Văn 11 Phân tích tâm trạng Liên

phuonghango2003

Học sinh
Thành viên
12 Tháng sáu 2015
60
9
36
21
Phú Thọ
THPT Minh Đài

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Phân tích tâm trạng Liên lúc chiều tàn và đêm xuống. Từ đó nhận xét nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn.
Bạn tham khảo
- Giới thiệu về hoàn cảnh, công việc, tính cách của Liên
- Tâm trạng Liên trước cảnh ngày tàn
+ Ngồi im lặng, mắt ngập đầy bóng tối
+ Lòng buồn man mác trước giờ khắc của ngày tàn. Buồn mà không biết mình buồn vì cái gì.
+ Cảm nhận mùi riêng của đất, của quê hương này
-> Thạch Lam đã để nhân vật tự nhận ra và bộc lộ cảm xúc của mình mà không cần câu từ dài dòng, tất cả đều tự nhiên mà đến
+ Trong bóng chiều nhá nhem, Liên nhìn về phía chợ. Cô thấy thương những mảnh đời tàn tạ. Cô động lòng thương bọn trẻ con nhà nghèo "đi lang thang trên mặt đất nhặt những thanh nứa, thanh tre hay những gì còn sót lại của mấy người bán hàng". Hình ảnh ấy như xoáy sâu vào tâm trí cô, nhưng đến cuối, cô lại chẳng cho chúng đồng nào bởi chính cô cũng chẳng có. Cô còn xót thương cho chị Tí -> Liên là cô bé có lòng trắc ẩn đối với con người, đồng cảm với những con người nghèo khổ.
- Tâm trạng Liên lúc đêm xuống
+ Đối với Liên, bóng tối là sự tù túng, ngột ngạt, không lối thoát. Nó đáng sợ đến mức "tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông....đen hơn nữa". Đó là bóng tối của sự nghèo đói, lam lũ
+ Với thủ pháp nghệ thuật đối lập, Thạch Lam đã miêu tả ánh sáng và bóng tối nơi phố huyện.
  • Bóng tối bao trùm tất cả, cả đường phố và các con ngõ. -> Khổng lồ, dày đặc, mênh mông
  • Ánh sáng: là "vệt" sáng của đom đóm, của một "khe" ánh sáng, "quầng sáng", "chấm lửa nhỏ" và "hột sáng". Tất cả đều hiện lên thật nhỏ bé, tưởng chừng như có thể tắt bất cứ lúc nào. Nó gắn liền với những mảnh đời nghèo khó, lam lũ.
-> Liên thấy thương họ, thương....(bạn tự liệt kê ra nhé)
+ Liên nhớ về những ký ức tuổi ấu thơ khi gia đình vẫn sống trên Hà Nội
+ Liên luôn có một cảm giác mơ hồ khó hiểu, lòng buồn man mác
+ Khi đêm xuống, " An và Liên lặng....chị Tí"
-> Tâm hồn trẻ thơ, trong trẻo, bay bổng, lãng mạn
+ Liên cũng như những người dân nơi đây luôn chờ đợi chuyến tàu đêm. Có lẽ đối với những người khác như vậy chỉ để kiếm thêm chút tiền sinh nhai, gỡ gạc lại vốn, lo toan cho cuộc sống ngày mai, nhưng với Liên, nó không chỉ đơn thuần như vậy mà ánh sáng của đoàn tàu ấy như là hy vọng và ước mơ đổi đời
+ Tàu đã đi, Liên như hụt hẫng, mất đi một cái gì đó. Cô cùng An đứng lặng tại đó nhìn theo chấm đỏ mãi đến khi ánh sáng ấy bị khuất đi. Đó phải chăng là sự tiếc nuối?
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Thạch Lam
+ Thạch Lam là nhà văn với sự tinh tế trong cách miêu tả và khắc họa hình ảnh nhân vật, miêu tả nội nhân vật đặc sắc
+ Tâm lý nhân vật được thể hiện qua từng chi tiết, diễn biến và cách khắc họa chi tiết ấy
+ Tâm lý nhân vật in sâu trong lòng người đọc thông qua biểu hiện tâm lý trong mọi hoàn cảnh
+ Nhân vật của Thạch Lam ít nói nhưng suy tư nhiều, mang đến vẻ đẹp của tình người
 
  • Like
Reactions: ~ Su Nấm ~
Top Bottom