Văn 11 Phân tích bút pháp Huy Cận

lê hạ mây

Học sinh mới
Thành viên
5 Tháng bảy 2019
20
2
6
20
Long An
THPT HẬU NGHĨA
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

phân tích BÚT PHÁP cổ điển và hiện đại trong đoạn thơ
lớp lớp mây cao đùn núi bạc
...
không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
XIN MỌI NGƯỜI GIÚP MH LẬP DÀN Ý CHO ĐỀ BÀI NÀY VỚI Ạ, VÀ 1 SỐ BÀI ĐỂ THAM KHẢO NỮA Ạ. CẢM ƠN MỌI NGƯỜI NHIỀU
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Dàn ý:
Khổ 4: Cảnh hoàng hôn trên dòng Tràng Giang
-Hình ảnh bầu trời kỳ vĩ tráng lệ:
+ Mây: "lớp lớp mây cao đùn núi bạc"
-> Mây chồng xếp lên nhau thành những dãy núi.
-> Từ láy "lớp lớp" gợi tầng tầng lớp lớp mây hết lớp này đến lớp khác.
-> Động từ "đùn" là nét vẽ động diễn tả sự tuôn trào không ngừng nghỉ của mây trời. Câu thơ kế thừa từ thơ của Đỗ Phủ: "Mặt đất mây đùn cửa ải xa".
=> Cảnh hùng vĩ mà rất đỗi thơ mộng. Không gian bầu trời rộng lớn. Điển hình như cao hơn xa hơn.
+ Nét vẽ đối lập "chim nghiêng cánh nhỏ" tô đậm cái rộng lớn của bầu trời.
-> Hình ảnh ước lệ quen thuộc trong thơ ca truyền thống đã được cụ thể bằng tính từ "nghiêng, nhỏ"gợi sự nhỏ nhoi đơn lẻ mong manh chới với như một chấm buồn giữa trời cao.
-> Dấu ":" nhấn mạnh sự giải thích bóng chiều sa xuống làm chim nghiêng cánh.
-> Qua cái hữu hình của cánh chim hiện lên cái vô hình mà trĩu nặng của bóng chiều. Hình ảnh càng trở nên mong manh và yếu đuối.
=> Nỗi buồn của nhân vật trữ tình càng thấm thía trước cảnh hoàng hôn.
- Huy Cận bộc lộ trực tiếp tâm trạng của mình:
+ "Lòng quê": tấm lòng với quê hương đất nước.
-> Huy Cận: "tâm trạng không chỉ đóng khung trong cảnh sông nước ở trước mặt mà mở ra đến những chân trời của mọi miền quê xa".
+ "dợn dợn": diễn tả từng lớp sóng tình cảm lan chảy trong lòng, trào dâng theo con nước.
+ "nhớ nhà": nhớ quê nhà, nhớ mái nhà.
-> Huy Cận mượn ý thơ của Thôi Hiệu: "trên xông khói sóng cho buồn lòng ai". Những nỗi nhớ của Huy Cận là nỗi nhớ thường trực, có sẵn trong lòng, không cần nguyên cớ để tạo buồn.
-> Nỗi nhớ của con người trong hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền, đứng trên quê hương mình mà vẫn thấy thiếu quê hương.
=> Nỗi nhớ là biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước kín đáo mà thiết tha.
* Bài thơ đã khắc họa hình tượng dòng Tràng Giang trường Cửu vô biên gặp nỗi buồn mênh mang bất tận qua đó bộc lộ nỗi sầu vũ trụ nỗi sầu nhân thế của một hồn thơ ảo não.
phân tích BÚT PHÁP cổ điển và hiện đại trong đoạn thơ
a, Cổ điển:
- Đề tài: thiên nhiên rộng lớn-> quen thuộc trong trung đại.
- Cảm hứng: nỗi buồn sầu ảo não của con người trước không gian rộng lớn của vũ trị.
- Thể thơ: thất ngôn, mang âm hưởng trang trọng, cổ kính, nhiều từ hán việt.
- Thi liệu: chòm mây, ánh tà dương, màu khói sóng.
- Bút pháp chấm phá, gợi chứ không tả.
b, Hiện đại:
- Thi hứng: cảm hứng từ nỗi sầu vũ trụ bộc lộ cái tôi trong cảnh mất nước.
- Thi liệu: sd hình ảnh trong thơ cổ sáng tạo-> gần với cảm nhận của người VN: cồn cát, con thuyền,...
- Giàu nhạc điệu bởi các từ láy nguyên: lớp lớp. dợn dợn,...
- Bút pháp lãng mạn, hiện diện 1 cái tôi trữ tình với cảm xúc, tâm trạng 1 hồn thơ ảo não.
 
Top Bottom