Văn Phân tích bài thơ

binhroywang@gmail.com

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng mười 2015
250
339
219
22
Hà Tĩnh
THPT

Thiên Thuận

Cựu Mod Anh |GOLDEN Challenge’s first runner-up
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
24 Tháng ba 2017
3,800
13,157
1,029
Vĩnh Long
Đại học Đồng Tháp - Ngành Sư phạm Tiếng Anh
Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại. Câu hát xúc động về Bác vẫn vang lên trong lòng chúng ta không khỏi khiến ta bùi ngùi, xúc động. Bác đã đi xa để lại cho dân tộc cả một niềm tiếc nhớ và kính yêu vô hạn. Đã biết bao nhà thơ khắc hoạ thành công tình cảm vô hạn của chúng ta dành cho Bác. Trong đó không thể không nhắc đến bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Bài thơ không chỉ là nén hương thơm Viễn Phương thành kính dâng lên Bác Hồ kính yêu mà còn là khúc tâm tình sâu nặng mà nhà thơ thay mặt đồng bào miền Nam gửi đến Bác trong những ngày đầu độc lập. Ấn tượng đầu tiên là cách xưng hô rất thân thuộc, gần gũi của người con Nam Bộ với Bác:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Hai tiếng con - Bác vang lên xoá nhoà khoảng cách giữa lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh với một người lao động cần lao. Nó trở thành mối quan hệ máu thịt giữa cha và con, đặc biệt đứa con ấy lại là đứa con của miền Nam xa cách. Viễn Phương ra thăm Bác là trở về bên người cha yêu dấu, tìm lại niềm hạnh phúc ấm lòng sau bao năm tháng cách xa. Vẻ đẹp đầu tiên nhà thơ nhận ra là hàng tre bát ngát, tượng trưng cho ý chí và sức mạnh quật cường của dân tộc. Niềm xúc động đã cất lên thành lời:

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Hàng tre quanh lăng Bác phải chăng là biểu tượng của cây cỏ mang màu sắc quê hương về đây hội tụ? Tre là một loài cây luôn vươn cao, đứng thẳng, hiên ngang trong bão táp mưa sa. Vì thế tre mang nhiều đặc điểm giống như đức tính của người Việt Nam ta: cần cù, chịu khó, hiên ngang, luôn hướng về cội nguồn. Hàng tre lăng Bác tượng trưng cho thế đứng vững vàng của toàn dân tộc. Giọng thơ bồi hồi tha thiết mà rạo rực, tự hào, kiêu hãnh.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Bác là mặt trời hay mặt trời là Bác? Có lẽ là cả hai. Người cùng như mặt trời vĩnh hằng và ấm áp. Người đem đến cho nhân loại tình yêu thương, lòng nhân ái và nền độc lập. Hình ảnh mặt trời làm sáng cả câu thơ. Bác là nguồn ánh sáng làm hồi sinh sự sống. Nhờ có Bác mà dân tộc Việt Nam đã rũ bùn đứng dậy sáng loà (Nguyễn Đình Thi), đất nước không còn cảnh:

Con đói lả ôm lưng mẹ khóc

Mẹ đợ con đấu thóc cầm hơi

(Tố Hữu)

Người người biết ơn Bác, đời đời ngợi ca Bác bằng những lời ca, ý thơ đẹp đẽ:

Người rực rỡ một mặt trời cách mạng

Còn đế quốc là loài dơi hốt hoảng.

(Tố Hữu)

Mặt trời lặn mặt trời mang theo nắng

Bác ra đi để ánh sáng cho đời.

