Văn 9 Phân tích 10 câu giữa trong bài thơ Đồng chí

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Viết bài văn phân tích 10 câu giữa trong bài thơ đồng chí
Ý bạn có phải 10 câu thơ này?
"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!"


Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, 10 câu giữa (khái quát nội dung)
Thân bài:
1. Khái quát vài nét về tác giả, tác phẩm
- Chính Hữu: hoạt động trong suốt cả hai cuộc kháng chiến chống Mĩ và Pháp, tác phẩm hầu hết viết về người lính và chiến tranh
- Thơ ông không nhiều nhưng có bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, trong đó có bài "đồng chí"
- "Đồng chí" được sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) và in trong tập "Đầu súng trăng treo"
2. Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí
''Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính''

- Tình đồng chí là sự cảm thông những tâm tư nỗi niềm của nhau, hiểu bạn như hiểu mình
+ Ruộng nương, căn nhà là cả cơ nghiệp của người nông dân. Vậy mà họ đã gác lại tất cả để ra đi đánh giặc
+ Ra đi mà biết rằng cả cơ nghiệp của mình hoang trống, biết người thân trống trải nhưng cũng mặc kệ thì đó quả là sự hy sinh lớn lao, là quyết tâm ra đi mà không hề dửng dưng vô tình
- Hình ảnh hoán dụ và phép nhân hóa ở câu thơ thứ ba trong đoạn thơ gợi ra nỗi nhớ hai chiều
- Không chỉ chia sẻ cùng nhau những niềm vui nỗi buồn mà họ còn chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính
''Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay''

+ Những người lính trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp cùng chịu bệnh tật, cùng phải trải qua những cơn sốt rét rừng ghê gớm, họ cùng thiếu cùng rách
+ Sự gắn bó đồng cảm đã giúp các anh vượt qua tất cả sự thiếu thốn đó
+ Tác giả đã xây dựng những cặp câu sóng đôi đối xứng nhau. Đáng chú ý là bao giờ người lính cũng nói về bạn trước khi nói về mình, chữ "anh" bao giờ cũng xuất hiện trước chữ "tôi"
+ Nghệ thuật liệt kê "áo", "quần", "chân", "tay" đã tô đậm thêm sựu khó khăn cùng cực, những thiếu thốn gian khổ của cuộc kháng chiến. Nếu không có những từ ngữ sóng đôi trong bốn câu thơ, người đọc sẽ ái ngại trước sự ôn nghèo kể khổ của nhà thơ, tuy nhiên những hình ảnh ấy lại cho ta thấy sự sát cánh bên nhau của người lính để cùng vượt qua hết cái khắc nghiệt, thử thách của chiến tranh
+ Chính tình đồng đội đã tiếp thêm cho họ động lực để vượt lên buốt giá, mỉm cười đi qua gian lao, lạc quan và yêu đời. Miệng cười vang lên giữa cái khắc nghiệt của thời tiết. Đó là nụ cười tái nhưng lại mang sức mạnh to lớn để chiến đấu với kẻ thù
+ Cụm từ "thương nhau" là tình thương xuất phát từ hai phía: thương về những thiếu thốn phải trải qua, thương vì phải để lại toàn bộ quê hương mà ra đi chiến đấu
+ Hành động "nắm lấy bàn tay" thật ấm áp, thật đẹp biết bao. Đây là một cử chỉ rất cảm động chứa chan tình cảm chân thành. Qua cái bắt tay, họ truyền cho nhau hơi ấm, truyền cho nhau niềm tin, ý chí và nghị lực. Họ gắn bó với nhau trong đời thường để cùng gắn bó trong chiến đấu, cùng sống cùng chết cho lí tưởng. Bằng ý nghĩa cao đẹp đó, câu thơ đã trở thành hình ảnh ẩn chứa sức mạnh lớn lao của người lính
Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị bài thơ, vẻ đẹp của tình đồng chí
- Nêu cảm nghĩ bản thân


Nếu còn thắc mắc hay vấn đề chưa hiểu hãy trao đổi thêm nhé
Chúc bạn học tốt!
 
Top Bottom