Lên nào
Chà, vậy thì mình xin "hốt" đề số 2 =)
Kể ra các bạn viết hay đấy
Bàn luận về phép học (Luật học pháp) là một đoạn trích thuộc bài tấu đề cập đến vấn đề chấn hưng trị nước mà Nguyễn Thiếp gửi lên vua Quang Trung. Mặc dù chỉ là một đoạn trích, nhưng Luật học pháp lại có ý nghĩa độc lập, lập luận chặt chẽ rõ ràng, thể hiện ý cụ thể. Thêm nữa, do đường lối tư duy chuẩn mực, lời văn sắc bén, rõ ràng rành mạch, đoạn trích vẫn nói lên phần nào "tư tưởng mục đích của con đường học vấn". Từ đó tác giả đã nêu lên một phép học thích hợp: học phải kèm theo hành, mới có ích trong việc rèn luyện con người đồng thời mang lại yếu tố tích cực cho tương lai nước nhà. Nguyễn Thiếp thể hiện tư tưởng ấy xuyên suốt văn bản nghị luận này, đặc biệt đoạn trích mang nét đặc trưng của nguyên tắc cơ bản trong văn nghị luận.
Phần một, tác giả liền đề cập đến vấn đề mục đích chân chính của việc học: học để làm gì?Đó chính là: ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học không nắm rõ đạo. "Đạo" đích đến của sự học hành chăm chỉ cần cù, đạo làm người. Nói rộng hơn, đó là quan hệ tam cương ngũ thường: gia đình, bản thân, xã hội. (đây là mối quan hệ phổ biến trong thời phong kiến bấy giờ). Tóm lại, nền chính học tác giả đề cập: học để làm người, lấy đạo đức và cống hiến cho tổ quốc.
Luận điểm hai, tác giả đang phê phán, vạch trần bộ mặt của phép học lệch lạc sai trái không chính quy. Đầu tiên, nền chính học đã thất truyền, và kết quả nó mang lai là "nước mất nhà tan". Tiếp tục nhấn mạnh vào khía cạnh: mục đích của người đi học hiện thời, thiếu cả đạo đức và tài năng. Đó chính là cái sai lớn nhất, hậu quả khôn lường, không chuộng đạo đức, hướng thiện, thực tài, không dùng việc học để lập công đức cho tổ quốc mà lại học "tủ". Ngược hẳn với nền học chân chính, cầu danh lợi, cầu chức để đạt được mục đích cá nhân. Không chỉ sai về mục đích mà đến cả cách học cũng sai. Thay vì dùi mài kinh sử, ngày đêm nghiền ngẫm sách giấy, các "sĩ tử" chỉ lo học tủ, hình thức, thuộc làu làu dù không hiểu gì hết. Cốt sao cho thi chép liền tù tì ra là đỗ, thành quan. Giả sử những kẻ này giữ vai trò trụ cột trong bộ máy nhà nước thì hậu quả liệu có nhỏ? Không hề, uy tín, sự tồn tại của họ hoàn toàn khác với bề ngoài luôn ra vẻ nhiều đức tài. Tất cả chỉ phụ thuộc từng vào lời nịnh hót của họ, vua chúa thì tầm thường, "ưa nịnh" nên quan lại kiểu này ngày càng nhiều. Rồi sự "hư danh" "hư vinh" mặc sức đua nhau hoành hành, kéo theo cả triều đình ngày càng thấp kém. Nguyễn Thiếp đã lập luận khá lô gíc, rằng chẳng mấy chốc, thảm cảnh nước mất nhà tan sẽ xảy ra.
Như vậy, nhà văn hoàn toàn có thể đi đến luận điểm tiếp theo: phải khôi phục lại nền chính học chân chính. Vậy làm thế nào? Việc học cần được nhìn nhận từ nhiều góc độ: chiều sâu, chiều rộng. trường lớp, hình thức học, tìm hiểu giao lưu để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người đi học. Như vậy không chỉ giúp khôi phục lai nền chính học, mà còn nâng cao được tầm hiểu biết, việc chọn lọc nhân tài quả không còn gì là khó khăn. Có nghĩa là: việc học phải được phổ biến rộng rãi, phải mở thêm nhiều trường, tạo điều kiện để ai cũng có thể đi học.Bởi lẽ, trong xã hội xưa, chỉ có con của quần thần gia thanh trong triều đình mới được đi học (mục đích của việc xây Văn Miếu-Quốc Tử Giám cũng vì mục đích này). Học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản nhất mới có tính chất nền tảng. Điều này mới có thể vun đắp những kiến thức, hiểu biết sâu xa hơn cho học sinh, rất quan trọng trong phép học chân chính. Lại nói tiếp về phương pháp học, không thể ngay từ đầu đã viết luận văn, chữ nghĩa vần thơ khó.... mà phải tuân tự từ dễ đến khó. "Lấy tiểu học bồi lấy gốc, (ý chỉ Tam tự Kinh), rồi tuần tự đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Nhất thiết phải học rộng nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản tất yếu. Vì học rộng, nhưng cần có sự chủ động với nguồn kiến thức này, học được gì phải nắm chắc, không được quên. Muốn thể phải tóm tắt được ý chính, rồi chắt lọc, tránh để tản mạn sáo rỗng. Nếu suy ra được quan điểm riêng biệt sau mỗi bài học, điều này rất quan trọng. Ấy mới thực là học. Tuy nhiên, theo Nguyễn Thiếp, kiến thức từ sách vở chưa đủ. Phải có sự thực hành, rút ra từ thực tế. Học mà chỉ như "con mọt sách" liệu có ích cho ai? Đem lí lẽ nói suông liệu thuyết phục được ai? Nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng rất dè chừng điều này: biển học tràn lan là đáng ngại. Ở đây có sự đồng quan điểm với Nguyễn Thiếp, hoặc ví dụ như Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói: học đi đôi với hành. Vậy là kiến thức xã hội thực tế và sách vở vải kết hợp với nhau mới đem lại hiệu quả. Nhận thức của Nguyễn Thiếp quả thật sâu rộng, ông đã nhận ra điều tưởng như rất cơ bản nhưng lại có tính chất then chốt trong việc học thời đó. Có lẽ xuất phát từ ước muốn tha thiết một đất nước giàu mạnh hưng thịnh nhiều nhân tài. Đúng như vậy, hạt giống được gieo, chăm sóc công phu đúng cách sẽ đem lại mùa trái ngọt: Đạo học thành người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị.
Tuy rằng tiếc cho triều Quang Trung không thể kéo dài, việc hoc hành ,chấn hưng còn nhiều dang dở. Nhưng văn bản vẫn là nền móng khẳng định nền tảng giáo dục đào tạo của nước nhà được phát triển lâu đời.