Phân tích 2 khổ thơ đầu bài tràng giang và Đây thôn vĩ dạ

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
22
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
BẠN THAM KHẢO NHA :)

TRÀNG GIANG

Không thắm thiết, nồng nàn như Xuân Diệu, cũng chẳng quắt quay đến điên cuồng như Hàn Mặc Tử, nỗi buồn của Huy Cận tựa hồ như nỗi buồn u hòa của một bậc hiền sĩ mà vẫn không thiếu chất phong tình của môt lãng tử. Nỗi buồn của Huy Cận, trái tim u sầu của nhà thơ tuy cùng chung những nhịp đập u uất, bế tắc của các thi sĩ đương thời mà vẫn có những họa tần riêng những hơi thở riêng không lẫn vào đâu được. Bài thơ Tràng giang trong tập Lửa thiêng của chàng thi sĩ 21 tuổi này là nhịp thở của trái tim nhảy cảm mà mấy thập kỉ qua vẫn chưa nhòa phai trong tâm tưởng đọc giả:

"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song,

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

Củi một cành khô lạc mấy giòng.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu."

Nốt nhạc mở màn có ngân lên những tiếng lòng tuyệt diệu là điều mà chúng ta cần phải tìm hiểu, bình xét.

Bài thơ ra đời trong một lần dừng chân ở bờ nam bến chèm, sống Hồng, nhưng có lẽ nó đã được thai nghén từ lâu trong một tâm hồn giàu tình cảm của nhà Thơ mới có thể bật lên những âm thanh, tứ thơ đượm buồn, nặng lòng với quê hương, thấm đậm một nỗi hoài hương ngay trên đất mẹ.

Mở đầu bài thơ, cũng là mở đầu khổ thứ nhất bằng cảnh con thuyền, dòng sông vốn chẳng còn là mới trong thi ca Việt Nam:

"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song".

Dòng sông rộng, dài gợn sóng, đẩy thuyền xuôi dòng trên những gợn sóng song song, chở trên mình cả nỗi buồn chồng chất. Sông dài vốn được gọi là "trường gian" theo âm Hán Việt, vẫn chẳng thay đổi chút nghĩa nào khi gọi tràng giang, mà sao mỗi khi cất giọng đọc lên, hai âm "ang" họa cùng thanh huyền cùng thanh ngang cứ làm cho âm điệu dàn trải ra, mở rộng ra làm cho hồn người cùng nỗi lòng tác giả cũng theo đó mà lan ra trên sông nước. Hai câu thơ được kết nối bằng nhiều từ đối nhau mang lại cho cảnh vật chút gì cổ kính, trang nghiêm mà vẫn thấy thấm đẫm tình người với "nỗi buồn điệp điệp". Huy Cận đã tượng hình cho nỗi buồn. Nỗi buồn "điệp điệp" như từng đợt sống cuộn về, trào dâng, từng đợt gối vào nhau, và cứ thế không ngớt vỗ vào bờ, vào tâm hồn tác giả. Nỗi buồn dường như rõ ràng hơn, dễ thấm sâu vào lòng người hơn khi "buồn điệp điệp" hòa với "nước song song". Sóng nước cứ cuộn trôi chẳng bao giờ gặp gỡ, cứ "song song" đơn lẻ như hình ảnh con thuyền xuôi mái trống có vẻ an nhàn mà đơn chiếc. Có con sóng nào gặp được con sóng nào? Và hồn Huy Cận phải chăng đang giấu kín một điều gì đó tựa hồ như nỗi buồn, một những thanh bằng vốn là chủ đạo của hai câu thơ trên như làm cho độc giả thêm tin rằng mình tiếp nhận đúng.

Hai câu thơ tiếp theo vẽ thêm những họa tiết mới lạ:

"Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng".

Thuyền, nước cứ trôi, nỗi sầu chia theo sóng nước về đến chốn nào. Một cành cũi khô quay quay trên dòng nước. Cũng hòa theo bố cục vốn có của bức tranh tràng giang, mà Huy Cận đã khéo tạo hình, những câu thơ hiện lên những hình ảnh đối lập, tạo nên nét cổ kính cho bài thơ. Hình ảnh đối lập đẹp nhất có lẽ là "thuyền và nước".

