Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Đây là bài phân tích tích của mình và mình có dựa theo một số ý trên mạng. Các bạn đọc và cho mình xin nhận xét, góp ý nhé! Cám ơn các bạn rất nhiều :3
Phân tích: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật có xuất thân là một người lính Trường Sơn. Ông cũng là một trong những nhà thơ hiện đại tiêu biểu của Việt Nam ta trong giai đoạn kháng chiến chống Đế quốc Mĩ. Có lẽ từ chính những kinh nghiệm được đúc kết trên chiến trường, Phạm Tiến Duật đã làm nên tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” thật đặc sắc, thật ý nghĩa nhưng cũng đầy hào hùng và dí dỏm. Bài thơ vang lên với giọng điệu ngang tàng pha chút tinh nghịch như là những câu nói cười đùa giữa các anh lính trẻ tuổi. “Bài thơ về tiểu đổi xe không kính” đã ghi đậm dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc về lòng dũng cảm, ý chí gan dạ, sự ngang tàn, táo bạo trước bom đạn kẻ thù của người chiến sĩ cách mạng lúc bấy giờ.
Bài thơ có một nhan đề lạ lùng và rất độc đáo, Đó là một cái tên “trần trụi”, khá dông dài nhưng không hề hoa mĩ. Nhan đề đã nói lên cái chất thơ - chất thơ của hiện thực, của tuổi trẻ ngang thàng tinh nghịch và thấy được cả cái nhìn của tác giả về sự khốc liền của chiến tranh. Mở đầu bài thơ là hai câu thơ lí giải nguyên nhân tại sao những chiếc xe lại không có kính.
“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”
Chiếc xe độc lạ không như những chiếc xe cùng thời khác. Xe cũng có kính nhưng vì bom đạn kẻ thù mà vỡ đi hết rồi! Chỉ bằng nhưng ngôn từ giản dị, mộc mạc, Phạm Tiến Duật đã đưa ra một lí do hết sức đơn giản “Xe không có kính là vì bom đạn của kẻ thù”. Hình ảnh những chiếc xe hiện lên đầy chân thực, gần gũi với độc giả. Giọng thơ có chút gì đó ngang tàng, ngạo mạn tạo điểm nhấn cho hai câu thơ. Lạ kì thay! Dù cho bom đạn kẻ thù xé toạc không trung nhưng sao người lính cầm lái chiếc xe ấy vẫn cứ ung dung không hề sợ sệt một chút nào.
“Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái”
Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già.
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
Điệp từ nhìn và thấy cho thấy sự tập trung cực kì cao độ của các chiến sĩ. Trước mắt các anh là khoảng trời bao la rộng lớn đầy nguy hiểm, trên mặt đất các anh đi vẫn đầy rẫy những hố bom mìn. Phải tiến về phía trước mới mong giành được chiến thắng. Những người lính anh dũng này vẫn không hề nao núng, lo sợ, ngược lại họ luôn trong tư thế ung dung, sẵn sàng chiến đấu vì Tổ quốc. Trên đường xe chạy gió thổi, có cánh chim chiều và cả ánh sao đêm. Gió được nhân hóa và chuyển đổi cảm giác đầy ấn tượng: "gió vào xoa mắt đắng". Xe chạy thâu đêm, xe lại không có kính nên mới có cảm giác "đắng" như thế. “Con đường chạy thẳng vào tim” chính là con đường của sự tự do và độc lập, các anh nhìn thẳng vào đó, các anh nhìn vào đó với ý chí chiến đấu cho đất nước thân yêu. Không có kính, ừ thì sẽ có bụi đó! Nhưng các anh có hề gì chỉ vui vẻ chấp nhận bụi bay trắng bạc cả tóc, xem như đó là những tiếng cười “haha” hồn nhiên của tuổi trẻ, những phút giây thư giãn ngắn ngủi trong hiểm nguy. Tiếng “ừ” vang lên như thách thức mọi khó khăn trên con đường Trường Sơn ác liệt. Không có kính che chắn thì mưa tuôn xối xả cũng đành chịu, bao nhiêu áo quần ướt sạch vì ngồi trong buồng lái mà "như ngoài trời". Nhưng, tinh thần các anh vẫn luôn phơi phới lạc quan, tràn đầy sức sống đúng như tuổi của các anh. “Chưa cần thay lái trăm cây số nữa. Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi!”.
“Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi
Bế Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi, trời thêm xanh”
Giữa những những hiểm nguy của bom đạn trên chiến trường khốc liệt, tình đồng chí, đồng đội vẫn luôn nổi bật, ấm áp. Giữa những khó khắn, thiếu thốn của chiến tranh, vẫn còn đó tình người ấm áp. Chiếc còn là phương tiện kết nối những người thông qua tuyến đường huyết mạch. Những người lính trẻ tuổi vui vẻ bắt tay nhau qua khung cửa đã vỡ, tận hưởng tình bạn thiêng liêng, cao đẹp. Bữa cơm hội ngộ ngắn ngủi, chiếc võng dã chiến mắc chông chênh cho thấy được sự gắn bó keo sơn giữa các chiến sĩ với nhau. Đoàn xe vẫn nối tiếp nhau chở hàng vì một bầu trời trong xanh không còn chiến tranh, bom đạn.
“Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Những chiếc xe dù bị tàn phá nặng nề nhưng vẫn xe chạy mặc cho không kính, không đèn, thùng xe có xước. Tinh thần của những người lính vẫn không bao giờ bịđẩy lùi, lụi tàn. Các anh sẽ mãi luôn hiên ngang, mạnh mẽ, anh dũng hơn bao giờ hết. Có lẽ hình ảnh cuối cùng của bài là hình ảnh đẹp nhất, cảm động và sâu sắc nhất khi những người lính với ý chí thống nhất đất nước, vì miền Nam, vì hòa bình Tổ quốc. Tinh thần đoàn kết của dân tộc đoàn kết của dân tộc Việt Nam đã được Phạm Tiến Duật khắc họa thông qua những câu thơ cuối tác phẩm.
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” với chất thơ ngang tàng, trẻ trung, tinh nghịch nhưng sâu sắc đến lạ. Ngôn từ giản dị mà thân thương, chân thành từ tận trái tim. Chính những yếu tố trên đã làm cho bài thơ trở nên thật khác biệt, mới lạ và khắc sâu vào lòng người đọc hình ảnh những chiếc xe không kính và đặc biệt là người lính Cụ Hồ sôi nổi, trẻ trung cùng với tinh thần bất khuất hiên ngang trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Phân tích: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật có xuất thân là một người lính Trường Sơn. Ông cũng là một trong những nhà thơ hiện đại tiêu biểu của Việt Nam ta trong giai đoạn kháng chiến chống Đế quốc Mĩ. Có lẽ từ chính những kinh nghiệm được đúc kết trên chiến trường, Phạm Tiến Duật đã làm nên tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” thật đặc sắc, thật ý nghĩa nhưng cũng đầy hào hùng và dí dỏm. Bài thơ vang lên với giọng điệu ngang tàng pha chút tinh nghịch như là những câu nói cười đùa giữa các anh lính trẻ tuổi. “Bài thơ về tiểu đổi xe không kính” đã ghi đậm dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc về lòng dũng cảm, ý chí gan dạ, sự ngang tàn, táo bạo trước bom đạn kẻ thù của người chiến sĩ cách mạng lúc bấy giờ.
Bài thơ có một nhan đề lạ lùng và rất độc đáo, Đó là một cái tên “trần trụi”, khá dông dài nhưng không hề hoa mĩ. Nhan đề đã nói lên cái chất thơ - chất thơ của hiện thực, của tuổi trẻ ngang thàng tinh nghịch và thấy được cả cái nhìn của tác giả về sự khốc liền của chiến tranh. Mở đầu bài thơ là hai câu thơ lí giải nguyên nhân tại sao những chiếc xe lại không có kính.
“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”
Chiếc xe độc lạ không như những chiếc xe cùng thời khác. Xe cũng có kính nhưng vì bom đạn kẻ thù mà vỡ đi hết rồi! Chỉ bằng nhưng ngôn từ giản dị, mộc mạc, Phạm Tiến Duật đã đưa ra một lí do hết sức đơn giản “Xe không có kính là vì bom đạn của kẻ thù”. Hình ảnh những chiếc xe hiện lên đầy chân thực, gần gũi với độc giả. Giọng thơ có chút gì đó ngang tàng, ngạo mạn tạo điểm nhấn cho hai câu thơ. Lạ kì thay! Dù cho bom đạn kẻ thù xé toạc không trung nhưng sao người lính cầm lái chiếc xe ấy vẫn cứ ung dung không hề sợ sệt một chút nào.
“Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái”
Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già.
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
Điệp từ nhìn và thấy cho thấy sự tập trung cực kì cao độ của các chiến sĩ. Trước mắt các anh là khoảng trời bao la rộng lớn đầy nguy hiểm, trên mặt đất các anh đi vẫn đầy rẫy những hố bom mìn. Phải tiến về phía trước mới mong giành được chiến thắng. Những người lính anh dũng này vẫn không hề nao núng, lo sợ, ngược lại họ luôn trong tư thế ung dung, sẵn sàng chiến đấu vì Tổ quốc. Trên đường xe chạy gió thổi, có cánh chim chiều và cả ánh sao đêm. Gió được nhân hóa và chuyển đổi cảm giác đầy ấn tượng: "gió vào xoa mắt đắng". Xe chạy thâu đêm, xe lại không có kính nên mới có cảm giác "đắng" như thế. “Con đường chạy thẳng vào tim” chính là con đường của sự tự do và độc lập, các anh nhìn thẳng vào đó, các anh nhìn vào đó với ý chí chiến đấu cho đất nước thân yêu. Không có kính, ừ thì sẽ có bụi đó! Nhưng các anh có hề gì chỉ vui vẻ chấp nhận bụi bay trắng bạc cả tóc, xem như đó là những tiếng cười “haha” hồn nhiên của tuổi trẻ, những phút giây thư giãn ngắn ngủi trong hiểm nguy. Tiếng “ừ” vang lên như thách thức mọi khó khăn trên con đường Trường Sơn ác liệt. Không có kính che chắn thì mưa tuôn xối xả cũng đành chịu, bao nhiêu áo quần ướt sạch vì ngồi trong buồng lái mà "như ngoài trời". Nhưng, tinh thần các anh vẫn luôn phơi phới lạc quan, tràn đầy sức sống đúng như tuổi của các anh. “Chưa cần thay lái trăm cây số nữa. Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi!”.
“Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi
Bế Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi, trời thêm xanh”
Giữa những những hiểm nguy của bom đạn trên chiến trường khốc liệt, tình đồng chí, đồng đội vẫn luôn nổi bật, ấm áp. Giữa những khó khắn, thiếu thốn của chiến tranh, vẫn còn đó tình người ấm áp. Chiếc còn là phương tiện kết nối những người thông qua tuyến đường huyết mạch. Những người lính trẻ tuổi vui vẻ bắt tay nhau qua khung cửa đã vỡ, tận hưởng tình bạn thiêng liêng, cao đẹp. Bữa cơm hội ngộ ngắn ngủi, chiếc võng dã chiến mắc chông chênh cho thấy được sự gắn bó keo sơn giữa các chiến sĩ với nhau. Đoàn xe vẫn nối tiếp nhau chở hàng vì một bầu trời trong xanh không còn chiến tranh, bom đạn.
“Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Những chiếc xe dù bị tàn phá nặng nề nhưng vẫn xe chạy mặc cho không kính, không đèn, thùng xe có xước. Tinh thần của những người lính vẫn không bao giờ bịđẩy lùi, lụi tàn. Các anh sẽ mãi luôn hiên ngang, mạnh mẽ, anh dũng hơn bao giờ hết. Có lẽ hình ảnh cuối cùng của bài là hình ảnh đẹp nhất, cảm động và sâu sắc nhất khi những người lính với ý chí thống nhất đất nước, vì miền Nam, vì hòa bình Tổ quốc. Tinh thần đoàn kết của dân tộc đoàn kết của dân tộc Việt Nam đã được Phạm Tiến Duật khắc họa thông qua những câu thơ cuối tác phẩm.
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” với chất thơ ngang tàng, trẻ trung, tinh nghịch nhưng sâu sắc đến lạ. Ngôn từ giản dị mà thân thương, chân thành từ tận trái tim. Chính những yếu tố trên đã làm cho bài thơ trở nên thật khác biệt, mới lạ và khắc sâu vào lòng người đọc hình ảnh những chiếc xe không kính và đặc biệt là người lính Cụ Hồ sôi nổi, trẻ trung cùng với tinh thần bất khuất hiên ngang trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.