Văn 11 Phân tích bài thơ "Tràng Giang" của Huy Cận

hoangnga2709

Giải Danh dự "Thử thách cùng Box Hóa 2017"
Thành viên
3 Tháng chín 2014
1,028
1,241
339
20
Bình Định

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Chị hướng em vài ý chính nhé! Phần mở và kết em có thể tự làm vì nó tương tự với tất cả các đề văn nghị luận thôi ^^

- Tràng giang là "bài ca về đất nước":
+ Ngợi ca vẻ đẹp sông nước mênh mông, bao la: Ba khổ thơ đầu là bức vẽ về bức tranh sông nước mênh mông của quê hương đất nước.
+ Ẩn chứa một tấm lòng yêu nước sâu đậm nhưng bộc lộ thật thầm kín (Dẫn chứng về khổ cuối bài thơ)
=> Bài thơ mở đầu bằng cảnh sông nước, thiên nhiên nhưng khép lại bằng nỗi buồn nhớ quê hương. Từ đây có thể nhận ra mạch cảm xúc của bài thơ đi từ tình yêu thiên nhiên đến tình yêu quê hương đất nước.

- Tràng giang mang theo ý chí, là minh chứng cho dòng thơ văn lúc bấy giờ hướng về Tổ Quốc như một cách dọn đường cho cách mạng Việt Nam:
+ Nỗi buồn nhớ quê hương được thể hiện trong "Tràng giang" của Huy Cận cũng chính là tâm trạng chung của các nhà thơ mới bấy giờ, của một thế hệ thanh niên sống giữa quê hương mà vẫn "thiếu quê hương".
+ Có một giai thoại là một nhà thơ - một chiến sĩ cách mạng - mỗi lần đi qua sông Hồng trong lòng lại gợn lên bài thơ Tràng giang của Huy Cận. Điều đó có nghĩa là thơ của một thi sĩ lãng mạn lại tìm thấy sự đồng điệu ở tâm hồn người chiến sĩ cách mạng. Và lí do kết nối hai tâm hồn đó chắc chắn là tình yêu quê hương, đất nước.

- Bình luận:
+ Bài thơ thể hiện lòng yêu nước, yêu Tổ Quốc của Huy Cận nói riêng và của các nhà thơ mới nói chung. Và kể từ lần "dọn đường" ấy, như một cách tiếp sức cho các nhà thơ, nhà văn thì đã có rất nhiều bài thơ khác "ca hát non sông đất nước" (thơ Xuân Diệu, những áng văn xuôi của Nguyễn Tuân...) xuất hiện, cổ vũ cho cuộc cách mạng Việt Nam
+ Huy Cận đã ca hát non sông đất nước bằng tiếng Việt, thứ tiếng thấm hồn dân tộc nên càng lay động mạnh mẽ tình non sông đất nước trong lòng người đọc.
 
Top Bottom