Văn 9 Phân tích hiệu quả diễn đạt của các thành ngữ trong đoạn thơ

Junery N

Cựu Hỗ trợ viên
HV CLB Địa lí
Thành viên
23 Tháng mười một 2019
4,605
12,667
996
Nam Định
In the sky
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hãy phân tích hiệu quả diễn đạt của các thành ngữ trong những số đoạn thơ sau:
1. Non xanh nước biếc tha hồ dạo
Rượu ngọt, chè thơm thỏa sức say
Cảnh rừng Việt Bắc - Hồ Chí Minh​
2. Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành đòi hai
Truyện Thúy Kiều - Nguyễn Du​
3. Dù cho sông cạn đá mòn
Còn non còn nước vẫn còn thề xưa
Thề non nước - Nguyễn Khắc Xương​
:Tonton18
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Hãy phân tích hiệu quả diễn đạt của các thành ngữ trong những số đoạn thơ sau:
1. Non xanh nước biếc tha hồ dạo
Rượu ngọt, chè thơm thỏa sức say
Cảnh rừng Việt Bắc - Hồ Chí Minh​
2. Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai
Truyện Kiều - Nguyễn Du​
3. Dù cho sông cạn đá mòn
Còn non còn nước vẫn còn thề xưa
Thề non nước - Nguyễn Khắc Xương​
:Tonton18
Trước tiên cho chị sửa lại đôi chút đề bài nhé, em gõ bị sai từ và tên tác phẩm rồi
1.
Hai câu thơ sử dụng thành ngữ “non xanh nước biếc”, ý chỉ phong cảnh đẹp, hữu tình. Sử dụng thành ngữ trong ngữ cảnh này nhằm nhấn mạnh thêm vẻ đẹp của nơi núi rừng Việt Bắc, thiên nhiên đẹp tới mức con người muốn dạo quanh, được thưởng thức cùng với rượu ngon, chè thơm
2.
Hai câu thơ trên đã sử dụng thành ngữ "nghiêng nước nghiêng thành" ý muốn nói tới vẻ đẹp hoàn hảo về nhan sắc của Thúy Kiều, nàng đẹp tới mức khiến người khác mê mẩn, nước phải đổ, thành phải xiêu.
3.
Hai câu thơ sử dụng thành ngữ "sông cạn đá mòn" ý muốn nhấn mạnh tấm lòng thủy chung son sắc. Thiên nhiên là sông, là đá cho dù có cạn, cho dù có mòn thì lòng người vẫn không hề lay chuyển, lời thề xưa vẫn còn vẹn nguyên
 
Top Bottom