(Phạm Tiến Duật)

Cảm động sao những tấm lòng thành kính. Những tấm lòng như tấm lòng của Viễn Phương:

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

Hình ảnh dòng người đi trong thương nhớ là một phát hiện rất mới, chứa đựng nhiều ý nghĩa và cảm xúc. Không gian nơi Bác nằm dường như là không gian của tình thương nỗi nhớ, không gian của tấm lòng thành kính, thiêng liêng. Và đây nữa, tràng hoa dâng Bác vừa là hình ảnh thực vừa mang nghĩa tượng trưng. Đó là tình đoàn kết, tương thân tương ái của nhân dân ta, giúp dân tộc đứng vững trong những cơn phong ba bão táp. Những người con hôm nay không chỉ dành cho vị cha già lòng biết ơn thành kính mà còn tự hào dâng lên Người những chiến công trong thời bình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Mạch cảm xúc được phát triển theo từng bước đi của nhà thơ vào lăng viếng Bác. Nỗi xúc động đã thổn thức trong lòng người con từ khi hàng tre bên lăng còn xa xa, cho đến khi cùng dòng người bước tới rồi và nghẹn ngào khi được nhìn thấy Bác:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Với chúng ta Bác không bao giờ mất, Bác mãi trường tồn cùng sông núi. Bác nằm đó trong giấc ngủ bình yên, một giấc ngủ nhẹ nhàng, thanh thản. Một vẻ đẹp rất đỗi thanh cao đang toả sáng. Sự thanh cao đó phải chăng là một chân lí nhân cách của Người? Dù là trong thơ văn hay trong cuộc sống, giữa Bác và vầng trăng luôn có sự gặp gỡ, hoà hợp và đồng điệu.

Viễn Phương cũng như những người con khác ước mơ được ra thăm Bác dù chỉ một lần. Hôm nay nỗi mong mỏi đã trở thành hiện thực nhưng sao nhà thơ lại thấy nhói đau:

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Dẫu biết rằng Bác sống mãi trong tâm hồn dân tộc, sự nghiệp cách mạng và con đường cứu nước sẽ mãi là kim chỉ nam cho mọi hành động của dân tộc nhưng nhà thơ không thể nào kìm nén cảm xúc. Sự rung động đến nhói trong tim là một tình cảm chân thành của nhà thơ đối với Bác.

Cố dồn nét niềm xúc động trong lòng nhưng nghĩ đến lúc phải rời xa dòng cảm xúc ấy vội trào ra, nức nở nghẹn ngào theo dòng nước mắt:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Giọng thơ bỗng trở nên gấp gáp, vội vàng thể hiện sự cuống quýt trong tâm tưởng người con nơi xa. Viễn Phương muốn làm tất cả những gì tốt đẹp nhất để dâng lên Người. Đó là ước nguyện được làm con chim nhỏ bé, ngày ngày bên Bác kính dâng lên những bản nhạc âm vang của tâm hồn - tiếng hót. Đó là ước nguyện được làm con chim nhỏ bé, ngày ngày bên Bác kính dâng lên những bản nhạc âm vang của tâm hồn - tiếng hót. Đó là ước nguyện làm đoá hoa bình dị lặng lẽ toả hương thơm ngát, tô điểm cho giấc ngủ của Người, vẫn chưa đủ, nhà thơ còn ước muốn là một cây tre trung hiếu gìn giữ và bảo vệ giấc ngủ bình yên nhẹ nhàng cho Bác. Điều đặc biệt là kết thúc đầu cuối tương ứng trong bài thơ. Hình ảnh cây tre mở đầu bài thơ và vẫn là hình ảnh cây tre ấy khép lại bài thơ tạo ra hình ảnh có giá trị đặc biệt. Phải chăng đằng sau bóng tre râm mát ấy là tấm lòng, là tâm hồn của cả dân tộc lặng lẽ và thành kính dâng lên Bác. Điệp ngữ muốn làm được sử dụng liên tiếp trong ba dòng thơ cuối cùng càng khẳng định ước muốn, sự tự nguyện của những con người muốn chăm lo cho giấc ngủ của Bác Hồ. Cũng có thể xem những điệp ngữ này là những nút nhấn cho thấy sự lưu luyến, bồi hồi, bối rối của nhà thơ. Làm sao có thể không xúc động khi trong lòng ta hình ảnh Bác Hồ vẫn luôn sáng soi rực rỡ và ấm nồng:

Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta

Ta bỗng lớn ở bên Người một chút.

