phân tích 9 câu thơ đầu bài Đất nước - nguyễn Khoa Điềm

M

mr.lik

Khổ thơ thứ nhất (9 câu đầu): Sau khi điểm qua hai quá trình “bắt đầu” và “lớn lên” của đất nước, tác giả khẳng định :“Đất Nước có từ ngày đó...” - từ rất xa xưa. Những cái xa xưa thường hay xa lạ, nhưng đất nước thì không - đất nước gần gũi với mọi người.

Mở đầu là những lời bình dị nhưng hàm súc: “Khi ta lớn lên, Đất Nước đã có rồi”. Đất nước thành bậc tiền nhân. Mọi người đều được nuôi dưỡng từ đất nước... Nhắc lại điệp khúc “ngày xửa ngày xưa...”, tác giả muốn chứng tỏ đất nước hình thành từ rất lâu, đất nước có trong từng lời mẹ kể.

Gắn liền với sinh hoạt gia đình: “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”. Tứ thơ này làm sống lại nhiều câu tục ngữ, ca dao và truyện Trầu cau bi thương, tình nghĩa. Qua hình ảnh “miếng trầu”, Nguyễn Khoa Điềm “nhân dân hóa” thơ mình và có thêm một bằng chứng về đất nước hình thành từ xa xưa. Tuy vậy, đất nước chỉ lớn lên với truyền thống: “dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” và quá trình hình thành nhiều phong tục, tập quán:

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Nguyễn Khoa Điềm thật sự xúc động khi nói đến:“Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”. Đó lời ngợi ca tình nghĩa, thuỷ chung trong gian khó. Chữ “thương” giúp thơ ông gần văn học bình dân. “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”- điều ấy, hiển nhiên như khi ta lớn lên đã có ông bà, cha mẹ... Đất nước gắn bó, thân thiết như người ruột thịt và bao công việc lao động khác:

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đó là lúc con người khép lại thời “dã man” bước vào giai đoạn văn minh. Tứ thơ “cái kèo, cái cột thành tên” còn gợi tập tục đặt tên mộc mạc để mong sự bình yên. Đất nước ta gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước: “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”. Làm nên hạt gạo trắng thơm phải trải qua nhiều công đoạn, phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt. Quá trình hình thành đất nước cũng đau đớn như chuyện nhân loại hoài thai, sinh nở.

Từ những lời phân tích trên đây, có thể thấy Nguyễn Khoa Điềm đã khai thác một cách triệt để vốn văn hoá dân gian. Hàng loạt câu tục ngữ, ca dao, truyền thuyết, cổ tích, phong tục, tập quán đã được tái tạo, sáng tạo lại. Không chỉ hay ở phương diện câu chữ, cấu trúc và lời kết đoạn đã gây được ấn tượng. “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi”, đất nước bắt đầu, đất nước lớn lên... chặng đường nào cũng song hành với cuộc sống nhân dân. Tác giả nêu nhiều chứng cứ để làm sáng tỏ kết luận: “Đất Nước có từ ngày đó...” - từ “ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”. Trong suốt quá trình ấy, đất nước gắn bó với mọi gia đình và từng cá nhân. Đó là cơ sở vững chắc để tác giả tiếp tục triển khai tư tưởng Đất Nước này là đất Nước Nhân dân ở 3 khổ thơ sau.



Đề này cũng nguy cơ tốt nghiệp lắm đây. :D cố lên nhá
 
B

buocratuconmua

bạn này chắc lắm bắt đc thông tin là nộ đề thi tốt nhiệp rơi vào 9 câu đầu bài đất nc đây muk`............ko bjt có phải ko nhỉ
 
K

khohieu_nhi

bài này trúng đề tốt nghiệp thi nguy! Vừa ngắn vừa khó viết. Thank! Ai làm giup đề này hộ mình với?
 
D

doduchuong

hình như lộ cả đề sử thì phải? hok bít mọi người có hok ? tớ có nè :D
 
C

cuongdv9892

Có thì share cho mọi người đi bạn
thank nhiều :D
có nhiều thông tin nhưng cả biết cái nào thật :|
 
B

buocratuconmua

sắp đj thi rui` chúc mọi ng` làm bài tốt nghen........... chúng ta cùng cố gắng chép hết mình, chép nhiệt tình ................
 
H

ha.s2.h

Các bạn yên tâm.. Bài thơ không khó như các bạn nghĩ đâu.. Nếu chịu khó nghĩ và cảm thụ sẽ làm tốt thôi.. Tớ có 1 số tham khảo cho các bạn..
Trước hết bạn phải hiểu 9 đầu là những suy tư, trăn trở của nhà thơ về cội nguồn, quá khứ cả dân tộc để trả lời cho câu hỏi: "Đất Nước có tự bao giờ?" thông qua thơ trữ tình chính luận và chất liệu văn học dân gian

