đầu tiên, sau đó do người ta quen với nó, sống chung với nó nên đã biết cách xoay sở, thích nghi, thậm chí luồn lách, chơi trò phù phép với nó nên nó ngày càng trở nên hình thức và khá vớ vẩn? Chẳng biết nữa. Chỉ biết rằng, những ngày này, tôi nhớ đến nôn nao, thèm vô cũng được làm một đứa học trò hồn nhiên, thèm vô cùng cảm giác của một đứa học trò mỗi khi năm học mới lại về!
Tôi còn nhớ, trước khi vào đại học, một lần tôi có mạo muội hỏi một người thầy tôi rất kính trọng rằng: “Thưa thầy, gần 40 năm đứng trên bục giảng, nói đi nói lại mãi những điều quen thuộc, có khi nào thầy cảm thấy nhàm chán, cảm thấy ghét chính bản thân mình không?”. Thầy đã nghĩ rất lâu mới trả lời tôi: “Làm những việc có ích thì không bao giờ chán em ạ”. Tôi đã đem theo lời thầy cùng với những suy nghĩ của bố mẹ tôi, các bác trong gia đình tôi, những người thân thiết của tôi để vào trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cất kĩ ước mơ làm một nhà báo hoặc một luật sư của mình khi ép nhựa hai tờ giấy gọi nhập học của trường Phân viện Báo chí và tuyên truyền cùng trường Đại học Luật Hà Nội rồi cất vào đáy hòm. Ngày ấy học đại học cần có bằng gốc nên khó có thể học cùng lúc hai trường. Với lại, kinh tế gia đình tôi thì không thể kham nổi chuyện đó. Tôi đã rất buồn khi nhập trường, nhất là khi ngôi trường mơ ước của mình nằm ngay cạnh cổng Đại học Sư phạm Hà Nội mà ngày nào tôi cũng qua.



Một tiết mục văn nghệ trong Lễ khai giảng ở THPT Duy Tiên B - Hà Nam

Suốt những tháng ngày sinh viên, điều làm cho tôi luôn tin tưởng và có thể quyết tâm theo đuổi học đến cùng nghề giáo chính là lời của thầy. Thêm vào đó, là lời của những người thân, trong đó có cha tôi khi cha nói rằng: “Nghề giáo là nghề duy nhất mà con người ta sống tốt đẹp, không bon chen, kèn cựa nhau, và cũng là nghề có nhiều thời gian nhất để dành cho gia đình”. Tôi vốn là người luôn thích sống cho gia đình nên nghe vậy rất ưng lòng. Chỉ đến lúc gần ra trường mới giảm niềm tin vào ba điều đó. Vì thế một lần nữa tôi lại chần chừ không muốn về làm một anh giáo làng nữa. Tôi nhờ có mối quan hệ quen biết từ ngày sinh viên đi viết nên đã xin việc được một vài cơ quan cũng không đến nỗi, kể cả cơ quan báo mà tôi rất thích. Nhưng ngày ấy đi làm báo cũng không hề dễ dàng như lúc còn sinh viên. Tôi cần phải sắm di động để tiện liên lạc (mà ngày ấy di động là cái gì đó cực kỳ xa xỉ), phải mua một chiếc xe máy (nhưng đó là cả một gia tài chứ đâu rẻ như bây giờ). Hai điều đó đã khiến tôi chùn chân nhất là khi gia đình tôi cứ giục tôi về quê lập nghiệp bằng nghề giáo. Tôi tính đi tính lại thấy vay mượn để có được số tiền đó thì cũng thật khó trả nợ khi mà vừa phải thuê nhà trọ, vừa phải trả nợ cả số tiền học đã vay ngày còn sinh viên mà thu nhập khi mới ra trường có đáng là bao. Đó là phép tính sai lầm nhất cho một Cử nhân Kinh tế chính trị như tôi - một phép toán định mệnh biến tôi thành một kẻ nửa mùa như bây giờ.
Thế rồi đúng mồng 3 tháng 9 tôi cũng mang đồ đạc về quê. Sáng mồng 4 xuống Sở Giáo dục nhận quyết định đi dạy thì ông Phó phòng tổ chức trợn tròn mắt nhìn tôi vì quyết định của mọi người đã phát hết từ cuối tháng 8. Những ai không nhận thì Sở không bố trí nữa. Tôi tự dưng thấy mừng, chào vội ra về. Chỉ tiếc là tôi từng học cùng mấy năm phổ thông với con gái ông ấy nên ông ấy gọi lại và đưa quyết định cho tôi. Thế là nó cứ đeo bám tôi suốt từ ngày đó đến giờ, dù sau đó nhiều cơ hội nữa dành cho tôi nhưng tôi đều không thể nhận.
Ngay những ngày đầu đi dạy, lời thầy tôi trước kia làm niềm tin cho tôi vững bước trên con đường học đại học sư phạm và lời cha tôi về một môi trường trong sạch không có bon chen, kèn cựa, đấu đá nhau đã sai. Tôi không bất ngờ nhiều, cũng không hề suy sụp mà chỉ buồn. Buồn ghê gớm. Chán nữa vì cuối cùng sự thật không mong muốn cũng xảy ra. Thực ra thì việc dạy học là phát lại một phần những kiến thức đã có sẵn, đã được học từ ngày còn sinh viên, đã có chương trình và cuốn sách hướng dẫn của Bộ quy định, giáo viên chỉ cần làm theo như một chiếc máy và học sinh chủ yếu cũng chỉ là học để lấy điểm, học để chống đối. Thầy cô cũng chấp nhận đó là chuyện đương nhiên để có thành tích, để cho học sinh ra trường mà chẳng cần biết chúng có làm được gì không, có học được gì không... Ngay cả chuyện dạy giỏi, hội giảng cũng toàn biết giải trước khi thi, toàn sắp đặt cả... Thế thì cũng khó để làm việc có ích và cũng thật khó để không kèn cựa, đấu đá nhau, thậm chí nói xấu sau lưng nhau, tìm cách hãm hại nhau và buồn hơn nữa là còn nói xấu với học sinh để hạ uy tín của nhau, để lôi kéo học sinh đến học thêm của mình...
Những chuyện như thế đã làm cho tôi khủng hoảng tinh thần và chán nản, phá phách mấy năm trời làm khổ mọi người trong gia đình, nhất là khi tôi thấy oán thán bố mẹ tôi. Bây giờ thì bình tâm hơn nhưng giáo dục đã làm tôi dần dần không còn là con người năng động như trước đây bạn bè và những người tôi quen biết nhận xét nữa. Tôi trở nên lười nhác, ù lì, thậm chí còn hay bằng lòng nữa, dù tôi thường xuyên dùng những kiến thức mới nhất để đưa vào bài giảng cho học sinh không nhàm chán. Có lẽ chỉ vài năm nữa thôi, những người bạn cũ của tôi sẽ không còn nhận ra tôi nữa. Thậm chí chính tôi cũng không thể nhận ra mình.
Có lẽ điều duy nhất cho đến giờ phút này tôi vẫn còn chút gì đó là tôi chính là bởi những cảm xúc học trò trong trẻo, là những khát vọng của một đứa học trò nghèo con nhà đất cát vẫn còn nương náu trong miền ký ức sâu thẳm của tôi và mỗi ngày khai giảng lại ùa về.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom