Hóa Phản ứng khử oxit kim loại

tungcoi2015

Học sinh
Thành viên
2 Tháng tư 2015
1
1
21
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

cho mình hỏi hai bài này với:
Bài 1
: Dẫn từ từ hh khí CO và H2 qua ống sứ đụng 30,7 gam hh bột các oxit sau: MgO, Al2O3, Fe3O4, CuO. Sau khi pư xảy ra hoàn toàn thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí và hơi chỉ chứa CO2 và H2O, trong ống sứ còn lại m gam chất rắn. Tìm giá trị của m.

Bài 2: Thổi từ từ V lít (đktc) hh khí X gồm CO và H2 đi qua hh bột CuO, Fe3O4, Al2O3 trong ống sứ nung nóng. Sau khi pư xảy ra hoàn toàn thu được hh Y chỉ gồm khí CO2 và hơi H2O nặng hơn hh X ban đầu là 0,32 gam. Tính giá trị của V.
 
  • Like
Reactions: naive_ichi

naive_ichi

Cựu Mod Hóa
Thành viên
27 Tháng tư 2014
480
433
196
23
Tin 15-18 CTB
Bài 1:
Ta coi phản ứng khử oxit kim loại "thực chất" là CO và H2 "chiếm" nguyên tử O của oxit để tạo thành CO2 và H2O:
CO + [O] -----> CO2
H2 + [O] -----> H2O
Vì vậy ta thấy: n hỗn hợp (CO2,H2O) = n(nguyên tử O phản ứng) = 6,72:22,4 = 0,3 mol
m hh oxit = m rắn(bao gồm oxit dư và kim loại sp) + m(nguyên tử O phản ứng)
<-----> 30,7 = m + 0,3.16 <-----> m=25,9g

Bài 2:
CO + [O] -----> CO2
H2 + [O] -----> H2O
-----> nCO2 = nCO và nH2O = nH2
-----> nY = nX = n(nguyên tử O phản ứng)
mY - mX = m(nguyên tử O phản ứng) -----> n(nguyên tử O phản ứng) = 0,32:16 = 0,02 mol = nX
-----> V = 0,02.22,4 = 0,448 (lít)
 
  • Like
Reactions: tungcoi2015
Top Bottom