Văn 10 Phân tích Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

Sophie Vương

Học sinh tiến bộ
Thành viên
7 Tháng chín 2017
905
1,133
189
19
TP Hồ Chí Minh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài làm
Nguyễn Trãi không chỉ là nhà chính trị quân sự ngoại giao kiết xuất mà còn là nhà thơ lớn của dân tộc, có thể nói ông là người khởi đầu cho nền thơ cổ điển bằng tiếng Việt qua tập thơ Nôm “Quốc âm thi tập”. Và Cảnh ngày hè là bài thơ số 43 của mục “Bảo kính cảnh giới”.
Qua bài thơ, tác giả gửi gắm tư tưởng tình cảm yêu đời , yêu thiên nhiên và ước vọng cao đẹp của mình. Bài thơ được ra đời vào khoảng thời gian Nguyễn Trải về ở ẩn tại Côn Sơn. Ông tạm xa lánh chốn kinh đô tấp nập đề về với thiên nhiên trong trẻo, an lành, ghi lại cảm xúc phấn chấn trước cảnh mùa hè tưng bừng sức sống và kín đáo, gửi gắm khát vọng dân giàu nước mạnh vào bài thơ.
Ở câu đầu tiên, tác giả đã vẽ lên một ngày nhàn nhã
Rồi hóng mát cảnh ngày trường​
Đây là câu thơ lục ngôn cũng là sự phá cách táo bạo trong thơ Thất ngôn bát cú Đường luật, bên cạnh đó, nhịp thơ 1/2/3 phán ánh tư thế ung dung, tự tại của tác giả đước tách riêng thể hiện sự nhàn nhã để hóng mát, đón nhận cảnh vật. Hai chữ “ngày trường” cho thấy cảm giác về thời gian của người sống trong cảnh nhàn rỗi dường như thấy ngày dài ra. Vốn là một người luôn bận rộn việc nước, lúc nào cũng hướng lòng mình về nhân dân nhưng tài năng và ý chí của ông lại bị vùi lấp, phải hóng mát giữa lúc đất nước gặp khó khăn. Dường như ẩn sau câu thơ là một nụ cười chua chát.
Dưới nét của của Nguyễn Trãi, bức tranh đã hiện lên tươi khỏe và tràn đầy sức sống:
Hòe lục đùn đùn tán lợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương​
Vẻ đẹp của thiên nhiên ngày hè được cảm nhận qua bao hình ảnh: cây Hòe, hoa Lựu và sen hồng. Đó là những thảo mộc đặc trưng của ngày hè, bình dị, gần gũi. Dưới nét bút của Nguyễn Trãi, bức tranh hiện lên tươi khỏe và tràn đầy sức sống. Mọc giữa màu xanh của cây Hòe điểm vào màu đỏ của cây Phượng và màu hồng của hoa Sen cùng với hương thơm quyến rũ đang theo gió lan tỏa vào không gian đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên đẹp, có hình khối, có sự hòa phối màu sắc và hương thơm. Nếu văn học thời kì này thường theo khuynh hướng trang nhã, viết về thảo mộc thì Nguyễn Trãi lại theo xu hướng bình dị, đưa vào thơ những thi liệu gần gũi với đời sống thôn quê, nhịp thơ có sự thay đổi từ 4/3 sang 3/4. Đây là sự phá cách táo bạo của Nguyễn Trãi với thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật. Các động từ mạnh “đùn đùn” “phun” “giương” làm cho thiên nhiên trở nên sống động diễn tả sức sống mãnh laieetr từ bên trong. Câu thơ của Nguyễn Trái làm ta liên tưởng với câu thơ của Nguyễn Du trong Truyền Kiều
Đầu tường lửa lựu đăm bông​
Hai câu thơ đều có nét độc đáo và đặc sắc riêng, Nguyễn Trãi nghiêng về tả sức sống qua bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và tràn đầy sức sống, còn Nguyễn Du thì thiên về tả tình sắc.
Hai câu tiếp theo hiện lên bức tranh thanh bình về cuộc sống
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.​
Từ láy tượng thanh “lao xao” kết hợp với đảo ngữ “chợ cá” là nổi bật không khí nhộn nhịp của buổi chợ cá ở làng ngư phủ gợi lên cuộc sống ấm no, thanh bình, âm thành rắn rỏi của tiếng ve như tiếng đàn vang lên trong lầu Tịch Dương, gợi lên âm thanh quen thuộc nên thôn dã. Cảnh vật thiên nhiên vào cuối ngày thật yên vui, thanh bình. Dường như tác giả đang cảm hạnh phúc với niềm vui no ấm, làng chài.
Với cách miêu tả từ gần đến xa, cảm nhận bằng nhiều giác quan (thị giác, khứu giác, thính giác) với sự liên tưởng phong phú kết hợp với việc sử dụng các động từ mạnh (đùn đùn, phun, giương) và ngữ pháp đảo ngữ, cách ngắt nhịp độc đáo, mới lạ, sáu câu thơ đầu được tại hiện lại với bức tranh ngày hè sinh động cũng tràn đầy nhựa sống. Qua đó, cũng thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của tác giả.
Sau cùng, khát vọng của nhà thơ được bộc lột ở hai câu cuối
Dẽ có Ngu Cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương​
“Dẽ có” tức là dẽ ra nên có, “Ngu Cầm” cây đàn của vua Ngu Thuấn. Tương truyền triều đại Nghiêu- Thuấn thái bình, thịnh trị trong sử sách Trung hoa. Tác giả muốn có cầy đàn ấy để cầu cho nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Ẩn sau khát vọng ấy là sự trách móc đối với lũ quan lại tham lam. Câu thơ cuối sáu chữ kết hợp với nhịp thơ 3/3 thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài. Thân nhàn nhưng tâm không nhàn, luôn khao khát, cống hiến cho đất nước.
Có thể thấy, Việt hóa thơ thất ngôn bát cú Đường luật, sáng tạo thể thất ngôn xen lục ngôn cùng với ngôn ngữ vừa trang nhã, trau chuất vừa bình dị, tự nhiên, gần với đời sống thường ngày. Nguyễn Trãi đã thành công trong việc miêu tả vẻ đẹp của mùa hè tràn đầy sức sống, sinh động vừa giản dị, dân dã đời thường vừa tinh tế, gợi cảm.


