phân tích tình huống truyện vợ nhặt - Kim Lân (mong nhận được ý kiến của mọi người)

P

phuong_94_db.hb

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài: Phân tích tình huống chuyện vợ nhặt

Bài làm:

Kim Lân một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi hiện đại, cây bút chuyên viết chuyện ngắn về đề tài nông thôn và người nông dân với niềm thương cảm mãnh liệt, có lẽ Kim Lân vốn là con đẻ của đồng ruộng nên hình ảnh người nông dân đã thấm nhuần trong tâm hồn nghệ thuật này. Qua ngòi bút Kim Lân nhũng hình ảnh người nông dân lam lũ, vất vả, nghèo khổ đã được hiện lên với tâm hồn trong sáng thuần hậu giàu lòng lạc quan, và những hình ảnh ấy đã đc thể hiện rõ nét qua tác phẩm Vợ nhặt, là một trong những tác phẩm xuất sắc của Kim Lân, là một trong những chuyện ngắn suất sắc nhất của nền văn học VN hiện đại. Vợ nhặt được in trong tập truyện Con chó xấu xí (1962), với tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư đc ông bắt tay vào viết sau khi cách mạng tháng Tám thành công nhưng do mất bản thảo đến năm 1954 sau khi hòa bình lặp lại dựa vào một phần cốt truyện cũ thiên truyện Vợ nhặt đã ra đời.

Vợ nhặt - với bối cảnh là nạn đói năm 1945, giữa nạn đói khủng khiếp của xã hội, thì Tràng một người nghèo khó lại là dân ngụ cư, ngộc nghệch thêm nữa lại xấu trai đang ế vợ bỗng dưng có một người vợ quá đỗi dễ dàng, một người vợ theo không chỉ bằng vài câu bông đùa và bốn bát bánh đúc thế mà họ đã nên vợ nên chồng. Anh cu Tràng ấy đến nuôi thân không nổi, lại giữa lúc đói kém hoành hành mà còn đèo bòng chuyện vợ con khiến cho bao con mắt ngạc nhiên đều đổ dồn về phía Tràng khi Tràng dắt về một người đàn bà cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng với vẻ rón rén e thẹn. Đám trẻ con chạy ra có đứa còn gào to “Chông vợ hài”, còn có những người dân đứng ra cả ngưỡng cửa nhìn ra thì thào bàn tán. Về đến “nhà” - 1 túp lều rúm ró siêu vẹo nằm trên mảnh vườn mọc lổm chổm xung quanh nhũng búi cỏ dại. Trước tình huống đó, bà cụ Tứ mẹ Tràng không tránh khỏi ngạc nhiên khi có một người đàn bà lạ xuất hiện trong nhà mình và thị còn đứng ở đầu giường con trai mình và chào mình bằng u, bà cụ chỉ hiểu ra khi Tràng lên tiếng “kìa nhà tôi nó chào u”. Và hơn ai hết, chính bản thân Tràng người đã đưa người đàn bà ấy về nhà khi nhìn thị ngồi ngay giữa nhà mà hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế, đến Tràng còn ngờ ngợ như vậy thì thử hỏi những ng khác k thấy lạ sao được. Đây quả thật là một tình huống truyện hết sức kì lạ.
Không những kì lạ, với tình huống này sự éo le với nhiều xúc cảm đã pha lẫn vào nhau. Niềm hạnh phúc giữa nạn đói đến thê thảm phảng phất mùi gây của xác người, mùi khét lẹt của đống dấm bị đốt cùng với nhũng tiếng quạ kêu thê thiết trên những cây gạo cùng tiếng trống thúc thuế đến xé lòng ngay giữa đêm tân hôn. Ngày Tràng lấy vợ, trong đám cưới của một gia đình đói quay đói quắt cả nhà từ già đến trẻ phải ăn cháo loãng, rồi cháo lõang cũng hết mọi người phải ăn cả cháo cám. Nhưng chính hạnh phúc ấy của Tràng giữa cảnh tang thương chết chóc như vậy đã giúp cho những khuôn mặt hốc hác nơi xóm ngụ cư rạng rỡ hẳn lên, đồng thời họ cũng lo cho Tràng “không biết có nuôi nổi nhau qua cái thì này không”. Bà cụ Tứ, mẹ Tràng vừa vui vừa buồn lại thêm phần thương lo, vui vì con mình lấy được vợ, cũng buồn vì bản thân mình làm mẹ mà không lo nổi cho con một tấm vợ, cùng những thương những lo khi trong câu nói của bà với các con “năm nay đói to đấy, ********* lấy nhau lúc này u thương quá...” trong nỗi lo đói khát thì tình thương bà cụ dành cho đôi vợ chồng trẻ còn nhiều hơn cả. Nói cách khác trên khuôn mặt người mẹ già nghèo khổ thì giọt nước mắt lăn giữa nụ cười. Và ngay cả Tràng vừa mừng cũng vừa trợn, giữa niềm vui đã có vợ thì Tràng còn lo nỗi lo ngay trong suy nghĩ “thóc gạo này, đến cái thân mình không biết có nuôi nổi không mà còn đèo bòng”, Tràng cũng lo lắm, lo không biết có nuôi nổi bản thân hay không mà còn đèo bòng thêm vợ về nhà. Và trước cái tâm trạng éo le ấy của mọi người đã thể hiện được tình huống éo le cảm động này.

