Văn 9 phân tích vẻ đẹp của nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều qua đoạn trích chị em Thúy Kiều

duong oanh.07

Học sinh mới
Thành viên
4 Tháng tám 2021
9
22
16
17
Lâm Đồng
Trường trung học cơ sở lý tự trọng
Last edited by a moderator:

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
cảm ơn mọi ng đã giúp em, mn đừng lấy dàn ý mạng nha
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích "Chị em Thúy Kiều"
Thân bài:
1. Khái quát vài nét về tác giả, tác phẩm
- Nguyễn Du: Sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động xã hội dữ dội
- Sinh ra trong một gia đình đại quí tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học. Năm ông 9 tuổi thì mồ côi cha, 12 tuổi mồ côi mẹ.
- Có năng khiếu văn học bẩm sinh, ham học, có hiểu biết sâu rộng và từng trải, có vốn sống phong phú, là con người giàu lòng yêu thương
- "Truyện Kiều'' Được viết vào đầu thế kỉ XIX, dựa trên cốt truyện của tác phẩm "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Lúc đầu, truyện mang tên "Đoạn trường tân thanh" nghĩa là: tiếng kêu đau thương mới xé lòng
- Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần đầu của tác phẩm "Truyện Kiều": gặp gỡ và đính ước
2. Vẻ đẹp của Thúy Vân
- Đến với bốn câu thơ tiếp theo, vẫn bút pháp ước lệ kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ, Nguyễn Du đã để Thúy Vân hiện lên với vẻ đẹp đoan trang, quý phái
"Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da"

- Vân có vẻ đẹp mà hiếm thiếu nữ nào có được. Đó là khuôn mặt đầy đặn như trăng rằm, lông mày sắc nét như con ngài. Nàng sở hữu một vẻ đẹp phúc hậu gợi sự đầy đủ viên mãn. Nụ cười nàng đẹp như hoa, tiếng nói trong như ngọc, mái tóc bồng bềnh như mây, da nàng toát lên vẻ đẹp của tuyết. Nghệ thuật liệt kê + bút pháp ước lệ + từ láy gợi tả làm nên vẻ đẹp phúc hậu, hài hoà trong khuôn khổ của lễ giáo phong kiến
- Khi tả Thúy Vân, ta nhận thấy một điều rất rõ ràng là Nguyễn Du đã miêu tả cụ thể từng nét trên khuôn mặt Vân. Thiên nhiên không chỉ ban tặng cho Thúy Vân nét đẹp khó ai bì kịp mà còn ưu ái dành tặng nàng đặc ân không bị ai ghen ghét, đố kị. Mây sẵn sàng nhường, tuyết sẵn sàng nhường. Tất cả đã báo trước cuộc đời Thúy Vân sau này sẽ yên ổn, sống hạnh phúc, sung sướng. Như vậy, vẻ đẹp của nàng không bị bó buộc bởi quan niệm xưa của nhân dân ta: hồng nhan bạc phận.

3. Vẻ đẹp của Thúy Kiều
- Sau khi khắc hoạ chân dung Thúy Vân, tác giả đã hết lời ca ngợi về vẻ đẹp nhan sắc của Thúy Kiều:
"Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh"

- Trong lời giới thiệu chung "Kiều càng sắc sảo mặn mà", Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật so sánh giúp người đọc thấy được nét sắc sảo trong tính cách, mặn mà trong tâm hồn của nàng. Không phải vì Vân đẹp hơn Kiều nên được tả trước mà tác giả muốn sử dụng biện pháp đòn bẩy, Vân đã đẹp, Kiều càng đẹp hơn.
- Nếu khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, Nguyễn Du miêu tả chi tiết cụ thể thì miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, ông lại tập trung vào tả đôi mắt. Đó là đôi mắt sáng long lanh như làn nước mùa thu dưới đôi lông mày thanh tú tràn đầy sức sống như nét núi mùa xuân. Lột tả được vẻ đẹp của đôi mắt là nhà thơ đã lột tả được cái "thần" của khuôn mặt, thể hiện sự tinh anh của tâm hồn và trí tuệ, thật đúng như người ta vẫn thường nói "đôi mắt là cửa sổ tâm hồn".
- Nghệ thuật nhân hóa và cũng là ẩn dụ "hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" cho thấy vẻ đẹp của Kiều rực rỡ tươi tắn, vượt xa cả cái đẹp của thiên nhiên đến độ thiên nhiên phải ghen hờn đố kị vì thua vì kém.
- Vẻ đẹp nhan sắc của Kiều nhằm dự báo một tương lai không bình yên, bất hạnh với nàng theo quan niệm "trời xanh quen thôi má hồng đánh ghen"
"Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghệ thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên Bạc mệnh, lại càng não nhân."

- Nguyễn Du sử dụng nghệ thuật nói quá và điển tích "một hai nghiêng nước nghiêng thành" càng nhấn mạnh vẻ đẹp của mỹ nhân khiến người khác phải mê mẩn đến nước mất thành xiêu.
- Không chỉ đẹp mà Kiều còn là cô gái tài hoa hiếm có. Bằng nghệ thuật liệt kê, Nguyễn Du đã cho người đọc thấy Kiều giỏi làm thơ, vẽ đẹp và cả sáng tác nhạc. Tài nào của nàng cũng giỏi, cũng điêu luyện tới mức có thể trở thành nghề. Nàng hoàn hảo tới mức thông thạo đủ cả: cầm, kì, thi, hoạ, đặc biệt với tài đánh đàn là vượt trội hơn cả, làm xúc động lòng người. Cung đàn "Bạc mệnh" mà nàng tự sáng tác là biểu hiện của một tâm hồn đa sầu đa cảm. Dường như số phận và cuộc đời bạc mệnh trong bản nhạc ấy đã vận vào cả cuộc đời nàng sau này.
4. Đánh giá
- Giá trị nhân đạo
+ Trong xã hội phong kiến nam quyền Nguyễn Du đã không ngần ngại hết lòng ngợi ca, đề cao vẻ đẹp của con người, đặc biệt là người phụ nữ qua nhân vật Thúy Kiều.
+ Kiều có vẻ đẹp "nghiêng nước nghiêng thành" về hình thức, trong con người đó luôn lấp lánh cả vẻ đẹp tài năng: "cầm kỳ thi họa" Kiều đều giỏi. Không những thế, nàng còn là người con hiếu thảo và là một người giàu lòng vị tha, một người phụ nữ với đủ những tiêu chí "công dung ngôn hạnh"
- Nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ trong Truyện Kiều không chỉ có chức năng biểu đạt, biểu cảm mà còn có chức năng thẩm mĩ
+ Khắc hoạ nhân vật: sử dụng điêu luyện bút pháp ước lệ tượng trưng, lấy thiên nhiên làm thước đo để miêu tả vẻ đẹp của hai chị em
Kết bài: Tổng kết nội dung, nghệ thuật, khái quát lại bức chân dung của hai chị em Thúy Kiều, tấm lòng của tác giả.

P/s: Nếu còn thắc mắc hay vấn đề chưa hiểu hãy trao đổi thêm nhé
Chúc bạn học tốt!
 
Top Bottom