I,MB:
Thơ ca VN 30 năm chiến tranh (1945-1975) là 1 dàn hợp xướng những khúc ca, những giai điệu ngọt ngào về ĐN. Ta không thể nào quên 1 ĐN "thành văn trên mình ngựa" trong thơ Trần Mạnh Hảo. Hay 1 ĐN như "Bà mẹ sớm chiều gánh nặng-Nhẫnc nại nuôi con 1 đời im lặng". Nhắc đến đề tài ĐN, thật thiếu xót khi ta không nhắc đến bthơ "DN" của nthơ Nguyễn Đình Thi trích trong chương V của trường ca "Mặt đường khát vọng" (1974). Với lời trò chuyện thủ thỉ, tâm tình, nthơ đã thể hiện tư tưởng đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại.. Những câu bình giảng dưới đây là của 9 câu thơ đầu bài Đất nước. Ở đó, nhà thơ trăn trở, suy tư về cội nguồn quá khứ dân tộc để trả lời cho câu hỏi: "Đất nước có từ bao giờ?"
"Khi ta lớn lên Đât Nước đã có rồi
..............
Đất Nước có từ ngày đó"
Với giọng thủ thỉ tâm tình, nhà thơ gợi lên không khí trầm lắng như đang kể chuyện cổ tích, như đưa người đọc ngược dòng thời gian, trở về với quá khứ dân tộc, với cội nguồn ĐN. 4 chữ "ngày xửa ngày xưa" được tgiả sdụng rất tinh tế. Đó là nhịp điệu ngàn đời của lời cổ tich. Bởi có câu chuyện cổ tích nào của căctsại ko bắt đấu = những chữ ấy. Đồng thời, 4 chữ ấy con gợi cho ta sự xa xăm của chiều dài lịch sử, của thưở khai thiên lập địa. Tgiả gợi lên thời gian ĐN nhưng ko phải thời gian lịch sử cụ thể, xác định mà là thứ thời gian ảo điệu, mơ hồ của cội nguồn dtộc.
 
Last edited by a moderator:
G

gauheo_1427

Hình như bạn nhầm với tác phẩm Đất nước của Nguyễn Đình Thi rồi. Còn đoạn trích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm thực ra là một đoạn trích trong phần đầu chương V của Trường Ca Mặt Đường Khát Vọng, tên đoạn trích là do người biên soạn đặt, phù hợp với nội dung của đoạn trích.
 
C

conan99

trả lời hay nhất - Do người đọc bình chọn
Mỗi một đất nước đều có riêng những phong tục tập quán và dân tộc ta cũng thế. Hình ảnh" tóc mẹ thì bới sau đầu" đã nói lên một nét đẹp của phong tục VN ta từ xưa còn lưu lại đến bây giờ dù đất nước đã phải trải qua bao năm bị ngoại bang đô hộ và đồng hoá nhưng dân tộc này vẫn giữ được tập quán riêng của đất nước mình.

Có được lớn lên từ mái ấm gia đình, từ tình nghĩa thuỷ chung của cha mẹ ta mới thấy câu ca dao "gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau" là lời nhắn nhủ, dặn dò quý giá biết vao. Với NKĐ "cha mẹ thương nhau bằng gừng ay muối mặn" để con được hưởng hạnh phúc đầy đủ, cho con hiểu thêm một nét đẹp đạo lí dân tộc là tình nghĩa luôn thuỷ chung, son sắc.

Từ cái nhà con ở khi "cái kèo, cái cột thành tên" đến hạt gạo con ăn"phải một nắng hai sương xay,
Giã,giần, sàn" ta hiểu được bao thế hệ mẹc ha đã lao động vất vả, chắt chiu, dành dụm để tạo dựng cuộc sống cho những đứa con nên người và góp phần dựng xây đất nước. Tất cả chính là đất nước. Thế thì đất nước ko phải đâu xa lạ, vô hình mà là những vật dụng, những hình ảnh hàng ngày ta vẫn thấy quanh đây rất đỗi thân quen đã từng gắn bó với ta từ thời thơ bé khi bên ta có bà, có mẹ , có cha. Nhưng chính những câu chuyện cổ tích mẹ kể con nghe, chính những lời ru ca dao đã đưa con vào thế giới sâu nặng nghĩa tình của đất nước thiêng liêng với bao truyền thống, tập quán tốt đẹp.

Từ những hình ảnh thân quen nhưng ẩn chứa chiều sâu kiến thức văn học dân gian cùng với giọng thức văn học dân gian cùng với giọng thơ ngọt ngào như lời kể chuyện tâm tình NKĐ đã bình dị hoá đất nước từ "thiên thư" (lý thường kiệt), từ triều đại ngai vàng vua chúa ( Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi...) xuống đời thườn, hoá thân vào cổ tích, ca dao, vào cuộc sống hàng ngày. NKĐ đã có một cách cảm nhận mới vừa quen vừa lạ, vùa cụ thể vừa trừu tượng, vừa gần gũi vừa rất đỗi thiêng liêng...tạo nên sự xúc động sâu sắc
 
X

xungba_giangho

:Mloa_loa::Mloa_loa::Mloa_loa::khi (188)::khi (188)::khi (188):




:khi (188):

:khi (188)::khi (188):

:khi (188)::khi (188)::khi (188)::




Nghe nói năm nay đề thi tốt nghiệp thpt là bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm







:Mloa_loa::Mloa_loa::Mloa_loa::Mloa_loa::Mloa_loa::Mloa_loa::Mloa_loa::Mloa_loa::Mloa_loa:
 
X

xungba_giangho

à các bác cho e hỏi. post ảnh của mình lam nền thì làm ntn?????

mong các bác giúp e trong thời gian ngắn nhất được không ạ...

e xin cảm ơn!!!
 
Top Bottom