Bài thơ khép lại mà dư âm cảm xúc của nó còn trong tâm trí ta. Nhà thơ đã truyền cảm xúc vào lòng người đọc bao thế hệ với một ý nguyện chân thành. Chúng ta hôm nay được sống trong yên vui hoà bình, chúng ta cần phải ghi nhớ công lao to lớn của Bác và của nhân dân. Chúng ta hãy rèn luyện để xứng đáng với niềm tin của Bác, xứng đáng là một cây tre trung hiếu bên Bác.

Trích: loigiaihay.com

Bạn tham khảo thêm nha!
 

binhroywang@gmail.com

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng mười 2015
250
339
219
22
Hà Tĩnh
THPT
Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại. Câu hát xúc động về Bác vẫn vang lên trong lòng chúng ta không khỏi khiến ta bùi ngùi, xúc động. Bác đã đi xa để lại cho dân tộc cả một niềm tiếc nhớ và kính yêu vô hạn. Đã biết bao nhà thơ khắc hoạ thành công tình cảm vô hạn của chúng ta dành cho Bác. Trong đó không thể không nhắc đến bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Bài thơ không chỉ là nén hương thơm Viễn Phương thành kính dâng lên Bác Hồ kính yêu mà còn là khúc tâm tình sâu nặng mà nhà thơ thay mặt đồng bào miền Nam gửi đến Bác trong những ngày đầu độc lập. Ấn tượng đầu tiên là cách xưng hô rất thân thuộc, gần gũi của người con Nam Bộ với Bác:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Hai tiếng con - Bác vang lên xoá nhoà khoảng cách giữa lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh với một người lao động cần lao. Nó trở thành mối quan hệ máu thịt giữa cha và con, đặc biệt đứa con ấy lại là đứa con của miền Nam xa cách. Viễn Phương ra thăm Bác là trở về bên người cha yêu dấu, tìm lại niềm hạnh phúc ấm lòng sau bao năm tháng cách xa. Vẻ đẹp đầu tiên nhà thơ nhận ra là hàng tre bát ngát, tượng trưng cho ý chí và sức mạnh quật cường của dân tộc. Niềm xúc động đã cất lên thành lời:

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Hàng tre quanh lăng Bác phải chăng là biểu tượng của cây cỏ mang màu sắc quê hương về đây hội tụ? Tre là một loài cây luôn vươn cao, đứng thẳng, hiên ngang trong bão táp mưa sa. Vì thế tre mang nhiều đặc điểm giống như đức tính của người Việt Nam ta: cần cù, chịu khó, hiên ngang, luôn hướng về cội nguồn. Hàng tre lăng Bác tượng trưng cho thế đứng vững vàng của toàn dân tộc. Giọng thơ bồi hồi tha thiết mà rạo rực, tự hào, kiêu hãnh.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Bác là mặt trời hay mặt trời là Bác? Có lẽ là cả hai. Người cùng như mặt trời vĩnh hằng và ấm áp. Người đem đến cho nhân loại tình yêu thương, lòng nhân ái và nền độc lập. Hình ảnh mặt trời làm sáng cả câu thơ. Bác là nguồn ánh sáng làm hồi sinh sự sống. Nhờ có Bác mà dân tộc Việt Nam đã rũ bùn đứng dậy sáng loà (Nguyễn Đình Thi), đất nước không còn cảnh:

Con đói lả ôm lưng mẹ khóc

Mẹ đợ con đấu thóc cầm hơi

(Tố Hữu)

Người người biết ơn Bác, đời đời ngợi ca Bác bằng những lời ca, ý thơ đẹp đẽ:

Người rực rỡ một mặt trời cách mạng

Còn đế quốc là loài dơi hốt hoảng.

(Tố Hữu)

Mặt trời lặn mặt trời mang theo nắng

Bác ra đi để ánh sáng cho đời.