=================================
Sửa giúp em với, có mấy đoạn em không biết ghi như thể nào cho hợp lí ạ
 
  • Like
Reactions: Lê Uyên Nhii

Lê Uyên Nhii

Yêu lao động | Cựu TMod Văn
Thành viên
2 Tháng ba 2017
2,534
5,851
719
19
Thanh Hóa
THPT Lê Văn Hưu
mình góp ý xíu nha
- Phần mở bài, bạn nên mở bài gián tiếp sẽ hay hơn
guyễn Trãi không chỉ là nhà chính trị quân sự ngoại giao kiết xuất mà còn là nhà thơ lớn của dân tộc, có thể nói ông là người khởi đầu cho nền thơ cổ điển bằng tiếng Việt qua tập thơ Nôm “Quốc âm thi tập”. Và Cảnh ngày hè là bài thơ số 43 của mục “Bảo kính cảnh giới”.
Qua bài thơ, tác giả gửi gắm tư tưởng tình cảm yêu đời , yêu thiên nhiên và ước vọng cao đẹp của mình. Bài thơ được ra đời vào khoảng thời gian Nguyễn Trải về ở ẩn tại Côn Sơn. Ông tạm xa lánh chốn kinh đô tấp nập đề về với thiên nhiên trong trẻo, an lành, ghi lại cảm xúc phấn chấn trước cảnh mùa hè tưng bừng sức sống và kín đáo, gửi gắm khát vọng dân giàu nước mạnh vào bài thơ.
- Phần giới thiệu tác giả, tác phẩm nên cho vào phần khái quát ở đầu thân bài
Ở câu đầu tiên, tác giả đã vẽ lên một ngày nhàn nhã
Các phần dẫn như thế này bạn nên viết dài, ngôn từ mềm mại, uyển chuyển hơn, thay vì viết " ở câu đầu tiên" thì bạn có thể viết " mở đầu bài thơ" hay là nói NT là một người yêu thiên nhiên, vẻ đẹp tâm hồn đó được thể hiện ( ẩn sau ) bức tranh thiên nhiên tràn đầy sự sống mãnh liệt và rực rỡ màu sắc. Tình yêu đó được thể hiện qua tâm thế ngắm cảnh của nhân vật trữ tình:
" Rồi hóng mát thuở ngày trường"
Đây là câu thơ lục ngôn cũng là sự phá cách táo bạo trong thơ Thất ngôn bát cú Đường luật, bên cạnh đó, nhịp thơ 1/2/3 phán ánh tư thế ung dung, tự tại của tác giả đước tách riêng thể hiện sự nhàn nhã để hóng mát, đón nhận cảnh vật. Hai chữ “ngày trường” cho thấy cảm giác về thời gian của người sống trong cảnh nhàn rỗi dường như thấy ngày dài ra. Vốn là một người luôn bận rộn việc nước, lúc nào cũng hướng lòng mình về nhân dân nhưng tài năng và ý chí của ông lại bị vùi lấp, phải hóng mát giữa lúc đất nước gặp khó khăn
Đoạn này bạn giải thích thêm từ '' Ngày trường " : la ngày dài vui đùa cùng thiên nhiên tạo vật
=> đây là thời gian hiếm hoi trong cuộc đời của Nguyễn Trãi. Bởi ông là một người không nhàn tâm và cũng không nhàn thân
- Có thể liên hệ, so sánh bài " nhàn " của Nguyễn Bỉnh Khiêm để phân tích câu thơ này
Hai câu thơ đều có nét độc đáo và đặc sắc riêng, Nguyễn Trãi nghiêng về tả sức sống qua bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và tràn đầy sức sống, còn Nguyễn Du thì thiên về tả tình sắc.
Câu này mình thấy nó hơi bị cụt, bạn nên nói thêm về phong cách thơ ca của Nguyễn Trãi