Tình huống truyện Vợ nhặt nổi bật lên trước hết là một tình huống lạ và bên cạnh có thêm phần éo le, cảm đông. chính những tình huống này đã góp phần làm nên các nhân vật trong truyện và làm nổi bật hơn nữa giá trị hiện thức và nhân đạo của thiên truyện Vợ nhặt.
 
H

happy.swan

Đề bài là phân tích tình huống song bài làm lại là nêu tình huống nên chưa đạt yêu cầu chung của đề bài.

Theo em một số tình huống khá thú vị:
+ Câu bông đùa mà lấy được vợ của Tràng. Chỉ bốn bát bánh đúc mà cũng đủ làm nhân vật Thị mủi lòng theo về làm vợ.
~> Cái đói của những năm 45 thế kỉ trước nó khủng khiếp đến thế nào mà không cần mâm cao cỗ đầy cũng lấy được một người vợ. Cái đói nó ăn mòn suy nghĩ của con người (vì một việc lập vợ gả chồng mà được quyết định dễ dàng như vậy).

+ Cuộc sống của gia đình Tràng.
.Cuộc sống khó khăn chật vật cũng được hiện lên với nồi cháo cám, một cái mẹt rau dại (cái này em không rõ nữa) và trong cái không gian tiếng quạ kêu xen lẫn với mùi thịt thối
~> Cái đói không biết bao người chết, nó quá khủng khiếp trong niềm vui của vợ chồng Tràng.
. Đêm tân hôn (hình ảnh)
~> Sự thiếu thốn nhưng đành chi một khoản tiền để đêm tân hôn nó hạnh phúc hơn.
 
N

nguyenhanhnt2012

Hù

Tình huống trên của cô còn thiếu.Phân tích tình huống bài này cần nêu đc:trước hết đó là một tình huống lạ,tại sao lại vậy,bởi Tràng có đủ điều kiện để ế vợ,Tràng nuôi thân còn ko nổi,lại giữa thời buổi đói kém => đèo bòng chuyện vợ con.Thế mà chỉ 4 bắt bánh đúc mà Tràng có vợ
-Tâm trạng ngạc nhiên của mọi ng trong xóm,của mẹ Tràng và ngay cả Tràng cũng ko tin nổi mình có vợ.
=====>Từ đó rút ra đó còn là một tình huống cảm động,éo le:
+Hạnh phúc của Tràng đc đặt trên nền bối cảnh của nạn đói thê thảm(mùi,âm thanh,màu sắc..............)
+Gia đình Tràng:đói quay quắt,bữa cơm đón dâu đầu tiên cả nhà phải ăn cháo cám,cháo loãng.
+Bp đối lập giữa hoàn cảnh và hạnh phúc.
+Tâm trạng éo le của mọi người,của bà cụ Tứ
=>ý nghĩa
 
H

happy.swan

Cám ơn chị nha. do em chưa học nên không biết.

Theo em nghĩ dạng bài này cần nêu những chi tiết chính và cốt lõi từ đó nêu ra ý nghĩa của chi tiết đó trong việc thể hiện tư tưởng chủ đạo của tác phẩm.

Với các bài khác chị (anh) cứ làm như vậy là được ạ.
 
Top Bottom