(Phạm Tiến Duật)

Cảm động sao những tấm lòng thành kính. Những tấm lòng như tấm lòng của Viễn Phương:

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

Hình ảnh dòng người đi trong thương nhớ là một phát hiện rất mới, chứa đựng nhiều ý nghĩa và cảm xúc. Không gian nơi Bác nằm dường như là không gian của tình thương nỗi nhớ, không gian của tấm lòng thành kính, thiêng liêng. Và đây nữa, tràng hoa dâng Bác vừa là hình ảnh thực vừa mang nghĩa tượng trưng. Đó là tình đoàn kết, tương thân tương ái của nhân dân ta, giúp dân tộc đứng vững trong những cơn phong ba bão táp. Những người con hôm nay không chỉ dành cho vị cha già lòng biết ơn thành kính mà còn tự hào dâng lên Người những chiến công trong thời bình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Mạch cảm xúc được phát triển theo từng bước đi của nhà thơ vào lăng viếng Bác. Nỗi xúc động đã thổn thức trong lòng người con từ khi hàng tre bên lăng còn xa xa, cho đến khi cùng dòng người bước tới rồi và nghẹn ngào khi được nhìn thấy Bác:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Với chúng ta Bác không bao giờ mất, Bác mãi trường tồn cùng sông núi. Bác nằm đó trong giấc ngủ bình yên, một giấc ngủ nhẹ nhàng, thanh thản. Một vẻ đẹp rất đỗi thanh cao đang toả sáng. Sự thanh cao đó phải chăng là một chân lí nhân cách của Người? Dù là trong thơ văn hay trong cuộc sống, giữa Bác và vầng trăng luôn có sự gặp gỡ, hoà hợp và đồng điệu.

Viễn Phương cũng như những người con khác ước mơ được ra thăm Bác dù chỉ một lần. Hôm nay nỗi mong mỏi đã trở thành hiện thực nhưng sao nhà thơ lại thấy nhói đau:

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Dẫu biết rằng Bác sống mãi trong tâm hồn dân tộc, sự nghiệp cách mạng và con đường cứu nước sẽ mãi là kim chỉ nam cho mọi hành động của dân tộc nhưng nhà thơ không thể nào kìm nén cảm xúc. Sự rung động đến nhói trong tim là một tình cảm chân thành của nhà thơ đối với Bác.

Cố dồn nét niềm xúc động trong lòng nhưng nghĩ đến lúc phải rời xa dòng cảm xúc ấy vội trào ra, nức nở nghẹn ngào theo dòng nước mắt:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Giọng thơ bỗng trở nên gấp gáp, vội vàng thể hiện sự cuống quýt trong tâm tưởng người con nơi xa. Viễn Phương muốn làm tất cả những gì tốt đẹp nhất để dâng lên Người. Đó là ước nguyện được làm con chim nhỏ bé, ngày ngày bên Bác kính dâng lên những bản nhạc âm vang của tâm hồn - tiếng hót. Đó là ước nguyện được làm con chim nhỏ bé, ngày ngày bên Bác kính dâng lên những bản nhạc âm vang của tâm hồn - tiếng hót. Đó là ước nguyện làm đoá hoa bình dị lặng lẽ toả hương thơm ngát, tô điểm cho giấc ngủ của Người, vẫn chưa đủ, nhà thơ còn ước muốn là một cây tre trung hiếu gìn giữ và bảo vệ giấc ngủ bình yên nhẹ nhàng cho Bác. Điều đặc biệt là kết thúc đầu cuối tương ứng trong bài thơ. Hình ảnh cây tre mở đầu bài thơ và vẫn là hình ảnh cây tre ấy khép lại bài thơ tạo ra hình ảnh có giá trị đặc biệt. Phải chăng đằng sau bóng tre râm mát ấy là tấm lòng, là tâm hồn của cả dân tộc lặng lẽ và thành kính dâng lên Bác. Điệp ngữ muốn làm được sử dụng liên tiếp trong ba dòng thơ cuối cùng càng khẳng định ước muốn, sự tự nguyện của những con người muốn chăm lo cho giấc ngủ của Bác Hồ. Cũng có thể xem những điệp ngữ này là những nút nhấn cho thấy sự lưu luyến, bồi hồi, bối rối của nhà thơ. Làm sao có thể không xúc động khi trong lòng ta hình ảnh Bác Hồ vẫn luôn sáng soi rực rỡ và ấm nồng:

Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta

Ta bỗng lớn ở bên Người một chút.