Thuyền và nước là những gì sóng đôi ("Chỉ có biển mới biết thuyền đi đâu về đâu" Xuân Quỳnh - Thuyền và biển) mà sao nghe cứ xa cách, cứ lạc nhịp mà xót xa. Hình ảnh "Củi một cành khô" là một hình ảnh táo bạo mới trong thi ca Việt Nam vì lẽ từ trước đến đây những vật tầm thường vốn không được trang trọng đặt vào vần thơ cổ kính thế. Nhưng còn hình ảnh nào hay hơn, gợi tả hơn một cành củi khô xoay xoay giữa dòng, không biết trôi về đâu, chỉ biết đi theo vô định và mang theo cái nhỏ nhoi cạn hết nguồn sông của mình? Còn trạng thái nào gợi cảm hơn trạng thái "lạc mấy dòng", xoay vần theo từng con nước? Số thanh bằng, thanh trắc tương xứng và hỗ trợ nhau ở câu trên, câu dưới nghe tựa hồ như từng đợt sóng, đợt sóng lòng hắt lên nỗi buồn hiu quạnh, cô đơn, chẳng biết về đâu, trên mấy dòng vô định.

Nỗi buồn dâng đầy theo từng đợt sóng, theo từng cảnh vật đi qua đôi mắt cô đơn, âu sầu ấy:

"Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều".

Nhìn trên sóng những còn nhỏ lơ thơ với gió đìu hiu. Nghe trong không gian tiếng chợ vãn văng vẳng đó đây khi bóng chiều buông xuống. Chỉ là "lơ thơ", chỉ là "đìu hiu", những từ láy giản dị mà gợi tả, mà gây xúc động đến lạ lùng. Cái quạnh quẽ, cái đơn chiếc như bật lên thành tiếng thở dài u uất chỉ sau mấy từ láy giản dị ấy. Huy Cận đã công nhận ông láy từ "đìu hiu" trong Chinh phụ ngâm:

"Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò"

Nhưng thử hỏi không có sự sáng tạo từ những gì đã có, Huy Cận có thể thốt lên "gió đìu hiu" cho cả miền không gian, thổi vào từng ngọn gió nỗi hiu quạnh được hay không? Chưa hết, cái quạnh hiu như được cộng bằng: "Tiếng làng xa vãn chợ chiều" làm cho không gian thoáng rộng của dòng sông bỗng trở nên ngột ngạt, như ngừng thở trong một không gian đã buồn lại tĩnh mịch đến không ngờ. "Chợ chiều" vốn là những gì sống động còn sót lại giờ đây đã "vãn" thì phải biết cái sinh khí của cảnh vật chẳng còn là mấy. Vậy mà, chút sinh khí động lại chỉ văng vẳng đâu đây, tựa hồ như những gì ở rất xa mà lại sắp mất. Cảnh vật qua những vần thơ dàn trải, tiết tấu chậm rãi cứ quyện vào nhau gợi lên một nỗi "sầu trăm ngả".

Lòng người buồn tưởng chừng như nghẹn lại:

"Nắng xuống, trời lên sâu chót vót,

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu".

Nắng trải xuống cảnh vật, trời như được đẩy lên cao. Sông như dài thêm, trời như rộng ra, cảnh càng thêm quạnh quẽ. Bước đi của không gian "nắng xuống, trời lên" vốn dĩ là cái động, nhưng cái động cũng chẳng hơn gì cái tĩnh. Cái động trong tình đã khái quát được toàn cảnh trời cao lồng lộng, "sâu chót vót", cách sử dụng từ trái ngược như Huy Cận quả là dụng công kiến cho cảnh cao, rộng, lại thêm cả chiều sâu. Nhưng hơn cả, có lẽ từ "sâu chót vót", vẫn gợi lên chút gì lạnh lẽo, băng giá trong khung cảnh trời nước này. "Bến cô liêu" tựa như một phụ âm họa cho bản nhạc lặng buồn thêm buồn lặng.

