Phân tích thơ như thế nào chính xác nhất

M

mrtan9a21997

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Xin lỗi, mình không có font tiếng việt. Các bạn ơi, phân tích 1 bài thơ như thế nào là triệt để, chính xác nhất? Cảm ơn nhìu

huck said:

Mình sử font chữ tiếng Việt cho bạn rồi nhé!
Lần sau bạn cố gắng post bài có dấu nha^^!!
 
Last edited by a moderator:
G

ga_cha_pon9x

Mình nghĩ phân tích thơ thì chú ý tới các biện pháp tu từ trong bài thơ(nếu có.nhưng ít bài ko có biện pháp tu từ lắm);các hình ảnh chính của bài thơ(có thể là người hay vật) nếu được thì có thể so sánh với những hình ảnh giống ở những bài thơ khác;cấu trúc của bài (nếu nó là một cấu trúc đặc biệt),...
Chưa đầy đủ cho lắm:D
 
P

p3nh0ctapy3u

Phân tích mốt bài thơ triệt để,chính xác nhất cần phải chỉ ra được cái hay của bài thơ thể hiền ở chỗ nào?có thể hay ở cách sử dụng,sáng tạo từ ngữ của riêng nhà thơ cũng có thể hay ở nghệ thuật,biện pháp tu từ,giọng điệu ..............................................có thể liên hệ mở rộng đối với những tác phẩm có cùng đề tài và lồng được suy nghĩ,tình cảm của mình vào bài viết:D:D:D
 
C

chieclabuon_35

phân tích thơ trước hết là phải đúng, cần phải dựa vào thức lí luân văn học
- thơ là tiếng nói của cảm xúc=> khi phân tích thơ phải chỉ ra được cảm xúc của tác giả
- ngôn ngữ trong thơ ngắn gọn, súc tích => cần khai thác triệt để một số từ ngữ hay, được gọi là nhãn tự của bài thơ, hoặc đoạn thơ, ví dụ trong bài Sang thu, ở khổ đầu có chữ "phả" rất hay, cần chú ý, phân tích kĩ. Hoặc từ "trắng điểm" trong đoạn trích Cảnh ngày xuân
- ngôn ngữ trong thơ vừa có tính biểu hiện lại vừa có tính tạo hình, khi phân tích phải chỉ roc 2 lớp nghĩa đó, trong đó để phân tích nghĩa biểu hiện là rất khó nhưng lại rất quan trọng. để phân tích được nghĩa biểu hiện cần chỉ dựa vào một số vấn đề sau:
+ động từ: diễn tả trạng thái cuae sự vật sự việc, qua động từ thì sự vật, sự việc hiện lên như thế nào?...
...nhiều động từ liên tiếp=> tô đậm nhấn mạnh về hành động sự việc.....phép nhân hóa ..
+ tính từ diễn tả trạng thái sự việc của sự vật, sự việc
- một số loại từ cần chú ý
+ từ Hán việc thường gợi lên sắc thái trang trọng
+ từ mang tính khẩu ngữ thường gợi lên cảm giác gần gũi. thân thiết
Ngoài ra còn phải dựa vào biện pháp tu từ
*********
khi phân tích thơ có thể phân tích theo đơn vị nhưng chú ý là không được "mổ xẻ" một cách máy móc
hoặc có thể phân tích theo đặc tính ngôn ngữ như đã nói trên để chỉ ra cái hay cái đẹp của bài thơ
*********
ngoài kiến thức lí luân văn học trên để có thể phân tích thơ hay, cần có sự cảm nhận riêng cá nhân. phải đặt mình vào bài thơ, hoàn cảnh để cảm nhận bài thơ. Trước khi nghe bài giảng của thầy cô, ở nhà, bạn hãy thử đọc trước bài thơ để có cảm nhận riêng của bản thân về bài thơ, hãy gạch ý ra giấy sau đó đến hỏi thầy cô xem sự cảm nhận của mình có hợp lí không?
Đó là một số cách phân tích thơ của mình. Bạn có thể tham khảo
 
Top Bottom