Bài thơ khép lại mà dư âm cảm xúc của nó còn trong tâm trí ta. Nhà thơ đã truyền cảm xúc vào lòng người đọc bao thế hệ với một ý nguyện chân thành. Chúng ta hôm nay được sống trong yên vui hoà bình, chúng ta cần phải ghi nhớ công lao to lớn của Bác và của nhân dân. Chúng ta hãy rèn luyện để xứng đáng với niềm tin của Bác, xứng đáng là một cây tre trung hiếu bên Bác.
Bạn ơi, sao ở đây không đề cập đến ''én hương thơm Viễn Phương kính dâng lên Bác Hồ kính yêu???''
 

Thiên Thuận

Cựu Mod Anh |GOLDEN Challenge’s first runner-up
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
24 Tháng ba 2017
3,800
13,157
1,029
Vĩnh Long
Đại học Đồng Tháp - Ngành Sư phạm Tiếng Anh

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
Mở đầu bài thơ là cảm xúc của tác giả khi vừa bước chân vào lăng. Nhà thơ xưng “con” và gọi “Bác”; lời thơ giản dị, mộc mạc mà chát chức bao tình cảm gần gũi, thân thương, kính trọng chủ tịch Hồ Chí Minh của ông. Điều đó càng cho thấy Bác là một con nguời rất hoà đồng và gần gũi. Chính vậy nhà thơ Tố hữ có viết “Người là Cha, là Bác, là Anh”. Chi tiết thơ “Con ở miền Nam” còn mang một sắc thái đầy xúc độgn. Khúc ruột miền Nam là miền đất xa xôi mà Bác không nguôi ngóng chờ, cho đến những ngày trước lúc lâm chung thì trái tim người vẫn luôn huớng về mìen Nam ruột thịt. Nơi đó có biết bao đồng bào ta đang ngày đêm chiến đấu và anh dũng hy sinh vì một nàgy mai nước nhà thống nhất. Nhưng…Bác đã không chờ được đến ngày đó. Người đã ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng để lại muôn vàn niềm thương tiếc cho nhân dân ta. Câu thơ đầu gọn như một lời thông báo nhưng lại chứa chan bao tình cảm xúc động,bồi hồi của tác giả đối với vị cha già kính yêu của dân tộc.

Và trong cái mênh mang sương mù của mọt ngày mùa thu Hà Nội, qua con mắt thi nhân của Viễn Phương, ta chợt tìm thấy một “hàng tre” Việt Nam. Đến với Bác, đến với hàng tre, ta như đến với quê hương làng mạc, đến với mái nhà tranh âm vang lời ru của bà, của mẹ; đén với Bác là đến với dân tộc mình, thế mới đẹp làm sao! Hình ảnh nhân hoá hàng tre “bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” còn là biểu tượng bất diệt của con người VN kiên cường, bất khuất biền bỉ. Màu xanh của tre chính là màu xanh của sức sốg VN, màu xanh của hy vnọg, hạnh phúc và hoà bình. Đây quả là một tứ thơ độc đáo, giàu ý nghĩa tượng trưng:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàg”

Và nhà thơ phải kính yêu Bác lắm mới viết được những hình ảnh ẩn dụ tài tình này:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

Cũng là “mặt trời” nhưng “mặt trời” ở câu thơ thứ nhất là mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, ngày ngày tỏ sáng, đem sự sống cho muôn loài, vạn vật, nó cũng có lúc quạnh quẽo, u ám. Còn “mặt trời” của nhận dân VN. “mặt trời” trong lăng thì vẫn luôn chiếu ánh sáng vĩnh hằng, đỏ mãi. Bác chính là vầng mặt trời hồng toả tia sáng soi rọi con đừơng giúp dân tộc ta thoát khỏi kiếp đời nô lệ, là sức mạnh giúp nhân dân ta chèo lái con thuyền cách mạng cập bến vinh quang, đi đến bờ thắng lợi. Dù rằng đã ra đi mãi mãi nhưng Bác vẫn luôn bất tử, tư tưởng HCM vẫn luôn trường tồn, soi đường dẫn lối cho dân tộc ta đứng lên.