Cả hai khổ thơ là một khúc nhạc mà âm trầm và âm lặng vốn là âm hưởng chủ đạo. Những luyến láy của khúc nhạc ấy thể hiện của một tài năng vận dụng ngôn ngữ tinh tế, chắt lọc. Những âm luyến ấy cứ như sóng cuộn, vỗ vào thời gian, vang mãi đến bây giờ.

Khách văn chương vốn được xem là những người sống trong thế giới của một ảnh. Thế nhưng, Huy Cận sau này là một nhà thơ tích cực trên cả thi đàn và cả cuộc sống. Xét đến cùng Huy Cận không phải là nỗi sầu bi quan, yếm thế mà là nỗi sầu nhân sinh, nỗi sầu khao khát được giao cảm và sống. Điều này đã được chứng minh bằng cuộc đời nhà thơ và bằng những vần thơ sống động, đắm say với cuộc sống sau này:

"Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe

Đêm thở sao lùa nước Hạ Long".


ĐÂY THÔN VĨ DẠ
Mỗi con người vn hẵn điều biết đến lời rao trăng nổi tiếng của nhà thơ đậm chất trữ tình lãng mạng HMT trong những năm 30 của thế kỉ XIX và lời rao trăng đó đã in sâu vào lòng độc giả . ông là một thiên tài như những ngôi sao sáng loá trong bầu trời thơ mới nhưng cuộc đời ông cũng chứa đầy bất hạnh, ông lun đau đớn quằn quại bên chiếc giưòng trong trại phong quy hoà và nơi đó có sự vật lộn và giằng xé giữ dội giữa linh hồn và xác thịt của hmt với căn bệnh quái gở. và chính nơi đây hmt đã tạo ra cho mình một thế giới nghệ thuật điên loạn , ma quái. và Chính "chất điên" ấy đã làm nên phong cách nghệ thuật độc đáo, riêng biệt, mới mẻ của Hàn Mặc Tử.Thơ của ông như trào ra máu và nước mắt, tuy vậy bên trong những dòng thơ ấy vẫn có những dòng thơ trong sáng, thanh khuyết đến lạ thường. đây thôn vĩ dạ trích trong tập thơ điên là tác phẩm như thế. Đây chính là sản phẩm của nguồn thơ lạ lùng kia ,là một lời tỏ tình với cuộc đời của một tình yêu tuyệt vọng, yêu đơn phương nhưng ẩn bên dưới mỗi hàng chữ tươi sáng là cả một khối u hoài của tác giả. Bài thơ còn là tình yêu thiên nhiên, yêu con người Vĩ Dạ một cách nồng cháy – nơi chất chứa biết bao kỉ niệm và luôn sống mãi trong hồi tưởng của ông. Chính vì thế đọc bài thơ này ta thấy được một phương diện rất đẹp của tâm hồn nhà thơ.
Xứ huế mộng mơ đã từng là nơi khơi nguồn cảm hứng cho nhiều nhà văn nhà thơ. Có lẽ trong đó xuất sắc nhất là tập thơ điên của hmt với chất điên loạn ấy ,hmt mở đầu với câu hỏi : sao anh ko về chơi thôn vĩ ? trong chính câu hỏi đó đã mang nhìu sắc thái biểu cảm như là vừa hỏi vừa nhắc nhở, vừa trách móc, vừa như là một lời giới thiệu và mời gọi mọi người . câu thơ bảy chữ nhưng chứa đến sáu thanh bằng làm cho giọng thơ êm dịu và tình tứ đi , chính sự êm dịu đã làm cho lời trách móc dịu nhẹ đi . nhưng ở đây ko phải là lời trách của hoàng cúc mà là của chủ thể trữ tình hmt, từ nỗi lòng da diết đối với xứ huế trong tâm trạng tuyệt vọng nhưng đầy khát khao của hmt , đã vẽ ra khung cảnh thôn vĩ tuyệt đẹp như trong chuyện thần tiên trong ba câu tiếp theo