Hai câu tiếp theo hiện lên bức tranh thanh bình về cuộc sống
Thay đổi ý này giống như mình nói lúc nãy để tránh làm khô cứng câu văn
Với cách miêu tả từ gần đến xa, cảm nhận bằng nhiều giác quan (thị giác, khứu giác, thính giác) với sự liên tưởng phong phú kết hợp với việc sử dụng các động từ mạnh (đùn đùn, phun, giương) và ngữ pháp đảo ngữ, cách ngắt nhịp độc đáo, mới lạ, sáu câu thơ đầu được tại hiện lại với bức tranh ngày hè sinh động cũng tràn đầy nhựa sống. Qua đó, cũng thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của tác giả.
- Chỗ bptt đảo ngữ ý, liên hệ bài " Qua đèo ngang" của Bà Huyện Thanh Quan để làm rõ nét hơn nghệt huật đảo ngữ của Nguyễn Trãi
" Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà "
- Còn phần tổng kết 6 câu đầu, mình thêm vài ý như sau:
+ Sáu câu thơ đầu, nhà thơ đã cho chúng ta thấy đc bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người ngày hè tràn đầy sức sống, mãnh liệt.
+ Thiên nhiên đang ở độ đẹp nhất và cuộc sống nơi thôn quê yên bình, êm ả
=> Chúng ta thấy được cuộc sống con người và bức tranh thiên nhiên ở đây có sự giao cản mạnh mẽ, tinh tế.
Phải là một nhà thơ khao khát, luôn yêu đời, yêu thiên nhiên, cuộc sống mới có thể viết nên những vần thơ hay như vậy
Sau cùng, khát vọng của nhà thơ được bộc lột ở hai câu cuối
câu này cũng phải thay đổi
“Dẽ có” tức là dẽ ra nên có, “Ngu Cầm” cây đàn của vua Ngu Thuấn
câu văn khô cứng
Tương truyền triều đại Nghiêu- Thuấn thái bình, thịnh trị trong sử sách Trung hoa. Tác giả muốn có cầy đàn ấy để cầu cho nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Ẩn sau khát vọng ấy là sự trách móc đối với lũ quan lại tham lam. Câu thơ cuối sáu chữ kết hợp với nhịp thơ 3/3 thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài. Thân nhàn nhưng tâm không nhàn, luôn khao khát, cống hiến cho đất nước.
nếu muốn bài dài hơn thì bạn nên xoáy sâu hơn về điển tích ấy và nhà thơ khao khát, ao ước có 1 cây đàn của vua Ngu Thuấn gẫy khúc nam phong, cầu cho mưa thuận gió hòa để nhân dân đc ấm no hạnh phúc. Sau đó làm nổi bật tình yêu nhân dân, tổ quốc của Nguyễn Trãi
Có thể thấy, Việt hóa thơ thất ngôn bát cú Đường luật, sáng tạo thể thất ngôn xen lục ngôn cùng với ngôn ngữ vừa trang nhã, trau chuất vừa bình dị, tự nhiên, gần với đời sống thường ngày. Nguyễn Trãi đã thành công trong việc miêu tả vẻ đẹp của mùa hè tràn đầy sức sống, sinh động vừa giản dị, dân dã đời thường vừa tinh tế, gợi cảm.
- Tách hẳn một đoạn để viết phần đánh giá nghệ thuật, nội dung, không nên gộp cả vào phần thân bài. Nếu thiếu phần đánh giá, bạn sẽ bị trừ điểm đó
- Kết bài của bạn khá là chung chung, chưa được sâu sắc lắm, chưa khẳng định lại vấn đề




 
Top Bottom