Văn 12 Phân tích khổ thơ 1 trong bài thơ Tây Tiến

Toji Takeshi

Cựu Trưởng BP Quản lí |Cựu Mod Cộng đồng
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
13 Tháng chín 2017
1,044
2,726
414
23
Đắk Lắk
THPT Nguyễn Trãi
Last edited:

Phạm Hồng Mơ

Học sinh mới
Thành viên
26 Tháng mười 2018
32
53
6
31
TP Hồ Chí Minh
Thpt Phước Long
- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của bài thơ Tây Tiến (tầm 3 dòng thôi)
- Nội dung bài thơ là nỗi nhớ da diết của tác giả về khoảng thời gian gian khổ nơi núi rừng Tây Bắc: nhớ cảnh vật, nhớ đồng đội, nhớ những gian truân vất vả trên đường hành quân về miền Tây Bắc.
- Nỗi nhớ ấy được thể hiện ngay trong khổ đầu của bài thơ:
“Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
- Hai câu đầu khắc họa nỗi nhớ của tác giả về núi rừng Tây Bắc, về “dòng sông Mã”. Tiếng gọi “Tây Tiến ơi” như tiếng gọi người thương mà tác giả muốn hướng về đồng đội của mình, về đoàn quân Tây Tiến bằng những hoài niệm nhớ thương. Nỗi nhớ ấy đã trở nên da diết, khắc khoải đến mức “chơi vơi”. (Chỗ này em phân tích thêm nhé, có thể nói thêm về dòng sông Mã, về núi rừng Tây Bắc hùng vĩ và nhấn mạnh chỗ “nhớ chơi vơi”, phân tích thêm cách gieo vần “ơi” nữa nhé)
- Nỗi nhớ của tác giả được tiếp nối trong 2 câu tiếp theo với những địa danh trên đường hành quân “Sài Khao”, “Mường Lát” được gợi nhắc lại. Nhớ những lần hành quân trong thời tiết khắc nghiệt ở miền Tây Bắc, “sương lấp” cả những lối đi và cả những đêm lạnh buốt thịt da. Tuy nhiên, tất cả không làm sờn lòng những người trai yêu nước, dù có lúc “chùn chân, mỏi gối” vì đường hành quân xa, nhưng trong lòng những người chiến sĩ vẫn luôn giữ vững tinh thần lạc quan, tin về một tương lai tươi sáng “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
- Bốn câu thơ đầu được xem là “màn dạo đầu” cho nỗi nhớ miên man của tác giả về chặng đường gian truân cùng đồng đội trong chuyến hành quân về miền Tây xa xôi. “Màn dạo đầu” ấy vừa đủ để gợi cho người đọc một ấn tượng về một miền Tây heo hút và những gian nan, vất vả của người lính trong cuộc hành quân, cũng như mở ra một cảm hứng chủ đạo xuyên suốt của bài thơ – nỗi nhớ về một thời Tây Tiến.
 
Last edited:

linhvanhnue

Học sinh
Thành viên
15 Tháng một 2015
26
12
21
29
TP Hồ Chí Minh
Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Với đề này bạn làm như sau :
Mở bài : giới thiệu chung về bài Tây Tiến, chốt được ý của khổ đầu.
Chiến tranh là đề tài muôn thuở cho các nhà văn, nhà thơ, có rất nhiều các tác giả đã thành công khi khai thác đề tài này như : Nỗi buồn chiến tranh ( Bảo Ninh) , mảnh trăng cuối rừng ( Nguyễn Minh Châu), Đồng Chí ( Chính Hữu)... mỗi tác giả lại có cách khai thác đề tài theo các khía cạnh khác nhau. Người bóc trần sự thật một cách đau đớn, kẻ chọn cho mình lối viết lặng lẽ, âm thầm. Quang Dũng lại đem đến cho đề tài này một hơi thở mới hoàn toàn , cũng là chiến tranh nhưng bi tráng và hào hùng, cũng là cacsi chết nhưng nhẹ nhàng và lẫm liệt biết bao.
THân Bài.
Xuyên suốt bài thơ là nỗi nhớ da diết và cồn cào của tác giả nhớ về vùng đất Tây bắc - nơi đoàn binh Tây Tiến đã đặt dấu chân mình lên đó. Đoạn đầu của bài thơ thể hiện nỗi nhớ một cách da diết và cồn càO nhất.
" Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi / Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi "
Nỗi nhớ của chàng trai Hà THành bật ra một cách rất tự nhiên , nỗi nhớ đã đong đầy bật ra thành tiếng gọi da diết, thân thương. Địa điểm đóng quân của những chàng trai ngày ấy là mảnh đất Tây Bắc với địa hình núi đồi hiểm trở , bởi vậy khi nhớ về quá khứ khung cảnh thiên nhiên với núi rừng hùng vĩ lại hiện ra rõ mồn một như mới hôm qua trước mặt tác giả. " Chơi vơi" nỗi nhớ vô hình đưa con người ta vào trạng thái thiếu cân bằng , có cái gì đó chênh vênh , vô định trong lòng tác giả.Cảnh vật như hiện hữu rõ nét nhưng chẳng thể chạm, chẳng thể sờ hay đụng vào. Tác giả sử dụng vần " Ơi" gợi cảm giác nỗi nhớ cứ dài mãi vô định không ngừng.
" Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi/ MƯờng Lát hoa về trong đêm hơi".
Tác giả nhớ đến những địa danh mà đoàn quân đã từng đi qua Sài Khao , Mường Lát. Sài Khao là vùng đất cao với địa hình hiểm trở, sương mù dày đặc bao quanh đoàn binh Tây Tiến. Câu sau như tiếng thở dài trút ra hết biết bao mệt nhọc của những người lính. Đêm về là lúc đoàn quân được nghỉ ngơi sau bao giờ hành quân mệt nhọc. " Hoa về " hoa ở đây là ai ? Phải chăng mỗi người lính đều là những bông hoa ? Cả đoàn binh như một rừng hoa rực rỡ sắc hương? Hình ảnh hoa về rất nhẹ nhàng , ý nhị, không ồn ào, phô trương. Đọc câu thơ sau người đọc cảm thấy thư giãn và nhẹ nhõm vô cùng.
PHÂN TÍCH BÀI NÀY CÓ RẤT NHIỀU Ý HAY CẢ VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT. NHƯNG BÀI RẤT DÀI NÊN HẸN BẠN NGÀY MAI CHÚNG TA TRAO ĐỔI TIẾP NHÉ.
 
  • Like
Reactions: baochau1112
Top Bottom