Thôn Vĩ hiện lên trong thơ Hàn Mặc Tử thật giản dị mà sao đẹp quá! Bằng tình yêu thiên nhiên của mình, tác giả đã mở ra trước mắt ta một bức tranh thiên nhiên tuyệt tác, đẹp một cách lộng lẫy. Thôn Vĩ nói riêng và Huế nói chung được đặt tả bằng ánh sáng của buổi bình minh và một vườn cây quen thuộc. đó là hàng cao thẳng tắp đang tắm mình dưói nắng. Hàng cau như đón chào người thân thương sau bao ngày xa cách. Hàng cau cao vút là hình ảnh thân thuộc thôn Vĩ Giạ từ bao đời nay. Quên sao được màu xanh cây lá nơi đây. Nhà thơ trầm trồ thốt lên khi đứng trước một màu xanh mơn mỡn ở thôn Vĩ Giạ: “vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. ở đây cho ta thấy sự vươn lên mạnh mẽ , tràn trề, đấy sức sống và làm ta thấy sự tươi trẻ , yêu đời. trong ko gian tươi trẻ đó lại hiện lên gương mặt chữ điền, phúc hậu. với lá trúc che ngang gương mặt phúc hậu đã tô đậm vẽ đẹp của cô gái Huế duyên dáng, dịu dàng, kín đáo, tình tứ đáng yêu.
Câu thơ đẹp vì sự hài hoà giữa cảnh vật và con người. tâm trạng nhân vật trong đoạn thơ này là niềm vui , vui đến say mê như lạc vào cõi tiên, cõi mộng khi dc trở về với cảnh và người thôn vĩ.
Thế nhưng cũng cùng ko gian là thôn vĩ dạ nhưng thời gian có sự biến đổi từ bình minh lên chiều tà và thi nhân đã vạch ra một ko gian mênh mông, to lớn có đủ gió, mây, sông, nước, trăng, hoa. với ko gian to lớn đó thi nhân đã miêu tả hai thực thể luôn gắn bó trong trạng thái chia lìa.”gio theo … đường mây” . Điều này là ngang trái, phi hiện thực và phi lí. Qua đó cho thấy, thi nhân tạo ra hình ảnh này không phải bằng thị giác mà bằng cái nhìn của mặc cảm. Đó là mặc cảm của một người gắn bó thiết tha với đời mà đang có nguy cơ phải chia lìa với cõi đời nên nhìn đâu cũng thấy chia lìa. vốn dĩ thi nhân đang vui sướng khi về thôn vĩ dạ trong buổi ban mai lại đột ngột trở nên pùn , u uất . có lẽ nổi pùn là do bởi mối tình đơn phương và kỉ niệm đẹp với cảnh và người xứ huế mộng mơ tạo nên . quả thật ngưòi bùn cảnh có vui bao giờ. huế vốn thơ mộng, êm đềm. thi nhân lại làm cho nó trở nên vô tình, xa lạ.
Dòng hương giang vốn đẹp, thơ mộng đã bao đời đi vào thơ ca vn thế mà bây giờ lại buồn thju, lòng sông bùn, bãi bờ của nó cũng bùn, hoa bắp vô hưong vô sắc đang đưa nhẹ trong gió.cảnh pùn chỉ đến đó. thế nhưng đêm xuống trăng lên lại là con người hoàn toàn mới. với tính cách lãng mạn thi nhân đã tạo nên Một không gian tràn ngập ánh trăng, một dòng sông trăng, một bến đò trăng, một con thuyền đầy trăng, tất cả đều lung linh, huyền ảo … trăng đã đi vào tìm thức của con người vn từ lâu nhưng trăng ở đây lại khác trăng của thế hệ trứoc và đương thời. nào có con thuyền nào chở dc trăng nhưng ở đây thi nhân lại thấy con thuyền trở trăng. điều đó làm cho mọi vật nơi đây trở nên huyền ảo , đầy lãng mạn. Tuy nhiên đối diện với trăng thi nhân vẫn mang một tâm trạng bất an.

nguồn internet
 
Top Bottom