Sử 11 Phan Thanh Giản

C

coolgialanh

Last edited by a moderator:
W

woonopro

Phan Thanh Giảng vừa có công vừa có tội.
+ Có công là ông đã giữ thành, trung thành với chế độ phong kiến
+ Có tội là giao thành nhưng bạn nên liên hệ trong giai đọan bấy giờ vẫn còn chế độ phong kiến , theo quan niệm " Vua xử thần tử, thần bất tử bất trung " mà Phan Thanh Giảng lại là 1 nhà nho yêu nuớc, trung thành với triều đình nên chẳng còn cách nào khác. Tuy nhiên sau khi giao thành ông đã uống thuốc độc và tự vẫn
 
S

scientists

Đã hơn 145 năm, kể từ ngày 4/8/1867, cụ Phan Thanh Giản kết thúc đời mình bằng 17 ngày nhịn ăn và chén thuốc độc tự vẫn vì buồn đau, thương dân thương nước. Bi kịch đời cụ là bi kịch lịch sử cần được làm sáng tỏ. Chuyện ấy đã thành sự thật.

Phan Thanh Giản được nhiều người kính trọng vì tính cương trực, khẳng khái, hiếu nghĩa, thanh liêm. Tuy nhiên, trong cơn nước biến, thái độ ôn hòa của ông khiến không ít người đã phàn nàn.



Các nhà sử học cũng không đồng nhất quan điểm. Nhiều nhà sử học quê hương Nam Bộ hiểu nhân cách và khí tiết Phan Thanh Giản đã không đồng thuận với phán xét của vua Tự Đức và quan điểm của chính sử đương thời.



Năm 1963, ở miền Bắc, kết luận tổng kết cuộc tranh luận về Phan Thanh Giản trên Tạp chí Lịch sử, một nhà sử học đã lại lên án Phan Thanh Giảm phạm tội “bán nước”, “dâng thành hiến đất cho giặc”. Dù vậy, cũng không giải tỏa được băn khoăn của nhân dân và giới sử học.


…Người dân Miền Tây hiểu rất rõ công tội của cụ Phan Thanh Giản, rằng thời kỳ đó, triều đình Huế là mới là nguyên nhân chính để mất lục tỉnh Nam Kỳ, vì đã quyết “chủ hòa”.



Cụ Phan Thanh Giản không thể tự mình làm trái ý vua. Nên không thể quy cho cụ tôi “bán nước” hay “phản bội Tổ quốc”. Mặc dù cụ vẫn ý thức được hoàn cảnh và trách nhiệm của mình.


Trong lá sớ gửi vua Tự Đức trước khi tự vẫn, cụ viết: “Nghĩ tôi đáng chết, không dám sống cẩu thả để cái nhục lại cho quân phụ”!




PGS.TS Phạm Xanh (Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Việt Nam trường ĐH KHXH&NV): Tội đó, sao có thể rửa được!?
Không thể phủ nhận, Phan Thanh Giản là người đáng ngưỡng mộ. Ông là một trong những tiến sĩ khoa cử đầu tiên của đất Nam Kỳ. Ông làm quan ba triều: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và là vị quan rất liêm khiết. Tôi đã về nhà ông và thấy rõ điều đó.
Nhưng tôi cũng luôn nói với học trò của tôi rằng: đó là nhân vật bi kịch và đó là bi kịch suốt đời. Ông Phan Thanh Giản đã có lỗi với đất nước và không thể có lý lẽ gì để biện minh cho điều đó. Mực đen giấy trắng ở đấy, Phan Thanh Giản, Lâm Lê Hiệp cùng ký vào bản hòa ước 1862 dâng ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp. Ai có thể rửa tội cho các ông ấy đây?



Tiếp đến, ông đã đầu hàng giặc khi chúng đánh tỉnh Vĩnh Long, không những đầu hàng nộp thành cho giặc mà ông còn viết thư bảo quan tổng đốc ở mấy thành khác dâng thành cho giặc. Ba tỉnh miền Tây mất đi mà giặc Pháp không tốn một viên đạn, không mất một người lính. Tội đó, sao có thể rửa được!


Có ý kiến cho rằng trong hoàn cảnh lịch sử như thế, ông Phan Thanh Giản không có cách nào khác và do đó, phần nào minh oan cho cái tội của ông. Nhưng tôi thì nghĩ khác.


Hoàn cảnh như thế thì chỉ có cách đánh giặc chứ sao lại nói rằng không có cách nào khác. Ông và triều Nguyễn hòa hoãn nhưng cuối cùng trượt dài trên đầu hàng, hết hiệp ước này đến hiệp ước khác và hiệp ước 1862 mà Phan Thanh Giản đã ký là sự mở đầu đưa đất nước vào vòng nô lệ thực dân. Mọi lý lẽ, biện minh đều phải dựa trên cơ sở: điều đó lợi hay thiệt cho đất nước, dân tộc. Công minh là ở chỗ: nên xét rạch ròi công là công, tội là tội, phải sòng phẳng.


Thời gian vừa qua tôi thấy có xu hướng thanh minh một cách hơi thái quá những nhân vật lịch sử vốn gây tranh cãi trong lịch sử. Cách nhìn nhận công minh của lịch sử, của thời gian không phải là hạ bớt hay xóa nhòa “tội” mà đề cao một cách thái quá “công”. Không thể từ “cái công” đó mà không còn bao giờ đề cập tới “cái tội” của cụ.



Xưa thì chúng ta nhấn mạnh nhiều về tội của Phan Thanh Giản vì thời điểm lịch sử khi đó, mục đích tối cao là thống nhất đất nước. Điều này cũng là một phần cuộc chuẩn bị tư tưởng cho một dân tộc ra trận. Tôi cho rằng, đất nước nào, dân tộc nào cũng như thế khi đứng trước họa ngoại xâm.
Thời điểm hiện nay tạo điều kiện cho chúng ta có cái nhìn bớt khắt khe hơn, công tâm hơn nhưng: công là công, tội là tội, không thể đánh trộn được. Do đó, càng không thể có thái độ đắn đo khi nói về nhân vật lịch sử này.

ST


 
Top Bottom