Văn 8 Phân tích văn 8 nâng cao Nhớ rừng

Hà Việt Sơn

Học sinh
Thành viên
15 Tháng mười hai 2019
126
79
36
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hãy phân tích 2 câu thơ sau:
"Đâu những ngày lênh láng máu sau rừng,
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt."
Trong khổ thơ thứ ba của thi phẩm "Nhớ rùng", nhà thơ Thế Lữ đã "vẽ lên" một bức tranh hổ "tranh quyền đoạt thế" với hoàng hôn, một bức phẩm mĩ nghệ và mang đặc trưng phong cách thơ mới. Ở câu thơ thứ 7, tác giả đã cho chúng ta thấy dc "ko gian" (sau rừng) và "thời gian" (buổi chiều) của trận chiến. Trong thơ cũ, "buổi chiều" thường gợi nỗi buông và sự cô quạnh. Thí dụ điển hình như câu "Buồn trông cửa bể chiều hôm" trong "Đoạn trường tân thanh" của Nguyễn Du. Ngược lại, Thế Lữ lại dùng "buổi chiều" là giây phút kịch tính và cao trào nhất; là những phút giây "tranh quyền đoạt thế" cùng với bptt đảo ngữ "lêng láng máu" để nhấn mạnh không gian ngập tràn trong sắc đỏ - là "máu" của Mặt Trời. Không dừng lại ở đó, 3 chữ "lêng láng máu" ko chỉ nói về sự dịch chuyển của thời gian mà còn nhấn mạnh về sự "xấu số" của Mặt Trời, và cũng là còn nghệ thuật chuyển đổi cảm giác "màu - màu". Thí dụ như 1 câu trong "Trinh phụ ngâm khúc" của Đặng Trần Côn : "Áo chàng đỏ tựa ráng pha". Chỉ với cụm từ ' lêng láng máu", Thế Lữ đã biến "màu" thời gian vô hình dc nhìn thấy bằng thị giác trong màu thắm đỏ. Không chỉ thế, ko gian "rừng sâu" cũng tạo nên 1 vẻ đẹp bí hiểm, tô đậm "cuộc chiến"; Ngay từ đầu, Thế Lữ vẽ ra bối cảnh cao trào và tôn lên tầm vóc vĩ đại của hổ. Còn trong câu thơ thứ 8, tác giả chủ yếu miêu tả vị trí độc tôn của chúa sơn lâm. Trong câu "Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt", chữ "chết" lại dc coi là nhãn tự của thi phẩm và cũng là linh hồn của phong trào thơ mới, khẳng định "số phận bi đát" của Mặt Trời và vẻ đẹp "chủ động" của hổ. Nếu trong thơ cũ lấy chuẩn mực của cái đẹp từ thiên nhiên, nay "con hổ" (con người) lại là trung tâm của vũ trụ, đứng ở vị trí độc tôn; 3 chữ "mảnh mặt trời" là sự sáng tạo của thơ mới, chữ "mảnh" thường đi liền với những thứ "yếu ớt" nhưng chưa bào giờ người ta gọi "mảnh Mặt Trời"; Chính "chữ đó" đã hạ bệ Mặt Trời và thể hiện thái độ khinh bỉ của hổ với "vầng thái dương", khẳng định vị trí độc tôn luôn là của "nó" (con hổ). Qua đó, hai câu thơ trên chính là vẻ đẹp thi phẩm của Thế Lữ nói riêng và thơ mới nói chung, thể hiện dc sự xứng đáng của tác giả để trở thành người anh cả trong phong trào thơ mới.

Mọi người chấm trên thang điểm 10 hộ e nhé.
 
Top Bottom