Hoà nhịp với gần trăm triệu bàn chân VN, hàng triệu bàn chân lao động trên thế giới, Viễn Phương bùi ngùi xúc động bước vào lăng:

“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như nhưng trànghoa dâng lên người. “Bảy mươi chín” tràng hoa, ấy là bày mươi chín màu xuân, bày mươi chín năm cống hiến, hy sinh hết mình của Bác đối với dân tộc và nhân dân ta. Và quả thật, Bác chính là mùa xuân, và mùa xuân ấy đã làm cho cuộc đời người dân VN nở hoa. Điệp ngữ “ngày ngày” đứng mỗi ý thơ giữ vị trí “nhãn tự”, vừa thể hiện một qui luật trình tự của dòng người vào lăng viếng Bác, lại vừa thể hiện một qui luật tự nhiên của tạo hoá.

Đứng trước sự vĩ đại, to lớn của Bác, ta cũng vô thức bị dòng thơ cuốn và trong lăng lúc nào không hay:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vãn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim”

Bác đang nằm đây, ngay trước mắt nhà thơ, hiền hậu, nhân từ như một vầng trăng “dịu hiền”, mát mẻ mà vãn trong sáng rạng ngời.Ta có cảm giác như Bác vẫn chưa đi xa, vẫn chưa rời khỏi thế gian này mà Người đang ngủ đấy thôi. Lí trí thì nói bác đang ngủ, nghĩa là Bác vẫn còn sống mãi với đất nước, với dân tộc ta như trời xanh còn mãi trên đầu. Mỗi ngày ngẩng đầu nhìn ta lại thấy trời xanh, lại thấy Bác. Bác không bao giờ mất, Bác sống mãi cùng dân tộc ta, trong mỗi cuộc đời, trong mỗi sự việc mà chúng ta làm vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội. Ta biết thế, ta nghĩ thế nhưng sao tim ta vẫn “đau nhói”, mắt ta vẫn trào dâng khi nhận ra rằng: Bác đã không còn nữa! Khổ thơ thứ hai và ba là một chuỗi các hình ảnh vũ trụ: mặt trời, vầng trăng, trời xanh lồ.ng vào nhau như để ca ngời tầm vóc lớn lao của Bác; đồng thời thể hiện lòng tôn kíh vô hạn của tác giả, của nhân dân đối với vị cha già kính yêu của dân tộc.

Bài thơ bắt đầu bằng sự kiện “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” và cũng kết thúc bằng chi tiết “Mai về miền Nam”. Đây là giờ phút sắp chia tay với Bác, tâm trạng nhà thơ tràn đầy niềm cảm thương xen lẫn bùi ngùi, lưu luyến. Điều đó được thể hiện qua hình ảnh cuờng điệu: “Thương trào nước mắt” :

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Múon làm đóa hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

Tình thương xót nén giữa tam hồn đã làm nảy sinh bao ước muốn: “muốn là con chin” để dâng lên tiếng hót vui, “muốn là đoá hoa” dâng hương thơm ngát, “muốn làm cây tre trung hiếu” canh gác chi giấc ngủ yên lành của Bác. Nhịp điệu khổ thơ lúc này dồn dập với điệp ngữ “muốn làm” nhắc lại đến ba lần và các hình ảnh liên tiếp xuất hiện như một dòng khát khao mãnh liệt của nhà thơ muốn được gần Bác mãi mãi.

Bằng tất cả tình cảm chân thành, Viễn Phương đã làm “Viếng lăng Bác” trở thành một bản tình ca bất tận để lại ấn tượng sâu sắc cho bao người dân Việt Nam. Bài thơ hay không chỉ vì các nghệ thuật, kĩ sảo độc đáo mà quan trọng hơn, đó là sự kết hợp nhuẫn nhị giữa cái “tâm” của một nguời con yêu nước và cái “tài” của người nghệ sĩ. Rất nhiều năm tháng đã đi qua nhưng mỗi thế hệ đọc lại “Viếng lăng Bác” đều đón nhận vào tâm hồn mình một ánh sáng tư tưởng, tình cảm của nhà thơ và đồng thời cũng thấm nhuần vẻ đẹp trong suốt, lấp lánh toả ra từ chính cuộc đời, trí tuệ và trái tim Bác Hồ
 
Top Bottom